Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018 (Có đáp án), Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 8 có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Ngữ văn,
Để tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm cho kì thi học kì 1 sắp tới mời các em học sinh lớp 8 tham khảo Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018. Nội dung đề thi bám sát chương trình học, cấu trúc đề trình bày khoa học và logic. Hy vọng đề thi sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng giải đề tốt hơn!
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8
PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,0 điểm
Đập đá ở Côn Lôn
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Phan Châu Trinh – Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015 Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
1) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
2) Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc)
3) Nêu ý nghĩa của bài thơ.
4) Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này.
II. PHẦN LÀM VĂN: 8,0 điểm
Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,0 điểm
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: – Bài thơ được Phan Châu Trinh làm trong thời gian bị bắt đày ra Côn Lôn (Côn Đảo). – HS có thể nêu hoặc không nêu cụ thể thời gian từ 1908 – 1910 cũng cho điểm tối đa (0,5 điểm). |
0,5 |
2 |
Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc, không ít người đã kiệt sức và gục ngã… |
0,5 |
3 |
Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận được hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí |
0,5 |
4 |
Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này: Yêu cầu học sinh kể được 3 bài thơ, 3 tác giả: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu; Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà, Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải. |
0,5 |
II. PHẦN LÀM VĂN: 8,0 điểm
Câu |
Nội dung |
Điểm |
2 |
Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích. * Yêu cầu: – HS vận dụng các phương pháp thuyết minh, quan sát, tích lũy kiến thức thực tế để viết bài văn thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài |
8,0 |
cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích. |
||
– Học sinh có thể lựa chọn để thuyết minh về một loài hoa hoặc một |
||
loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà các em yêu thích. Trong quá trình |
||
chấm bài, gv cần chú ý cách vận dụng lý thuyết kết hợp với kiến thức |
||
thực tế của hs, khuyến khích sự sáng tạo – những bài hs sao chép lại bài |
||
mẫu đã có trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo không cho |
||
điểm cao. |
||
a. Mở bài: |
1,0 |
|
– Giới thiệu khái quát về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt |
0,5 |
|
Nam mà em yêu thích. |
||
– Khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo của hs (tạo ra một tình huống, |
0,5 |
|
một khung cảnh để giới thiệu về loài hoa hoặc một loài cây gắn với |
||
khung cảnh ngày Tết cổ truyền của dân tộc…) |
||
b. Thân bài: Yêu cầu hs biết vận dụng các phương pháp thuyết minh |
6,0 |
|
chủ yếu (nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, so sánh, phân loại, dùng số |
||
liệu…) để làm rõ về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết… |
||
– Thuyết minh về hình dáng, màu sắc, hương thơm, vẻ đẹp của loài hoa |
2,0 |
|
hoặc đặc điểm của một loài cây ngày Tết… |
||
– Thuyết minh về cấu tạo, đặc điểm, tính chất nổi bật của loài hoa (hoặc |
2,0 |
|
loài cây), sự phong phú về số lượng, về nơi thường trồng loài hoa (loài |
||
cây)… |
||
– Giới thiệu các loài hoa (loài cây) ngày Tết cổ truyền của dân tộc tương |
1,0 |
|
đồng (gần, cùng họ, cùng loài…), so sánh hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp |
||
của loài hoa (loài cây) này với các loài hoa (loài cây) khác … |
||
– Nêu rõ giá trị hoặc công dụng, ý nghĩa…của loài hoa (loài cây) ngày |
1,0 |
|
Tết đối với cuộc sống con người, với truyển thống văn hóa của vùng |
||
quê, hoặc của đất nước… |
||
c. Kết bài |
1,0 |
|
– Học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm với loài hoa (hoặc loài cây) vừa |
0,5 |
thuyết minh. – Nêu trách nhiệm của bản thân với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, làm đẹp cảnh quan ở gia đình, nhà trường, ngoài xã hội … |
0,5 |
III. VẬN DỤNG CHO ĐIỂM (Phần làm văn)
Điểm 7 – 8: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, gãy gọn, khúc chiết, sáng tỏ; diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả.
Điểm 5 – 6: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn thuyết minh, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, bài viết có đôi chỗ chưa đảm bảo chính xác, gãy gọn; diễn đạt có thể chưa tốt, còn có chỗ lạc sang miêu tả, giải thích, mắc một số lỗi chính tả.
Điểm 3 – 4: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, còn thiếu nhiều ý, nhiều chỗ lạc sang miêu tả, kể chuyện lan man; bài viết chưa có bố cục mạch lạc, chữ viết chưa đúng chính tả, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 1 – 2: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, lạc đề sang miêu tả, kể chuyện lan man…
Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Lưu ý:
- Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kỹ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày cả nội dung và hình thức trình bày, chữ viết, chính tả là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của
- Tôn trọng sự sáng tạo trong quá trình làm bài văn thuyết minh của học sinh. Không yêu cầu học sinh nhất thiết phải theo đúng trình tự như Hướng dẫn chấm bài kiểm tra trên đây.
- Khi cho điểm toàn bài, giáo viên cần xem xét cụ thể các yêu cầu này và có hướng khắc phục trong HK II với từng đối tượng học
Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0; 4,5; 5,0; 5,5 . . . 9,0; 9,5; 10).
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp