Mẫu S03b-DNN: Sổ cái, Mẫu S03b-DNN: Sổ cái theo hình thức kế toán Nhật ký chung, được ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh
Mẫu S03b-DNN: Sổ cái theo hình thức kế toán Nhật ký chung, được ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán.
Mỗi tài khoản được mở 1 hoặc 1 số trang liên tiếp trên Sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán. Mời các bạn cùng theo dõi mẫu Sổ cái theo hình thức Nhật ký chung, cũng như cách lập theo Thông tư 133/2016/TT-BTC trong bài viết dưới đây:
Mẫu Sổ cái theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Đơn vị: ………………………….. Địa chỉ: …………………………… |
Mẫu số S03b-DNN |
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Năm…
Tên tài khoản …………..
Số hiệu…………
Ngày, tháng ghi sổ |
Chứng từ |
Diễn giải |
Nhật ký chung |
Số hiệu TK đối ứng |
Số tiền |
|||
Số hiệu |
Ngày tháng |
Trang sổ |
STT dòng |
Nợ |
Có |
|||
A |
B |
C |
D |
E |
G |
H |
1 |
2 |
– Số dư đầu năm – Số phát sinh trong tháng |
||||||||
– Cộng số phát sinh tháng – Số dư cuối tháng – Cộng lũy kế từ đầu quý |
– Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …
– Ngày mở sổ:…
|
|
Ngày … tháng … năm … |
Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Cách ghi Sổ Cái theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ.
- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh.
- Cột E: Ghi số trang của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này.
- Cột G: Ghi số dòng của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này.
- Cột H: Ghi số hiệu của các tài khoản đối ứng liên quan đến nghiệp vụ phát sinh với tài khoản trang Sổ Cái này (Tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau).
- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của Tài khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế.
Đầu tháng, ghi số dư đầu kỳ của tài khoản vào dòng đầu tiên, cột số dư (Nợ hoặc Có). Cuối tháng, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính.