Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2014 Trường Tiểu học Phan Bội Châu, Mời các em học sinh cùng tham khảo Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2014 Trường
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2014 Trường Tiểu học Phan Bội Châu là tài liệu tham khảo cho thầy cô, phụ huynh và các em học sinh, nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức, làm thử đề thi môn Tiếng việt 4, nhằm đạt điểm cao trong các bài thi giữa kì, thi cuối kì môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4 có bảng ma trận đề thi
Ma trận đề thi học kì 2 lớp 4 theo Thông tư 22
Bộ đề thi học kì 2 lớp 4 năm học 2015 – 2016
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (5 điểm)
Dựa vào nội dung bài đọc “ĂN “MẦM ĐÁ””, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.
1. Bài “Ăn “mầm đá””thuộc loại truyện nào?
a. Truyện dân gian Việt Nam.
b. Truyện cổ tích Việt Nam.
c. Truyện cổ dân tộc Tày.
2. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”?
a. Vì chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng, lại nghe thấy “mầm đá” là món ăn lạ nên muốn thử.
b. Vì mầm đá là món ăn lạ cá tác dụng chữa bệnh.
c. Vì mầm đá là món ăn bổ dưỡng.
3. Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn mầm đá cho chúa như thế nào?
a. Cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa.
b. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Vì sao chúa không được ăn “mầm đá”?
a. Vì không hề có món này.
b. Vì món này chưa chín.
c. Vì món ăn bị hỏng.
5. Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?
a. Vì tương là món ăn lạ
b. Vì tương của Trạng Quỳnh rất ngon
c. Vì chúa đói quá.
6. Dòng nào dưới đây nhận xét về nhân vật Trạng Quỳnh?
a. Là người rất thông minh bản lĩnh, vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng, vừa châm biếm thói xấu của chúa.
b. Là người rất thông minh, bản lĩnh, vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng, vừa kín đáo khuyên chúa.
c. Là người rất thông minh, bản lĩnh, vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng, vừa giải thích cho chúa biết mắm “Đại phong” là mắm gì.
7. Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
Có lần trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc.
a. Vì sao? b. Khi nào?
c. Ở đâu? d. Với cái gì?
8. Trong câu thơ “Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa” tác giả đã nhân hóa dòng sông bằng cách nào?
a. Tả dòng sông bằng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người.
b. Nói với dòng sông như nói với người.
c. Gọi dòng sông bằng một từ vốn để gọi người.
9. Câu cảm sau đây dùng để làm gì?
Chà, con vẹt có bộ lông mới đẹp làm sao!
a. Dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng. b. Dùng để bộc lộ cảm xúc thán phục.
c. Dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.
10. Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì bằng cách nối?
a. Ôi, bạn Hải đến kìa! 1. Cảm xúc ngạc nhiên.
b. Ôi, bạn Hải thông minh quá! 2. Cảm xúc đau xót.
c. Trời, thật là kinh khủng! 3. Cảm xúc vui mừng.
d. Cậu làm tớ bất ngò quá! 4. Cảm xúc thán phục.
PHẦN KIỂM TRA VIẾT:
Chính tả: (5 điểm)
1. Nghe viết bài: Vương quốc vắng nụ cười (Sách Tiếng việt 4 tập 2 trang 132).
Từ: đầu….đến… trên những mái nhà
2. Tập làm văn: Tả một con vật nuôi của nhà em hoặc của người hàng xóm mà em thích.
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
A – Kiểm tra đọc:
I- Đọc thành tiếng: (5 điểm).
HS đọc thành tiếng một đoạn văn khoảng 80 chữ và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (Đọc 5 điểm; trả lời đúng 1điểm).
II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm).
ĐÁP ÁN
1.a 2.a 3.a. 4.a 5.c 6.b 7.b 8.a 9.b 10. a -3, b-4, c-2.
B – Kiểm tra viết:
I – Chính tả: (5 điểm).
– Mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm (Các lỗi giống nhau được tính một lần).
– Viết xấu, sai kích thước toàn bài trừ 1 điểm.
II – Tập làm văn: (5 điểm).
– Nội dung đủ: (3 điểm).
– Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả: (1 điểm).
– Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, câu văn có hình ảnh: (1 điểm).