Toán 6 Bài 1: Điểm. Đường thẳng, Giải bài tập SGK Toán 6 trang 79 được biên soạn chi tiết, chính xác và đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa Cánh diều trang 79
Giải Toán 6 trang 79 sách Cánh diều Tập 2 giúp các bạn học sinh tham khảo cách giải, đối chiếu với lời giải hay chính xác phù hợp với năng lực của các bạn lớp 6.
Giải Toán lớp 6 Bài 1: Điểm – Đường thẳng được biên soạn đầy đủ tóm tắt lý thuyết, trả lời các câu hỏi bài tập cuối bài trang 79. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải bài tập Toán 6 bài 1 tập 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Xem Tắt
Lý thuyết Điểm – Đường thẳng
1. Điểm
+ Điểm là một khái niệm cơ bản của hình học không được định nghĩa, ta chỉ hình dung nó bằng các hình ảnh chẳng hạn bằng một dấu chấm trên mặt giấy, một vết mực trên áo,…
+ Để kí hiệu một điểm người ta sử dụng các chữ cái in hoa, chẳng hạn như điểm A, điểm B, điểm C,…
+ Hai điểm không trùng nhau được gọi là hai điểm phân biệt.
Ba điểm phân biệt: điểm A, điểm B, điểm C |
Điểm M và điểm N trùng nhau |
+ Từ các điểm, ta xây dựng được các hình. Bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm. Như vật một điểm cũng là một hình.
2. Đường thẳng
+ Đường thẳng cũng là một khái niệm cơ bản không được định nghĩa, ta chỉ hình dung đường thẳng qua hình ảnh thực tế như một sợi dây căng thẳng, mép tường,…
+ Ta có bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm nên đường thẳng cũng là tập hợp các điểm.
+ Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.
+ Để kí hiệu một đường thẳng, người ta có các cách kí hiệu sau:
– Cách 1: Sử dụng một chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng
Đường thẳng a
– Cách 2: Sử dụng hai chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng
Đường thẳng xy
– Cách 3: Gọi tên đường thẳng bằng cách gọi hai điểm phân biệt bất kì nằm trên đường thẳng
Đường thẳng AB
Giải bài tập Toán 6 trang 79 tập 2
Câu 1
Đọc tên các điểm, các đường thẳng trong Hình 19
Điểm: A, B, Q, P
Đường thẳng: a, b, c
Câu 2
a) Quan sát Hình 20 và cho biết các điểm M, N thuộc hay không thuộc đường thẳng a
b) Chọn kí hiệu ” ∈ ” , ” ∉ ” thích hợp cho [?]:
N [?] a ; M [?] a
N [ ∉ ] a
M [ ∈ ] a
Câu 3
Quan sát Hình 21, chỉ ra các trường hợp ba điểm thẳng hàng. Trong mỗi trường hợp đó, chỉ ra các điểm nằm giữa hai điểm còn lại
Ba điểm A, B, E thẳng hàng. A nằm giữa
Ba điểm C, E, D thẳng hàng. E nằm giữa
Câu 4
Hai điểm I, K nằm trên đường thẳng a (Hình 22)
a) Chỉ ra một điểm D nằm trên đường thẳng a sao cho C nằm giữa I và K.
b) Chỉ ra một điểm D trên đường thẳng a sao cho K nằm giữa I và D
Câu 5
Quan sát Hình 23, hãy chọn cụm từ “cùng phía” , “khác phía”, thích hợp cho [?]:
a) Hai điểm M, P nằm [?] đối với điểm N
b) Hai điểm N, P nằm [?] đối với điểm M
c) Hai điểm M, N nằm [?] đối với điểm P
a) khác phía
b) cùng phía
c) cùng phía
Câu 6
Quan sát hình 24 và cho biết trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:
a) Ba điểm X, Y, T thẳng hàng
b) Ba điểm U, V, T không thẳng hàng
c) Ba điểm X, Y, U thẳng hàng
a) Đúng
b) Sai
c) Sai
Câu 7
Hãy tìm những hình ảnh trong thực tiễn gợi nên ba điểm thẳng hàng như trong Hình 25
- Một hànng cây thẳng hàng
- Ba chiếc ghế đỏ xếp thẳng hàng
- Một dãy bàn thẳng hàng
- Học sinh xếp thành 1 hàng