Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Diêu, Bình Định, Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và nắm vững những kiến thức cơ bản để bước
Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Nguyễn Diêu, Bình Định (Có đáp án) được Tài Liệu Học Thi tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Tài Liệu Học Thi để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử năm 2018
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 BÀI THI KHOA HỌC XÃ HỘI |
Câu 1 . Mục tiêu của phong trào Cần vương là
A. chống triều đình Huế. B.phò vua, cứu nước.
C.giải phóng dân tộc. D.chống các thế lực phản động ở các địa phương.
Câu 2 : Điểm khác nhau cơ bản trong mục tiêu phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh với châu Phi thế kỉ XX là
A.đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ. B.đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
C.giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập. D.chống sự phân biệt sắc tộc.
Câu 3 : Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây:
“Nguồn lực chi viện cùng với chiến thắng của quân dân miền Bắc những năm 1965 – 1968 đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược ….. của Mỹ – Ngụy”.
A.Chiến tranh đơn phương. B.Chiến tranh đặc biệt.
C.Việt Nam hóa chiến tranh .D.Chiến tranh cục bộ.
Câu 4 : Kế hoạch mới của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ từ sau khi đánh mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ là
A.Kế hoạch Nava. B.Kế hoạch Rơve.
C.Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.D.Kế hoạch Mácsan.
Câu 5 : Sự thất bại của phong trào yêu nước, chống Pháp cuối thế kỉ – đầu thế kỉ XX, đặt ra cho lịch sử Việt Nam vấn đề cấp bách gì?
A.Phải kêu gọi sự ủng hộ của các lực lượng quốc tế
B.Phải đoàn kết toàn dân đấu tranh chống đế quốc và tay sai
C.Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp
D.Phải có một tổ chức tiên tiến với đường lối đúng đắn lãnh đạo
Câu 6 : Âm mưu cơ bản của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
A.Tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mỹ.
B.Rút quân Mỹ và quân Đồng minh của Mỹ về nước.
C.Đề cao học thuyết Ních-xơn.
D.“Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Câu 7 : Sau khi bị thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang lối đánh nào?
A.“ Chinh phục từng địa phương”
B.“Chinh phục từng gói nhỏ”
C.“ Đánh lâu dài”
D.“ Đánh chắc, tiến chắc”
Câu 8 : Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để
A.thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B.trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.
C.trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.
D. mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
Câu 9 : Tổ chức quốc tế nào được thành lập theo thỏa thuận của hội nghị Ianta (2-1945)?
A.Tổ chức Thương mại thế giới.
B.Tổ chức Liên hợp quốc.
C.Hội Quốc liên.
D.Tổ chức Hòa bình xanh.
Câu 10 : Sự chuyển hướng đấu tranh được đề ra tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 là
A.làm cách mạng ruộng đất và lập chính quyền dân chủ cộng hòa.
B.xác định mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.
C.tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất để thực hiện mục tiêu dân tộc, dân chủ.
D.giải phóng dân tộc bằng bạo lực cách mạng.
Câu 11 : Trận “Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng lịch sử nào của quân dân miền Bắc?
A.Đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc.
B.Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ ở miền Bắc.
C.Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ ở miền Bắc.
D.Đánh bại cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mỹ ra miền Bắc.
Câu 12 : Xu thế chính trong quan hệ quốc tế sau “ chiến tranh lạnh” là
A.Xu thế tiếp tục đối đầu, căng thẳng giữa hai cực, hai phe.
B.Xu thế tăng cường chạy đua vũ trang giữa các cường quốc.
C.Xu thế chạy đua về kinh tế, tài chính.
D.Xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.
Câu13 : Sau khi về nước năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã chọn nơi nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng?
A.Tân Trào – Tuyên Quang.
B.Thái Nguyên.
C.Cao Bằng.
D.Bắc Sơn – Võ Nhai.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.