Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2017 – 2018 theo Thông tư 22, Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2017 – 2018 theo Thông tư 22 sẽ là tài liệu tham khảo giúp các em học
Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh cùng tham khảo bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5. Bộ tài liệu tổng hợp đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 5 của các trường Tiểu học được biên soạn theo Thông tư 22 có đáp án và ma trận kèm theo. Với bộ Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 sẽ giúp các em học sinh ôn luyện, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho bài thi giữa kì 1 lớp 5 đạt kết quả cao nhất. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các thầy cô giáo, giúp các thầy cô có thêm tài liệu ra đề thi. Sau đây mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo và tải về.
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 năm 2016-2017 theo Thông tư 22
Đề kiểm giữa học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 năm 2017-2018
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm học 2017-2018 có bảng ma trận đề thi
Xem Tắt
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông Họ và tên: …………………………….….. Học sinh lớp: …………………………….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI PHÂN MÔN: ĐỌC THẦM LỚP 5 Năm học: 2017 – 2018 (Thời gian làm bài: 30 phút) |
ĐIỂM |
NHẬN XÉT …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. |
A. Em hãy đọc thầm bài văn dưới đây từ 5 – 10 phút và trả lời các câu hỏi. (từ câu 1 đến câu 4)
Nghìn năm văn hiến
Đến thăm Văn miếu – Quốc Tử Giám thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi là trường đai học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sí. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ cụ thể như sau:
Triều đại |
Số khoa thi |
Số tiến sĩ |
Số trạng nguyên |
Lý |
6 |
11 |
0 |
Trần |
14 |
51 |
9 |
Hồ |
2 |
12 |
0 |
Lê |
104 |
1780 |
27 |
Mạc |
21 |
484 |
10 |
Nguyễn |
38 |
558 |
0 |
Tổng cộng |
185 |
2896 |
46 |
Ngày nay, khách vào thăm Văn miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.
Nguyễn Hoàng
B. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất theo yêu cầu của đề.
Câu 1: Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
a. Lý b. Trần
c. Hồ d. Lê
Câu 2: Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
a. Nguyễn b. Lê
c. Mạc d. Lý
Câu 3: Triều đại nào tổ chức ít khoa thi nhất?
a. Hồ b. Nguyễn
c. Lý d. Lê
Câu 4: Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì điều gì?
a. Vì biết Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
b. Vì thấy Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ rất lâu và rất to lớn.
c. Vì biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.
d. Vì có nhiều tấm bia và vị tiến sĩ.
Câu 5: Từ nào trái nghĩa với các từ còn lại?
a. Nhỏ xíu b. Bé xíu
c. To kềnh d. Nhỏ xinh
Câu 6: Từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” là:
a. Anh hùng b. Lười biếng
c. Dũng cảm d. Chăm chỉ
Câu 7: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau:
Lên thác xuống ghềnh
Câu 8: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “mắt” mang nghĩa chuyển.
Đôi mắt của bé mở to.
Quả na mở mắt
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông Họ và tên: …………………………….….. Học sinh lớp: …………………………….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ LỚP 5 Năm học: 2017 – 2018 (Thời gian làm bài: 30 phút) |
– Học sinh nghe viết bài “Một chuyên gia máy xúc”, Sách Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 45.
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài tập: (1 điểm) Tìm tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi ô trống trong các thành ngữ sau :
Chậm như……………
Cày sâu ………………bẫm.
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông Họ và tên: …………………………….….. Học sinh lớp: …………………………….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN LỚP 5 Năm học: 2017 – 2018 (Thời gian làm bài: 30 phút) |
Đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em thích.
Bài làm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
PHẦN ĐỌC TO:
Đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau:
Thư gửi các học sinh (trang 4,5) |
Những con sếu bằng giấy (trang 36, 37) |
Những người bạn tốt (trang 64, 65) |
Kì diệu rừng xanh (Trang 75, 76) |
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I
PHÂN MÔN: ĐỌC THẦM LỚP 5
NĂM HỌC: 2017 – 2018
I. PHẦN ĐỌC
1. Đọc thầm: (4 điểm)
– Khoanh đúng mỗi câu 0,5 điểm.
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
ĐÁP ÁN |
d |
b |
a |
c |
c |
d |
Câu 7: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau:
Lên thác xuống ghềnh
– Học sinh gạch đúng 2 từ đạt 0,5 điểm.
Câu 8: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “mắt” mang nghĩa chuyển.
Đôi mắt của bé mở to.
Quả na mở mắt
2. Đọc to: Bài đọc thành tiếng: (6 điểm)
– HS đọc trôi chảy, lưu loát, trả lời đúng câu hỏi, đảm bảo tốc độ đọc được (4 điểm).
+ Tuỳ theo mức độ sai của HS mà giáo viên cho các mức điểm khác nhau như: 4; 3.5-3; 2.5-2; 1.5-1.
– Đọc thuộc lòng một bài thơ. (1đ)
– Trả lời đúng câu hỏi giáo viên yêu cầu. (1đ)
Đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau:
1. Thư gửi các học sinh (trang 4,5)
2. Những con sếu bằng giấy (trang 36, 37)
3. Những người bạn tốt (trang 64, 65)
4. Kì diệu rừng xanh (Trang 75, 76)
5. Cái gì quý nhất (Trang 85, 86)
Gợi ý câu hỏi từng bài:
1. Thư gửi các học sinh (trang 4,5)
Câu hỏi 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
Trả lời: Là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu hỏi 2: Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ?
Trả lời: Chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
2. Những con sếu bằng giấy (Trang 36, 37)
Câu hỏi 1: Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào ?
Trả lời: Khi nước Mỹ ném hai quả bom xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật Bản.
Câu hỏi 2: Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ?
Trả lời: Cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu.
3. Những người bạn tốt (trang 64, 65)
Câu hỏi 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
Trả lời: Vì đám thủy thủ trên tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
Câu hỏi 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
Trả lời: Có đàn cá heo đến vây quanh say sưa thưởng thức tiếng hát của ông và đã cứu A-ri-ôn và đưa ông trở về đất liền.
Câu 3: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào ?
Trả lời: Cá heo biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp ông khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của con người.
4. Kì diệu rừng xanh (Trang 75, 76)
Câu hỏi 1: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
Trả lời: Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
Câu hỏi 2: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ?
Trả lời: Trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
Câu hỏi 3: Những muông thú trong rừng đưoc miêu tả như thế nào ?
Trả lời: Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo…………thảm lá vàng…
5. Cái gì quý nhất (Trang 85, 86)
Câu hỏi 1: Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời là gì ?
Trả lời: Hùng: lúa, gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ.
Câu hỏi 2: Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến cua mình ?
Trả lời: – Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
+ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Câu hỏi 3: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ?
Trả lời: Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng, thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là quý nhất.
II. PHẦN VIẾT:
1. Chính tả: (5 điểm) (20phút)
a) Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn bài “Một chuyên gia máy xúc”, Sách Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 trang 45.
Một chuyên gia máy xúc
Qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
Theo Hồng Thủy
b) Đánh giá cho điểm
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức, chữ viết tương đối đều nét, sạch sẽ (4 điểm).
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, sai chữ thường, chữ hoa..) cứ mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.
– Chữ viết không rõ ràng, trình bày chưa đẹp, dơ bẩn.. trừ 0,5 điểm cho toàn bài viết.
– Bài tập: (1 điểm) Tìm tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi ô trống trong các thành ngữ sau :
Chậm như rùa
Cày sâu cuốc bẫm.
+ Học sinh điền đúng mỗi từ đạt 0,5 điểm.
2. Tập làm văn (5 điểm)
a) Đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em thích.
b) Đánh giá cho điểm
– Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm.
+ Đúng cấu tạo bài văn tả cảnh (0,5điểm)
Mở bài: (1 điểm)
+ Giới thiệu cảnh sẽ tả ? Ở đâu ?
Thân bài: (2,5 điểm)
+ Tả bao quát cảnh (nhìn từ xa, nhìn gần, có sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa) (0,5điểm)
+ Có câu mở đoạn thể hiện ý của toàn đoạn. (0,5điểm)
+ Tả theo trình tự thời gian: sáng; trưa; chiều; tối; xuân; hạ; thu; đông. (0,5điểm)
+ Tả chi tiết theo từng hộ phân, theo không gian, thời gian. (0,5điểm)
+ Theo cảm nhận của từng giác quan : thị giác, thính giác, xúc giác… (0,5điểm)
Kết bài: (1 điểm)
+ Nhận xét hoặc nêu được cảm nghĩ của mình về cảnh sẽ tả.
Lưu ý:
– Điểm Chính tả, Tập làm văn giữ nguyên số thập phân, không làm tròn.
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5
Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông Họ và tên: …………………………….…..……… Học sinh lớp: ……………………………………… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI MÔN: TOÁN LỚP 5 Năm học: 2017 – 2018 (Thời gian làm bài: 40 phút) |
ĐIỂM |
NHẬN XÉT ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. |
A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (Từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1: Phân số thập phân là: (0,5 điểm)
a. b. c. d.
Câu 2: Viết dưới dạng số thập phân được: (0,5 điểm)
a. 0,005 b. 0,5 c. 0,05 d. 5,0
Câu 3: Kết quả của hỗn số là: (0,5 điểm)
a. b. c. d.
Câu 4: Một căn phòng hình vuông có cạnh 30cm. Diện tích của nó sẽ là: (0,5 điểm)
a. 900cm2 b. 900cm2 c. 90cm2 d. 9cm2
Câu 5: Phần nguyên của số 1942,54 là: (0,5 điểm)
a. 54 b. 194254 c. 1942,54 d. 1924
Câu 6: Một khu đất hình chữ nhật có kích thước ghi trên hình vẽ dưới: (0,5 điểm)
Diện tích của khu đất đó là:
a. 1 ha b. 0,1 ha 250m
c. 10 ha d. 100 ha 400m
Câu 7: Một hình tam giác có độ dài 3 cạnh lần lượt là 5cm; 7cm; 3cm. Chu vi hình tam giác là: (0,5 điểm)
a. 15cm b. 21cm c. 35cm d. 105cm
Câu 8: Số thập phân năm đơn vị chín phần mười viết là: (0,5 điểm)
a. 5,09 b. 590 c. 59 d. 5,9
B. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 9: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (2 điểm)
a) 2,1 m =……………dm b) 5,27 tấn =…………………kg
c) 3 m2 15 dm2 =…………………..m2 c) 12 km 123 m =……………….. km
Câu 10: Xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: (1 điểm)
0,32; 0,197; 0,4; 0,5 ………………………………………………………………………………………. |
Câu 11: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 80m, chiều rộng bằng 1/2 chiều dài. (2,5 điểm)
a) Tính diện tích thửa ruộng đó.
b) Biết rằng cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu kí-lô-gam thóc?
Câu 12: Tính (0,5 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: TOÁN LỚP 5
NĂM HỌC: 2017 – 2018
A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
c |
b |
a |
b |
d |
c |
a |
d |
B. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 9: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (2 điểm)
a) 2,1 m = 21 dm b) 5,27 tấn = 5270 kg
c) 3 m2 15 dm2 = 3,15 m2 c) 12 km 123 m = 12,123 km
– Học sinh làm đúng mỗi ý được 0,5 điểm
Câu 10: Xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: (1 điểm)
0,32; 0,197; 0,4; 0,5
→ 0,197; 0,32; 0,4; 0,5
– Học sinh xếp đúng theo thứ tự đạt 1 điểm.
– Học sinh xếp sai bất cứ 1 vị trí nào thì không đạt điểm.
Câu 11: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 80m, chiều rộng bằng 1/2 chiều dài. (2,5 điểm)
a) Tính diện tích thửa ruộng đó.
b) Biết rằng cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu kí-lô-gam thóc ?
Bài giải:
Chiều rộng hình chữa nhật là:
80 x 1 : 2 = 40 (m) (0,5 điểm)
a) Diện tích hình chữa nhật là:
80 x 40 = 3200 (m2) (1 điểm)
Số kí-lô-gam thóc người ta thu hoạch trên cả thửa ruộng đó là:
3200 x 50 : 100 = 1600 (kg) (1 điểm)
Đáp số: a) Diện tích: 3200m2
b) Kí-lô-gam thóc: 1600 kg
– Học sinh có cách tính khác hợp lý vẫn được hưởng đủ số điểm.
– Lời giải sai phép tính đúng không tính điểm được bảo lưu để tính bước sau.
– Bước trước sai, bước sau đúng không tính điểm.
Câu 12: Tính (0,5 điểm)
– Học sinh tính đúng đạt 0,5 điểm.
* Lưu ý : Điểm toàn bài làm tròn 0,5 thành 1 điểm.