Khung kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512, Khung kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện
Khung kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, giúp thầy cô tham khảo, soạn theo đúng mẫu mới nhất này!
Bài viết dưới đây vừa cung cấp khung kế hoạch, cùng 2 mẫu kế hoạch bài dạy môn Tin học và Ngữ văn theo Công văn 5512 giúp thầy cô dễ dàng lên kế hoạch bài dạy cho mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm mẫu kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn được ban hành kèm Công văn này. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:
Khung kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512
Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:………………. Tổ:………………………. |
Họ và tên giáo viên: …………………… |
TÊN BÀI DẠY: …………………………………..
Môn học/Hoạt động giáo dục: ……….; lớp:………
Thời gian thực hiện: (số tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).
b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.
Ghi chú:
1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.
2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/.
3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi – đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.
4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học
– Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
– Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
– Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).
– Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./.
Kế hoạch bài dạy mẫu môn Tin học theo Công văn 5512
KHBD MẪU CỦA CV 5512
TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
(Lớp 10, 2 tiết)
1. Thông tin bài học
- Loại giáo án: Lí thuyết
- Chủ đề lớn: Làm quen với một số khái niệm cơ bản của tin học
- Chủ đề con: Một số khái niệm chung
- Vị trí bài học: Đây là bài đầu tiên giới thiệu về tin học
- Thời lượng: 1 tiết
2. Mục tiêu
a. Kiến thức:
– Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng.
– Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ
– Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu xã hội.
– Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính.
– Biết được một số ứng dụng của tin học và MT điện tử trong các hoạt động của đời sống.
b. Kỹ năng:
– Nhận biết được một số tính năng ưu việt của máy tính.
c. Tư duy, thái độ
– Thấy được quá trình tin học hoá toàn diện đang diễn ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
d. Năng lực được củng cố và phát triển cho học sinh
NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện thông tin và truyền thông
NLc: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học
Học sinh biết tự học, sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề.
3. Nội dung bài học
- Sự hình thành và phát triển của tin học
- Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử
- Thuật ngữ tin học
4. Phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương tiện, thiết bị dạy học
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Kĩ thuật dạy học: “Vấn đáp tìm tòi”, “Công đoạn”
- Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử
5. Tiến trình sư phạm
Tổng quát
Tiết | Hoạt động | Thời gian |
1 |
HĐ1: Gợi động cơ | 2′ |
HĐ2: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của tin học | 15′ | |
HĐ3: Nghiên cứu đặc tính và vai trò của máy tính điện tử | 15′ | |
HĐ4: Tìm hiểu thuật ngữ tin học | 10′ | |
HĐ5: Hướng dẫn học ở nhà | 3′ |
HOẠT ĐỘNG 1: GỢI ĐỘNG CƠ
Thực tế cho thấy Tin học là ngành ra đời chưa lâu nhưng những thành quả mà nó mang lại cho con người thì vô cùng lớn lao. Cùng với Tin học, hiệu quả công việc được tăng lên rõ ràng. Bài hôm nay ta cùng tìm hiểu tại sao lại nói “Tin học là một ngành khoa học”.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIN HỌC
a. Mục tiêu
– Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng.
– Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu xã hội.
b. Sản phẩm
– Nắm bắt ban đầu của học sinh về ngành Tin học
c. Nội dung hoạt động
– Tin học là một ngành khoa học mới hình thành nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ và động lực cho sự phát triển đó là nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người.
– Tin học dần hình thành và phát triển trở thành một ngành khoa học độc lập, với nội dung, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu mang đặc thù riêng.
d. Tổ chức dạy học
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
Trước HĐ |
– Hỏi HS: Em biết gì về ngành Tin học? |
– Suy nghĩ và trả lời |
Trong HĐ |
– Hỏi: Em hãy đọc SGK (tr. 4) kết hợp với hiểu biết của mình hãy cho biết: do đâu mà Tin học là ngành khoa học mới hình thành nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ như vậy? – Hỏi: Em hãy kể tên những ngành trong thực tế có sự trợ giúp của Tin học |
– Suy nghĩ và trả lời – Suy nghĩ và trả lời |
Sau HĐ |
– Khuyến khích HS xung phong trả lời câu hỏi – Giải thích, cung cấp thêm nội dung |
– Trả lời câu hỏi – Lắng nghe, ghi chép |
HOẠT ĐỘNG 3: NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
a. Mục tiêu
– Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ
– Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính.
– Biết được một số ứng dụng của tin học và MT điện tử trong các hoạt động của đời sống.
b. Sản phẩm
– Nắm bắt của học sinh về máy tính điện tử
c. Nội dung hoạt động
- Trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, con người muốn làm việc, sáng tạo đều cần thông tin. Chính vì nhu cầu cấp thiết đó mà máy tính và những đặc trưng riêng biệt của nó đã ra đời. Qua thời gian, tin học ngày càng phát triển và nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống (y tế, giao thông, truyền thông…).
d. Vai trò:
- Ban đầu máy tính ra đời chỉ với mục đích cho tính toán đơn thuần, dần dần nó không ngừng được cải tiến và hỗ trợ cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Ngày nay máy tính đã xuất hiện ở khắp nơi, chúng hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người.
e. Đặc tính:
- MT có thể có thể làm việc không mệt mỏi trong suốt 24 giờ/ngày.
- Tốc độ xử lý thông tin nhanh và ngày càng được nâng cao
- Độ chính xác cao.
- Có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn trong không gian hạn chế.
- Các MT cá nhân có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn
- MT ngày càng gọn nhẹ, tiện dụng và phổ biến.
– Giá thành MT ngày càng hạ.
Tổ chức dạy học
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
Trước HĐ |
– Hỏi HS: Em đã từng sử dụng máy tính điện tử chưa? Cảm nhận của em về việc ra đời của máy tính điện tử? |
– Suy nghĩ và trả lời |
Trong HĐ |
– Hỏi: Em hãy cho biết vai trò của máy tính điện tử? – Hỏi: Em hãy cho biết máy tính điện tử có những đặc tính nào? |
– Suy nghĩ và trả lời, thảo luận theo bàn – Suy nghĩ và trả lời, thảo luận theo bàn |
Sau HĐ |
– Khuyến khích HS xung phong trả lời câu hỏi – Giải thích, cung cấp thêm nội dung |
– Thảo luận theo bàn để tổng hợp thông tin, trả lời câu hỏi – Lắng nghe, ghi chép |
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU THUẬT NGỮ TIN HỌC
a. Mục tiêu
– Biết nguồn gốc của thuật ngữ “tin học”
b. Sản phẩm
– Nắm bắt của học sinh về thuật ngữ
c. Nội dung hoạt động
- Trong tiếng Pháp, Tin học là Informatique, người châu Âu trong các hội thảo, ấn phẩm khoa học sử dụng thuật ngữ đó dưới dạng Anh hoá là Informatics. Còn người Mĩ lại quen dùng thuật ngữ Computer Science (Khoa học máy tính).
- Khái niệm về tin học: Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng MT điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất chung của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
d. Tổ chức dạy học
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |
Trước HĐ |
– Yêu cầu HS nghiên cứu SGK |
– Đọc SGK |
Trong HĐ |
– Hỏi: Em hãy nêu 1 số thuật ngữ tin học được các nước trên thế giới sử dụng – Hỏi: Em hãy nêu khái niệm Tin học? |
– Suy nghĩ và trả lời – Suy nghĩ và trả lời |
Sau HĐ |
– Khuyến khích HS xung phong trả lời câu hỏi – Giải thích, cung cấp thêm nội dung |
– Trả lời câu hỏi – Lắng nghe, ghi chép |
HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Đọc và nghiên cứu lại toàn bộ nội dung đã học
- Làm câu hỏi cuối bài
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 9 theo Công văn 5512
CHỦ ĐỀ: VĂN NGHỊ LUẬN NGỮ VĂN 9
– Ý nghĩa, tầm quan trọng của Gồm 05 bài:
– Bàn về đọc sách (trích) của Chu Quang Tiềm
– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
– Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
– Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Thời gian thực hiện: 8 tiết
(số tiết do nhà trường hoặc GV là kế hoạch quyết định)
I. Mục tiêu chung.
1. Kiến thức.
việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
– Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
– Đặc điểm, yêu cầu, đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí
– Những yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí.
2. Năng lực.
– Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa vào phân tích ngôn từ).
– Phân tích được mối liên- Nhận ra và phân tích được bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Nhận xét, đánh giá được tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong đoạn trích.
– Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.
– Nhận biết được bố cục của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí.
– Phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí.
– Biết quan sát các hiện tượng của đời sống.
– Đọc hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.
– Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. Phẩm chất.
– Yêu sách, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Intenet để mở rộng hiểu biết, có phương pháp đọc sách hiệu quả.
– Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày
– Có ý thức luôn quan tâm đến đời sống, tu dưỡng đạo đức; tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người, khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử, đứng về lẽ phải mà suy nghĩ.
– Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm.
– Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.
Chủ đề 2:
Tiết 91: Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH – Chu Quang Tiềm
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
– Nhận biết được hương pháp đọc sách có hiệu quả.
– Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa vào phân tích ngôn từ).
– Nhận ra và phân tích được bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
2. Năng lực:
– Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.
– Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa vào phân tích ngôn từ).
– Nhận ra và phân tích được bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
– Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Nhận xét, đánh giá được tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong đoạn trích.
3. Thái độ:
– Yêu sách, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết, có phương pháp đọc sách hiệu quả.
– Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
4. Thiết bị dạy học và học liệu.
– Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu bài tập.
– Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của giáo viên- học sinh | Mục tiêu |
Hoạt động 1: Xác định vấn đề. 1. Mục tiêu: – Tạo tâm thế hứng thú cho HS. – Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách. 2. Nội dung: – HS xem vi deo. Chia sẻ quan điểm của cá nhân. 3. Sản phẩm hoạt động – Trình bày miệng |
|
2. Nội dung: – HS xem vi deo. Chia sẻ quan điểm của cá nhân. 3. Sản phẩm hoạt động – Trình bày miệng 4. Tổ chức hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: – GV cho HS xem video về Ngày hội đọc sách-“Quyển sách tôi yêu”. – Suy nghĩ của em sau khi xem video? * Thực hiện nhiệm vụ học tập: – HS suy nghĩ, chia sẻ quan điểm của cá nhân. * Báo cáo kết quả: – HS chia sẻ quan điểm của cá nhân. * Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét, kết luận, dẫn vào bài mới. GV: Đúng vậy các em ạ. Nhà văn M.G đẫ từng nói: Sách đã mở ra trước mắt ta những chân trời mới. Vậy sách có tầm quan trọng ntn? Phải đọc sách ntn cho có hiệu quả? ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vb “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên. |
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. 1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Chu Quang Tiềm và văn bản Bàn về đọc sách 2. Nội dung: HS tìm hiểu ở nhà những thông tin về tác giả trên mạng 3. Sản phẩmhoạt động: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS. |
|
Hoạt động 1: Giới thiệu chung 4.Tổ chức hoạt động: * GV chuyển giao nhiệm vụ: ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản? *Thực hiện nhiệm vụ: – HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Chu Quang Tiềm, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, có tranh minh họa – GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. – Dự kiến sản phẩm… + tg: (1897-1986), là nhà mỹ học, lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. + Bài văn được trích từ sách “Danh nhân TQ bàn về niềm vui, nỗi buồn của công việc đọc sách” *Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. * Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá – Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng – Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu. – Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau. ? Đề xuất cách đọc văn bản? – Đọc chậm rãi như lời tâm tình trò chuyện của 1 người đang chia sẻ kinh nghiệm thành công hay thất bại của mình trong thực tế với người khác. Thảo luận nhóm bàn: ? Vb bàn về vđ gì? Đc trình bày bằng ptbđ nào? Từ đó xđ kiểu vb của bài viết? ? Vđ đọc sách đc trình bày thành mấy lđ? Tóm tắt ngắn gọn nd của từng lđ? Dự kiến TL: – Bàn về tầm quan trọng của việc đọc sách- PT nghị luận – 3 luận điểm * Gv: Đó cũng chính là bố cục của vb. |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 1. Mục tiêu: G iúp học sinh tìm hiểu tầm quan trọng của việc đọc sách. 2. Nội dung:HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV. 3. Sản phẩm của hoạt động: phiếu học tập, trả lời miệng. 4. Tổ chức hoạt động: * GV chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm bàn(7 phút): ? Theo tg, con đường nào để có được học vấn là gì? ? Vậy đối với con đường phát triển của nhân loại, sách có 1 ý nghĩa ntn? Tìm dẫn chứng minh họa. ? Từ những lí lẽ trên của tác giả, em hiểu gì về sách và lợi ích của việc đọc sách? ? Nhận xét về cách lập luận của nhà văn? *Thực hiện nhiệm vụ: – HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả. – GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. – Dự kiến sản phẩm… + Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn: + Mọi thành quả của nhân loại đều do sách vở ghi chép. + Sách là kho tàng quí báu ghi chép, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tích luỹ được qua từng thời đại. + Sách có giá trị là cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. + Đọc sách là chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện thế giới mới. + Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, sd hình ảnh ss thú vị,… *Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. *Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá – Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng ? Những cuốn SGK các em đang học có phải là những “di sản tinh thần” vô giá đó không? Vì sao? *Gv: Có thể nói, cách lập luận của học giả Chu Quang Tiềm rất thấu tình đạt lí và sâu sắc. Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của CN, đọc sách trong tình hình hiện nay vẫn là con đường quan trọng trong nhiều con đường khác. ? Theo TG, đọc sách là “hưởng thụ”, là “chuẩn bị” trên con đường học vấn. Vậy, em đã “hưởng thụ” được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để “chuẩn bị” cho học vấn của mình? Dự kiến: Tri thức về TV, về vb giúp em có kĩ năng sd đúng và hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói và viết, kĩ năng đọc – hiểu các loại vb trong văn hoá đọc sau này của bản thân. – Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. *Gv: Song tg không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách. Ông đã chỉ ra việc hạn chế trong việc trau dồi học vấn trong đọc sách. Đó là những thiên hướng nào? Tác hại của chúng ra sao? Thì tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp. |
II. Tìm hiểu văn bản 1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách – Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn: + Mọi thành quả của nhân loại đều do sách vở ghi chép. + Sách là kho tàng quí báu… + Sách là cột mốc… – H/a ẩn dụ thú vị; cách nói hình tg. -> Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức; là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách. =>Ptích đúng đẵn , rõ ràng, xác thực. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập. 2. Nội dung: HS viết đv 3. Sản phẩm của hoạt động: Câu trả lời của HS; vở ghi. |
|
4. Tổ chức hoạt động: *GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết một đv trình bày suy nghĩ của em về vai trò của sách *HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: – Nghe và làm bt>- GV hướng dẫn HS về nhà làm. |
IV. Luyện tập: |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. |
|
2. Nội dung : HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV. 3. Sản phẩm của hoạt động: Câu trả lời của hs. 4. Tổ chức hoạt động: * Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Hiện nay, trong thời đại kỹ thuật số con người có cần đến sách không? Vì sao? *HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân. + Dự kiến sp: Vẫn cần đọc sách vì trong sách có nhiều thông tin, kiến thức hữu ích,.. |
|
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học 2. Nội dung: Về nhà tìm hiểu, liên hệ 3. Sản phẩm của hoạt động: câu trả lời của HS vào trong vở 4. Tổ chức hoạt động: * GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: – Tìm những câu nói nổi tiếng nói về sách và tầm quan trọng của việc đọc sách. *HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời. |
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………..