Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2017 – 2018 Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2017 – 2018 Sở GD&ĐT Thanh Hóa
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2017 – 2018 Sở GD&ĐT Thanh Hóa được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây. Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2017 – 2018 Sở GD&ĐT Thanh Hóa là tài liệu vô cùng bổ ích, giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Ngoài ra các bạn tham khảo thêm đề khảo sát chất lượng môn Toán, môn Hóa học, môn Lịch sử, môn Địa lý, môn tiếng Anh của Sở GD&ĐT Thanh Hóa tại đây.
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2017 – 2018 Sở GD&ĐT Thanh Hóa
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ
Những giọt nước bé nhỏ,
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này.
Cũng thế, giây và phút,
Ta tưởng ngắn, không dài,
Đã làm nên thế kỷ,
Quá khứ và tương lai.
Những sai lầm nhỏ bé,
Ta tưởng chăng là gì,
Tích lại là tai họa,
Làm ta chệch hướng đi.
Những điều tốt nhỏ nhặt,
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp,
Đẹp như chốn thiên đường.
(Thái Bá Tân dịch từ tiếng Anh. Nguồn: Fb Thái Bá Tân 13/7/2012)
Câu 1: Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của một biện pháp nghệ thuật tu từ đặc sắc trong bài thơ trên.
Câu 3: Nội dung chính tác giả muốn thể hiện trong hai khổ thơ đầu là gì?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3 Những sai lầm nhỏ bé… tích lại là tai họa không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của mình về vai trò của những điều tốt nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Câu 2: (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về những thay đổi của nhân vật Tràng từ khi có vợ (Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Liên hệ với những thay đổi của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp gỡ Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó, so sánh tư tưởng nhân đạo của hai tác giả.