
Đề thi vào lớp 10 môn Toán (Có đáp án)
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2021 – 2022 trường THPT PTNK – Đại học Quốc gia TP HCM có kèm gợi ý đáp án, giúp các em đối chiếu với kết quả bài thi của mình một cách dễ dàng.
Mời các bạn học sinh tỉnh khác đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 cùng tham khảo bộ đề thi vào lớp 10 không chuyên năm 2021 – 2022 của trường PTNK để làm quen với cấu trúc đề thi và rút kinh nghiệm trong quá trình làm bài thi.
Bạn Đang Xem: Đề thi vào 10 môn toán tphcm 2022
Xem Tắt
Đề thi vào lớp 10 năm 2021 – 2022 môn Toán (Không chuyên)
Đề thi môn Toán vào lớp 10
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
Trường Phổ Thông Năng Khiếu
Hội đồng tuyển sinh lớp 10
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Môn: Toán (không chuyên)
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề
Ngày thi: 29/5/2021
Bài 1 (1,5 điểm) cho biểu thức
a) Rút gọn biểu thức P
b) Chứng minh P > 0
Bài 2 (2 điểm)
a) Giải phương trình
b) Cho
và
tìm m , n biết (d) đi qua A(0;2), đồng thời (d) song song với d1
Xem Thêm : Mổ cường giáp có nguy hiểm không
Bài 3. (1,5 điểm) Cho (P) lần lượt là đồ thị hàm số
và
a) Tìm m sao cho (P) cắt (d) tại hai điểm phân biệt
b) Tìm m sao cho
Bài 4. (2 điểm)
a) Công ty viễn thông gói cước được tính như sau:
– Gói 1: 1800 đồng/phút cho 60 phút đầu tiên; 1500 đồng/phút cho 60 phút tiếp theo và 1000 đồng/phút cho thời gian còn lại.
– Gói II: 2000 đồng/ phút cho 30 phút đầu tiên; 1800 đồng/ phút cho 30 phút tiếp theo; 1200 đồng/phút cho 30 phút tiếp theo nữa và 800 đồng/ phút cho thời gian còn lại.
Sau khi cân nhắc thì bác An chọn gối II vì sẽ tiết kiệm được 95000 đồng so với gọi I. Hỏi trung bình bác An gọi bao nhiêu phút một tháng.
Bài 5. (3 điểm) Cho △ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (T) có tâm O, bán kính R, BC = R√3. Tiếp tuyến tại B, C của (T) cắt nhau tại P. Cát tuyến PA cắt (T) tại D (khác A). Đường thăng OP cắt BC tại H.
a) Chứng minh △PBC đều. Tính PA.PD theo R.
b) AH cắt (T) tại E (khác A). Chứng minh HA.HE = HO.HP và PD = PE.
c) Trên AB lấy điểm I thỏa AI = AC, trên AC lấy điểm J thỏa AJ = AB. Đường thẳng vuông góc với AB tại I và đường thẳng vuông góc với AC tại J cắt nhau ở K. Chứng minh IJ = BC và AK⊥BC. Tính PK theo R.
Đáp án đề thi môn Toán vào lớp 10
Đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2022 trên cả nước
Học sinh lớp 9 Trường THCS Lạc Hồng (quận 10, TP.HCM) trong giờ học – Ảnh: NHƯ HÙNG
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Bảo Quốc – phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – cho biết: “Sở vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới cách ra đề thi tuyển sinh vào lớp 10. Trong đó, sẽ tăng cường các câu hỏi yêu cầu thí sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống”.
Môn tiếng Anh: tăng thời gian làm bài
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, năm nay là năm đầu tiên TP thực hiện tính điểm tuyển sinh lớp 10 với ba môn thi đều là hệ số 1 (trước đây môn ngoại ngữ tính hệ số 1, môn toán và ngữ văn hệ số 2). Cách tính điểm này nhằm nâng cao vai trò môn ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông. Vì vậy đề thi môn tiếng Anh năm nay tăng thời gian làm bài là 90 phút thay vì 60 phút như năm 2020.
Xem Thêm : gaudi là gì – Nghĩa của từ gaudi
Ông Trần Đình Nguyễn Lữ – chuyên viên môn tiếng Anh Sở GD-ĐT TP.HCM – thông tin: “Số lượng câu hỏi trong đề thi sẽ tăng lên 40 câu thay vì 36 câu như trước. Nội dung đề thi sẽ ra theo hướng nhẹ nhàng với kiến thức, chủ đề, chủ điểm, từ vựng quen thuộc, nằm trong chương trình THCS và chủ yếu trong chương trình lớp 9. Các phần kiến thức đã giảm tải khi học trực tuyến sẽ không có trong đề thi. Các câu hỏi chủ yếu là nhận biết, thông hiểu, phần nâng cao chỉ chiếm 10 – 15%”.
Theo sở, đề thi môn tiếng Anh năm nay sẽ có hai bài đọc như thường lệ. Nội dung bài đọc cũng nằm trong những chủ điểm đã học. Tuy nhiên, độ dài của bài đọc sẽ dài hơn đề thi năm 2020 nhằm kiểm tra năng lực đọc nhanh – hiểu đúng của thí sinh. Những câu hỏi thuộc dạng phân hóa thí sinh dự kiến sẽ nằm ở phần đọc – hiểu và viết lại câu. Riêng câu hỏi về ngữ pháp dự kiến chỉ chiếm khoảng 1/4 trong tổng số các câu hỏi của đề thi tiếng Anh.
Ông Lữ khuyên học sinh: “Các câu hỏi sẽ được ban ra đề biên soạn theo hướng kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ của thí sinh trong đời sống thực tế. Do đó, đề thi sẽ không chú trọng về ngữ pháp mà nghiêng về kỹ năng, từ vựng. Sai lầm của học sinh những năm trước là quá tập trung vào phần ngữ pháp trong khi câu hỏi về phần này không nhiều. Năm nay, tôi khuyên các học sinh nên rèn những dạng bài để hình thành kỹ năng, đọc nhiều bài đọc để ghi nhớ từ vựng…”.
Môn toán: 70% câu hỏi nhận biết, thông hiểu
Ông Dương Bửu Lộc – chuyên viên môn toán Sở GD-ĐT TP.HCM – cho hay: “Đề thi môn toán năm nay sẽ có 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu; 30% câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Riêng những câu hỏi vận dụng cao sẽ được chúng tôi cân nhắc cho phù hợp với trình độ học sinh phải học trực tuyến trong thời gian dài do ảnh hưởng của dịch COVID-19”.
Cũng theo ông Lộc, đề thi môn toán gồm tám câu, với bảy câu là kiến thức cơ bản và một câu về hình học phẳng. Trong đó, câu 1 và 2 là kiến thức quen thuộc về đồ thị, định lý Vi-et, điều kiện có nghiệm của phương trình. Câu 3 đến câu 7 là các bài toán vận dụng kiến thức đã học trong chương trình giải các bài toán liên quan thực tế, trong đó sẽ có 1 – 2 bài toán ở mức nâng cao. Câu 8 là bài toán hình học phẳng gồm ba bài toán nhỏ. Trong đó, hai bài ở mức độ cơ bản, bài còn lại mang tính phân hóa cao.
Nói về những sơ suất và những điểm yếu của thí sinh về môn toán, ông Lô Quốc Khải – chuyên viên môn toán Phòng GD-ĐT quận Tân Phú – nhận định: “Đề thi có 5/8 câu thuộc dạng toán thực tế. Các bài toán thực tế thường rất dài, nhiều ngữ liệu đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng đọc và phân tích đề; kỹ năng tìm từ khóa trọng tâm để giải quyết bài toán… Thế nhưng hiện nhiều học sinh lại thiếu kỹ năng này. Chưa kể một số em còn sai sót trong việc làm tròn số… Do đó, dù bài toán thực tế không khó nhưng học sinh vẫn không đạt được điểm cao”.
