Đề kiểm tra học kì I tỉnh Đăk Lăk môn Vật lý lớp 9, Đề kiểm tra học kì I tỉnh Đăk Lăk môn Vật lý lớp 9
UBND HUYỆN KRÔNG BUK
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9
|
Câu 1: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Câu 2: Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện:
A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.
B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 50V.
D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn.
Câu 3: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm ba điện trở ( R1 // R2 // R3 ) và R1 = R2 = R3 =15Ω là:
A. 5Ω B. 10Ω C. 15Ω D. 20Ω
Câu 4: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào ?
A. tăng 4 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 5: Trong các số kim loại đồng, nhôm, sắt và vonfram, kim loại nào dẫn điện kém nhất?
A. Sắt B. Nhôm C. Vonfram D. Đồng
Câu 6: Nếu cơ thể tiếp xúc với dây trần có điện áp nào dưới đây thì có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người?
A. 6V. B. 12V. C. 39V. D. 220V.
Câu 7: Hai dây bằng nhôm có cùng tiêt diện. Dây thứ nhất dài 6m có điện trở R1, dây thứ hai dài 3m có điện trở R2. Tính tỉ số R1/R2 =?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 8: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi hai cực Nam để gần nhau.
C. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
D. Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau.
Câu 9: Có ba dây dẫn với chiều dài và tiết diện như nhau. Dây thứ nhất bằng bạc có điện trở R1,dây thứ hai bằng đồng có điện trở R2 và dây thứ ba bằng nhôm có điện trở R3. Khi so sánh các điện trở này ta có:
A. R1> R2> R3 B. R1> R3> R2 C. R2> R1> R3 D. R3> R2> R1
Câu 10: Trong các kim loại: đồng, nhôm, sắt, bạc, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Sắt B. Nhôm C. Bạc D. Đồng
Câu 11: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 4Ω và R2 = 12Ω mắc song song có giá trị nào dưới đây?
A. 16Ω. B. 48Ω. C. 0,33Ω. D. 3Ω.
Câu 12: Xét các dây dẫn làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn giảm đi 3 lần và tiết diện dây tăng 2 lần thì điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào?
A. Điện trở của dây dẫn tăng 6 lần
B. Điện trở của dây dẫn giảm 6 lần
C. Điện trở của dây dẫn được giử nguyên.
D. Điện trở của dây dẫn tăng 5 lần.
Câu 13: Công thức nào không phải là công thức tính công suất ?
A. P = UI B. P = U/I C. P = U2/R D. P = I2R
Câu 14: Hai dây nhôm cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 5 và 6. Dây thứ nhất dài 15m. Chiều dài của dây thứ hai là bao nhiêu ?
A. 16m. B. 17m. C. 18m. D. 20M.
Câu 15: Công thức tính điện trở của một dây dẫn đồng chất, tiết diện đều là:
Câu 16: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở?
A. Ôm (Ω). B. Oát (w). C. Ampe (A). D. Vôn (V).
Câu 17: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S có điện trở 8Ω được gấp đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2 . Điện trở của dây dẫn mới này là:
A. 4Ω. B. 6Ω. C. 8Ω. D. 2Ω.
Câu 18: Một cuộn dây dẫn sẽ hút chặt kim nam châm khi ?
A. Có dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây.
B. Có dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây.
C. Không có dòng điện nào chạy qua cuộn dây.
D. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của kim nam châm.
Câu 19: Đặt hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40Ω và R2 = 80Ω mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch này là bao nhiêu ?
A. 0,1A. B. 0,15A. C. 0,45A. D. 0,3A.
Câu 20: Ba điện trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω và R3 = 30Ω được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song này là bao nhiêu?
A. 0,33Ω. B. 3Ω. C. 33,3Ω. D. 45Ω.
Câu 21: Trong số các vật liệu đồng, nhôm, sắt, và nicrom, vật liệu nào dẫn điện kém nhất?
A. đồng. B. nhôm. C. sắt. D. nicrom.
Câu 22: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng diện chạy qua có cường độ 6mA, Muốn dòng điện chạy qua có cường độ 4mA thì hiệu điện thế là:
A. 3V B. 8V C. 5V D. 4V
Câu 23: Điện trở dây dẫn bằng đồng dài 100m, tiết diện 2mm, điện trở suất 1,7.10 Ωm là:
A. 0,65 B. 0,85 C. 0,95 D. 0,75
Câu 24: Muốn cho một cái đinh thép trở thành 1 nam châm, ta làm như sau
A. Hơ đinh lên lửa.
B. Lấy búa đập mạnh một nhát vào đinh.
C. Dùng len cọ xát mạnh nhiều lần vào đinh.
D. Quệt mạnh một đầu vào 1 cực của nam châm.
Câu 25: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 5mm2 và điện trở R1 = 8,5Ω, Dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,5mm2. Điện trở R2 là :
A. 60Ω B. 85Ω C. 15Ω D. 45Ω
Câu 26: Hai điện trở (R1 // R2) và R1 = R2. Biết Rtđ = 4Ω, giá trị của R1, R2 là:
A. 2Ω B. 4Ω C. 6Ω D. 8Ω
Câu 27: Một bếp điện và một bóng đèn điện có cùng hiệu điện thế định mức 110V, cường độ dòng điện định mức 6 Ampe, mắc vào mạng điện 110V để đèn sáng bình thường ta phải mắc:
A. song song B. nối tiếp. C. Mắc được cả hai cách. D. không mắc được cách nào.
Câu 28: Trên một bóng đèn có ghi 220V-100W. Khi bóng đèn này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu?
A. 55Ω. B. 448Ω. C. 484Ω. D. 500Ω.
Câu 29: Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2 và có chiều dài 10m, dây thứ hai có chiều dài 30m. Điện trở của dây thứ hai là bao nhiêu?
A. 4Ω. B. 6Ω. C. 8Ω. D. 10Ω.
Câu 30: Hệ thức nào sau đây biểu thị định luật Ôm?
A. U = I/R. B. I = U/R. C. I = R/U. D. R = U/I.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết.