Đề kiểm tra học kì II lớp 9 môn Sinh học – Đề 1, Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học dành cho học sinh lớp 9 – Đề 1
ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC, HỌC KÌ II, LỚP 9
Đề số 1
A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU)
B. NỘI DUNG ĐỀ
I. Trắc nghiệm khách quan (4,5 điểm)
Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (1,5đ)
Quan hệ | Đặc điểm |
1. Cộng sinh | a) Sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật cùng loài (sống gần nhau sống thành bầy đàn,…) |
2. Hội sinh | b) Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu…từ sinh vật đó |
3. Cạnh tranh | c) Gồm các trường hợp động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ,… |
4. Kí sinh | d) Sự hợp tác có lợi giữa hai loài sinh vật. |
5. Sinh vật ăn sinh vật | e) Khi nguồn sống không đủ cho sinh vật, các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. |
6. Hợp tác cùng loài | g) Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lội còn một bên kia không có lợi và cũng không có hại. |
Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D, E) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (2đ)
1. Quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau, đâu là quan hệ cộng sinh:
A. Sâu bọ sống trong tổ kiến và tổ mối.
B. Trâu và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng cỏ.
C. Cá ép bám vào rùa biến, nhờ đó cá được đưa đi xa.
D. Tảo, tôm và cá sống trong hồ nước.
2. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới là:
A. Quần xã sinh vật
B. Quần thể sinh vật.
C. Hệ sinh thái.
D. Tổ sinh thái.
3. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây nhiều hâu quả xấu là:
A. Khai thác khoáng sản.
B. Săn bắt động vật hoang dã.
C. Phá hủy thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt
D. Chăn thả gia súc.
4. Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường là:
A. Các chất thải từ hoạt động sinh hoạt và công nghiệp, bụi bặm do nham thạch của núi lửa.
B. Các chất bảo vệ thực vật, các chât phóng xạ và lũ lụt.
C. Các chất thải từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, các chất bảo vệ thực vật và các chất phóng xạ.
D. Các chất thải từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, các chất bảo vệ thực vật, các chất phóng xạ, bụi bặm do nham thạch của núi lửa và lũ lụt.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết