Hướng dẫn cách ra đề môn Toán Tiểu học theo Thông tư 22, Tài Liệu Học Thi xin gửi đến các thầy cô giáo tài liệu hướng dẫn cách ra đề môn Toán Tiểu học theo Thông tư 22.
Mời thầy cô giáo cùng tham khảo tài liệu hướng dẫn cách ra đề môn Toán Tiểu học theo Thông tư 22. Tài liệu hướng dẫn cách xây dựng bảng ma trận đề thi cuối học kì II môn Toán và một số mẫu đề thi học kì 2 môn Toán từ lớp 1 đến lớp 5. Với tài liệu này sẽ giúp các thầy cô tham khảo để lấy kinh nghiệm ra đề thi chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì 2 sắp tới. Mời thầy cô cùng tham khảo.
Hướng dẫn cách ra đề Môn toán Tiểu học theo thông tư 22
1. Đề kiểm tra.
1.1. Mục đích của đề kiểm tra.
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
1.2. Hình thức đề kiểm tra
Đề thiết kế dưới dạng ma trận.
1.3 . Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra
a). Cấu trúc ma trận đề:
+ Lập một bảng có hai chiều, một chiều là mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: Nhận biết; Thông hiểu và Vận dụng.
+ Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
+ Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Ví dụ minh họa về Ma trận đề kiểm tra môn Toán cuối năm học lớp 5
Mạch kiến thức, |
Số câu và số điểm |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính với chúng. |
Số câu |
2 |
1 |
1 |
3 |
1 |
|||
Số điểm |
2,0 |
1,0 |
2,0 |
3,0 |
2,0 |
||||
Đại lượng và đo đại lượng: độ dài, khối lượng, thời gian, diện tích, thể tích. |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
1 |
||||
Số điểm |
1,0 |
2,0 |
1,0 |
2,0 |
|||||
Yếu tố hình học: chu vi, diện tích, thể tích các hình đã học. |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
1 |
||||
Số điểm |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
|||||
Tổng |
Số câu |
4 |
1 |
1 |
1 |
1 |
5 |
3 |
|
Số điểm |
4,0 |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
2,0 |
5,0 |
5,0 |
b) Mô tả về các cấp độ tư duy:
Cấp độ tư duy |
Mô tả |
Mức 1: |
Học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; |
Mức 2: |
Học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học; |
Mức 3: |
Học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. |
c) Các khâu cơ bản thiết kế ma trận đề kiểm tra:
K1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương…) cần kiểm tra;
K2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
K3. Quyết định phân phối tỉ lệ % điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương…);
K4. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương…) tương ứng với tỉ lệ %;
K5. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
K6. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Ví dụ về các khâu thiết kế ma trận đề kiểm tra Toán Học kì I lớp 2:
Khâu 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương…) cần kiểm tra;
Nội dung kiến thức |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
1. Số học và phép tính |
||||||||
2. Đại lượng và đo đại lượng |
||||||||
3. Yếu tố hình học |
||||||||
4. Giải bài toán có lời văn |
Khâu 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
Nội dung kiến thức |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
1. Số học và phép tính |
– Đọc, viết đếm các số trong phạm vi 100 |
– Thực hiện được phép cộng, trừ các số trong phạm vi 100. |
– Tính giá của biểu thức số có không quá hai dấu phép tính cộng, trừ không nhớ |
2. Đại lượng và đo đại lượng |
– Nhận biết ngày, giờ; ngày, tháng; đề-xi mét, kg, lớt |
– Xem lịch để biết ngày trong tuần, ngày trong tháng. |
– Xử lý các tình huống thực tế. |
3. Yếu tố hình học |
– Nhận biết đường thẳng, ba điểm thẳng hàng, hình tứ giác , hình chữ nhật |
– Nhận dạng các hình đó học ở các tình huống khác nhau. |
– Vẽ hình chữ nhật, hình tứ giác . |
4. Giải bài toán có lời văn |
– Nhận biết bài toán có lời văn (có 1 bước tính với phép cộng hoặc trừ; loại toán nhiều hơn, ít hơn) và các bước giải bài toán có lời văn. |
– Biết cách giải và trình bày các loại toán đã nêu (câu lời giải, phép tính, đáp số). |
– Giải các bài toán theo tóm tắt (bằng lời văn ngắn gọn hoặc hình vẽ) trong các tình huống thực tế. |
Khâu 3. Quyết định phân phối tỉ lệ % điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương…);
Nội dung kiến thức |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
1. Số học và phép tính |
50% |
|||
2. Đại lượng và đo đại lượng |
10 % |
|||
3. Yếu tố hình học |
20 % |
|||
4. Giải bài toán có lời văn |
20% |
|||
Tổng số câu |
Khâu 4. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương…) tương ứng với tỉ lệ %;
Nội dung kiến thức |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
1. Số học và phép tính |
6 điểm |
|||
2. Đại lượng và đo đại lượng |
1 điểm |
|||
3. Yếu tố hình học |
2 điểm |
|||
4. Giải bài toán có lời văn |
2 điểm |
|||
Tổng số câu |
Khâu 5. Điền vào ma trận và tính số điểm và số câu hỏi cho mỗi cột
Nội dung kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Cộng |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
1. Số học và phép tính |
2 câu |
1 câu |
1 câu |
1 câu |
4 câu |
||
2. Đại lượng và đo đại lượng |
2 câu |
2 câu |
|||||
3. Yếu tố hình học |
2 câu |
1 câu |
3 câu |
||||
4. Giải bài toán có lời văn |
1 câu |
1 câu |
|||||
Tổng số câu |
6 câu |
1 câu |
3 câu |
1 câu |
10 câu |
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp