Giải toán lớp 6 Bài 6: Đoạn thẳng, Giải bài tập SGK Toán 6 trang 115, 116 giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 6: Đoạn thẳng, phần Hình
Giải bài tập SGK Toán 6 trang 115, 116 giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 6: Đoạn thẳng, phần Hình học 6 Chương 1. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Bộ đề kiểm tra 1 tiết Hình học 6 Chương I.
Lý thuyết bài 6: Đoạn thẳng
+ Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
+ Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
+ Hai điểm A, B là hai mút (hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB.
+ Khi hai đoạn thẳng; một đoạn thẳng và một đường thẳng hoặc một đoạn thẳng và một tia có một điểm chung, ta nói chúng cắt nhau. Điểm chung gọi là giao điểm.
Giải bài tập toán 6 trang 115, 116 tập 1
Bài 33 (trang 115, 116 SGK Toán 6 Tập 1)
Điền vào chỗ trong trong các phát biểu sau:
a) Hình gồm hai điểm … và tất cả các điểm nằm giữa … được gọi là đoạn thẳng RS.
Hai điểm … được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm…
a) Hình gồm hai điểm R, S và tất cả các điểm nằm giữa R và S được gọi là đoạn thẳng RS.
Hai điểm R, S được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS.
b) Đoạn thẳng PQ là hình gồm điểm P, điểm Q và tất cả các điểm nằm giữa P và Q.
Bài 34 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1)
Trên đường thẳng a lấy 3 điểm A,B,C. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả? Hãy gọi tên các đoạn thẳng ấy.
Trên hình vẽ có 3 đoạn thẳng. Đó là đoạn thẳng AB, đoạn thẳng AC và đoạn thẳng BC.
Bài 35 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1)
Gọi M là một điểm bất kì của đoạn thẳng AB, điểm M nằm ở đâu? Em hãy chọn cậu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Điểm M phải trùng với điểm A.
b) Điểm M phải nằm giữa hai điểm A và B.
c) Điểm M phải trùng với điểm B.
d) Điểm M hoặc trùng với điểm A hoặc nằm giữa hai điểm A và B hoặc trùng với điểm B.
Hướng dẫn:
+ Điểm M trùng với điểm A:
+ Điểm M nằm giữa hai điểm A và B:
+ Điểm M trùng với điểm B:
⟶ Điểm M có thể trùng với điểm A, trùng với điểm B hoặc nằm giữa hai điểm A và B.
Lời giải:
Câu trả lời đúng là: d) Điểm M hoặc trùng với điểm A hoặc nằm giữa hai điểm A và B hoặc trùng với điểm B.
Bài 36 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1)
Xét 3 đoạn thẳng AB, BC, CA trên hình 36 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Đường thẳng a có đi qua mút của đoạn thẳng nào không? b) Đường thẳng a có cắt những đoạn thẳng nào không? c) Đường thẳng a có không cắt những đoạn thẳng nào? |
a) Đường thẳng a không đi qua mút của đoạn thẳng nào.
b) Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AB. Đường thẳng a cắt đoạn thẳng AC.
c) Đường thẳng a không cắt đoạn thẳng BC.
Bài 37 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1)
Lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C vẽ hai tia AB và AC, sau đó vẽ tia Ax cắt đoạn BC tại điểm K nằm giữa hai điểm B và C.
Học sinh thực hiện vẽ hình theo các bước sau:
+ Chọn ba điểm A, B, C sao cho ba điểm không thẳng hàng.
+ Vẽ tia AB, vẽ tia AC.
+ Nối B và C để tạo thành đoạn thẳng BC.
+ Chọn điểm K nằm giữa hai điểm B và C.
+ Vẽ tia AK, tia Ax trùng với tia AK.
Bài 38 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1)
Vẽ hình 37 vào vở rồi tô đoạn thẳng BM, tia MT, đường thẳng BT bằng ba màu khác nhau.
Cách vẽ hình 37:
+ Chọn ba điểm không thẳng hàng M, B, T.
+ Vẽ đoạn thẳng MB.
+ Vẽ tia MT.
+ Vẽ đường thẳng BT.
Bài 39 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1)
Vẽ hình 38 vào vở rồi vẽ tiếp các đoạn thẳng AE, BD cắt nhau tại I và vẽ các đoạn thẳng AF, CD cắt nhau tại K. Vẽ các đoạn thẳng BF, CE cắt nhau tại L.
Kiểm tra xem các điểm I,K,L có thẳng hàng hay không.
Cách vẽ hình 38:
+ Lấy 3 điểm thẳng hàng A, B, C. Nối ba điểm đó tạo thành đường thẳng AC.
+ Lấy 3 điểm thẳng hàng D, E, F. Nối ba điểm đó tạo thành đường thẳng DF.
Để kiểm tra ba điểm thẳng hàng, ta sử dụng thước thẳng để kiểm tra.
Ba điểm I, K, L có thẳng hàng.