Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học Trường THPT Lê Văn Hưu, Thanh Hóa – Lần 1, Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học
Ngày thi ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Tài Liệu Học Thi tham khảo tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học Trường THPT Lê Văn Hưu, Thanh Hóa – Lần 1 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học Trường THPT Lê Văn Hưu, Thanh Hóa – Lần 1 được biên soạn theo cấu trúc đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm thi thử THPTQG để kiểm tra chất lượng ôn tập của học sinh khối 12, đề gồm 5 trang với 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút, nội dung đề gồm cả chương trình Toán 11 và lớp 12. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử môn Hóa học năm 2018
SỞ GD&ĐT THANH HÓA (Đề thi gồm 5 trang) |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018 |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Li = 7; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137
Câu 1: Anilin không tác dụng với
A.nước brom B. dung dịch HCl C. dung dịch NaOH D. dung dịch HNO2
Câu 2: Cho phương trình ion thu gọn: Cu2+ + 2OH– → Cu(OH)2↓. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn đã cho?
A. Cu(NO3)2+ 2NH3+ 2H2O → Cu(OH)2 + 2NH4NO3.
B. CuSO4+ 2KOH → Cu(OH)2+ K2SO4.
C. CuSO4+ Ca(OH)2→ Cu(OH)2+ CaSO4.
D. CuSO4+ Ba(OH)2→ Cu(OH)2 + BaSO4.
Câu 3: Kim loại có độ cứng lớn nhất là:
A.crom. B. kim cương. C. đồng. D. sắt.
Câu 4: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)
A. Tơ visco. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ tằm. D. Bông
Câu 5: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do
A. sự đông tụ của protein do nhiệt độ. B.phản ứng màu của protein.
C. sự đông tụ của lipit. D.phản ứng thủy phân của protein.
Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau đây:
(a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4.
(b) Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho thép cacbon tiếp xúc với nước mưa.
(d) Cho thép vào dung dịch axit clohiđric.
(e) Để sắt tây tiếp xúc với nước tự nhiên.
Trong các thí nghiệm trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. 2. B. 5 . C. 3. D. 4.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 5,83 gam .B. 4,83 gam. C. 7,33 gam. D. 7,23 gam
Câu 8: Tiến hành hiđrat hoá 2,24 lít C2H2 (đktc) với hiệu suất 80% thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y qua lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,6. B. 17,28 C. 13,44 D. 22,08
Câu 9: Cho hợp chất X tác dụng với NaOH tạo ra khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác, chất X tác dụng với axit HCl tạo ra khí Z vừa làm vẩn đục nước vôi trong, vừa làm mất màu dung dịch Brom. Chất X không tác dụng với dung dịch BaCl2. Vậy chất X có thể là:
A. NH4HSO3 B. NH4HCO3 C. (NH4)2CO3 D. (NH4)2SO3
Câu 10: Có bao nhiêu chất chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H8O?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 11: Xây hầm bioga là cách xử lí phân và chất thải gia xúc đang được tiến hành. Quá trình này không những làm sạch nơi ở và vệ sinh môi trường mà còn cung cấp một lượng lớn khí ga sử dụng cho việc đun, nấu. Vậy thành phần chính của khí bioga là:
A. etan. B. metan. C. butan. D. propan.