Ông Khải phân tích: “Bài toán số 8 là bài toán về hình học phẳng, được xem là bài dùng để phân loại thí sinh. Với bài toán này, thí sinh cần chú ý các thao tác về đổi đơn vị, vận dụng đúng và nhuần nhuyễn các công thức đã học, sử dụng các luận cứ hình học một cách chặt chẽ, rèn kỹ năng phân tích giả thuyết hình học…”. Ông Lộc cũng đánh giá là nhiều học sinh thường gặp khó khăn với bài toán thực tế do khả năng thấu hiểu, khó hình dung các vấn đề thực tế cuộc sống như lãi suất tiền gửi, thể tích, chu vi… Do vậy, trong quá trình học, ngoài nắm các kiến thức toán học, học sinh cần quan tâm, rèn luyện thêm để có hiểu biết về các kiến thức từ thực tế.
Môn văn: tránh lan man, dài dòng
Ông Trần Tiến Thành – chuyên viên môn văn Sở GD-ĐT TP.HCM – nhận xét: “Điểm yếu của học sinh khi làm bài thi môn văn là thường viết dài dòng, lan man, không tập trung vào vấn đề chính. Vì thế, phần đọc – hiểu là phần dễ lấy điểm nhất nhưng một số em vẫn không dành được trọn 3 điểm như đề thi đưa ra. Năm nay, văn bản được chọn để ra trong phần đọc hiểu là văn bản thông tin hoặc văn bản nghị luận, văn bản khoa học… Các câu hỏi có thể yêu cầu thí sinh phát hiện, nhận diện, giải mã từ ngữ, chi tiết, hình ảnh; nêu nội dung văn bản; yêu cầu phân tích, đánh giá, liên hệ, so sánh, sáng tạo nội dung mới…”.
Ở phần nghị luận xã hội, đề thi năm nay sẽ yêu cầu thí sinh viết bài văn ngắn khoảng 500 chữ về một vấn đề xã hội. Khi làm bài, các em học sinh cần thực hiện đầy đủ cấu trúc bài nghị luận. Phần mở bài phải nêu được vấn đề, phần thân bài triển khai được vấn đề, phần kết bài thì kết luận được vấn đề.
Đề thi sẽ ra theo hướng mở
Ở phần nghị luận văn học ở môn văn, ông Trần Tiến Thành cho biết đề thi năm nay sẽ ra theo hướng “mở”, để học sinh tự do trình bày cảm nhận về tác phẩm văn học. Thí sinh sẽ được lựa chọn một trong hai đề. Đề 1 sẽ là phân tích, cảm nhận tác phẩm thơ, truyện trong chương trình. Từ đó đặt ra yêu cầu sáng tạo, mở rộng như liên hệ đến tác phẩm khác, liên hệ thực tế cuộc sống, làm sáng rõ một ý kiến… Đề 2 có cách hỏi mới hơn, gợi mở hơn, tạo điều kiện tối đa cho thí sinh thể hiện sự sáng tạo của mình.
“Có một điều cần lưu ý là những năm trước học sinh thường hay diễn xuôi lại tác phẩm; bài làm thiếu cảm xúc do ít đọc, ít suy tư, cũng có thể do học vẹt. Phần nối kết tác phẩm với thực tế cuộc sống chưa sát sườn và còn gượng ép. Đây là những hạn chế mà tôi hy vọng mùa thi năm nay, các thí sinh sẽ không mắc phải” – ông Thành bày tỏ.
Hơn 100 tổ hợp môn học lớp 10: Học sinh chọn, nhà trường tư vấn
Video liên quan
Nguồn: https://quatangtiny.com
Danh mục: Blog