Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp những mở bài bài thơ Tỏ lòng (21 mẫu), Mở bài bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão gồm 21 mẫu mở bài hay, ấn tượng, giúp các em học sinh lớp
Mở bài bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão gồm 21 mẫu mở bài hay, ấn tượng nhất. Thông qua 21 mẫu mở bài này giúp các em học sinh lớp 10 tham khảo, viết đoạn mở đầu cho bài phân tích bài thơ, phân tích 2 câu thơ đầu, 2 câu thơ cuối…. hay hơn.
Mở bài Tỏ lòng là tài liệu rất hữu ích đối với các bạn học sinh lớp 10. Khi đối mặt với một vấn đề cần viết, phần mở bài là phần khiến các bạn cảm thấy khó khăn nhất, sự dẫn dắt thể hiện ý diễn tả ở phần mở đầu hay sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn và sự hoàn thành một bài viết cũng nhanh chóng. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 10.
Xem Tắt
- 1 Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- 1.1 Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 1
- 1.2 Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 2
- 1.3 Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 3
- 1.4 Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 4
- 1.5 Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 5
- 1.6 Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 6
- 1.7 Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 7
- 1.8 Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 8
- 1.9 Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 9
- 2 Mở bài phân tích 2 câu đầu bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- 3 Mở bài phân tích 2 câu cuối bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- 4 Mở bài cảm nhận bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- 5 Mở bài phân tích hào khí Đông A trong bài Tỏ Lòng
Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 1
Phạm Ngũ Lão là một trong những danh tướng nước ta thời nhà Trần. Ông không viết thơ nhiều nhưng tác phẩm của ông đều để lại những dấu ấn riêng. Bài thơ “Thuật hoài” hay còn gọi là “tỏ lòng” là một tác phẩm nổi tiếng của Phạm Ngũ Lão thể hiện tình yêu nước nồng nàn cùng niệm tự hào và khát vọng cống hiến khi tổ quốc bị xâm lăng.
Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 2
Phạm Ngũ Lão (1255-1320), là một vị tướng tài dưới triều Trần, từng đóng góp rất nhiều công lao trong cả hai cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược. Khi còn tại thế ông đã từng giữ đến chức Điện súy, phong tước quan nội hầu, đương thời ông chỉ xếp sau cha vợ mình là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng vĩ đại nhất lịch sử phong kiến nước ta về danh tiếng. Tuy là con nhà võ, hàng năm quen chuyện binh đao thế nhưng Phạm Ngũ Lão cũng lại là người rất yêu thích thơ ca và được người đời khen tặng là văn võ toàn tài.
Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 3
Phạm Ngũ Lão là một người tài giỏi, có lòng yêu nước nồng nàn, bản lĩnh phi thường. Ông không chỉ biết đến là một danh tướng thời Trần mà còn là một nhà thơ với nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bài thơ Tỏ lòng. Văn bản thể hiện những tâm tư, nỗi niềm của vị tướng tài, đồng thời tái hiện chân thực hào khí Đông A sôi sục, hào hùng của thời đại.
Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 4
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần. Tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân song chí lớn tài cao nên ông nhanh chóng trở thành tùy tướng số một bên cạnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược, Phạm Ngũ Lão cùng những tên tuổi lớn khác của triều đình đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng tạo nên hào khí Đông A của thời đại đó
Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 5
Từ ngàn xưa, nhân dân ta đã có truyền thống yêu nước nồng nàn, luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước mỗi khi đất nước cần. Lòng yêu nước được thể hiện qua nhiều lĩnh vực nhưng có lẽ nổi bật nhất vẫn là ở lĩnh vực văn học. Trong các bài thơ của ông, có một tác phẩm rất đặc biệt “Tỏ lòng” đây chính là tác phẩm đã làm toát lên rất rõ về vẻ đẹp, khí thế của con người nhà Trần. Phạm Ngũ Lão là danh tướng thời Trần, có công rất lớn trong công cuộc chống Nguyên – Mông. “Tỏ lòng” được ông sáng tác khi cuộc chiến lần thứ hai Nguyên – Mông đang đến rất gần, nhằm khơi dậy sức mạnh toàn dân. Lúc đó, tác giả cùng một số vị tướng khác được cử lên biên ải Bắc trấn giữ nước.
Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 6
Đã từng một thời, văn học Việt Nam được biết tới như những con thuyền chở đầy ý chí và khát vọng cao đẹp của người đương thời, đó là những áng thi ca trung đại đầy hào sảng, hùng tráng. Bởi vậy chăng mà cứ mỗi lần từng tiếng thơ “Thuật hoài” (Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão) vang lên, hiện lên trước mắt ta luôn là hình ảnh người tráng sĩ thời đại Lý – Trần với hùng tâm tráng chí sôi nổi, như những bức tượng đài đẹp nhất đại diện cho cả một thời đại đầy rực rỡ của phong kiến Việt Nam: thời đại Đông A.
Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 7
Phạm Ngũ Lão là một người tài giỏi, có lòng yêu nước nồng nàn, bản lĩnh phi thường, ông là một tướng tài đồng thời cũng là người có tâm hồn văn chương. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bài thơ Tỏ lòng. Văn bản thể hiện những tâm tư, nỗi niềm của vị tướng tài, đồng thời tái hiện chân thực hào khí Đông A sôi sục, hào hùng của thời đại.
Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 8
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Ông đã có công giúp cho hưng đạo đại vương biết bao nhiêu trận thắng cùng những chiến công lẫy lừng bảo vệ tổ quốc bình yên độc lập, dẹp yên lũ cướp nước. Có thể nói ông giống như một cánh tay đắc lực cho Hưng Đạo Đại vương vậy. tuy nhiên chúng ta không chỉ biết đến ông với tư cách là một vị danh tướng mà còn biết đến ông với tư cách là một nhà thơ. Nhắc đến ông là ta nhớ ngay đến bài thơ thuật hoài – một bài thơ thể hiện rõ nỗi lòng của ông cũng như chủ nghĩa anh hùng yêu nước, khí thế của quân dân nhà Trần.
Mở bài phân tích bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 9
Thuật hoài là một tác phẩm nổi tiếng của danh tướng đời Trần Phạm Ngũ Lão. Dù được xếp vào loại thơ trữ tình, nhưng từng câu từng chữ lại toát lên cái hào khí Đông A ngút trời của thời đại đó. Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một người văn võ song toàn, sống thời thời Trần, là vị danh tướng trăm trận trăm thắng. Ông được biết đến sau những chiến công hiển hách chống lại giặc xâm lược Mông – Nguyên.
Mở bài phân tích 2 câu đầu bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Mở bài phân tích 2 câu đầu bài Tỏ lòng – Mẫu 1
Thời đại nhà Trần là một trong những thời đại oai hùng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên xâm lược. Nhắc đến chiến công ấy, ta không thể không nhớ tới Phạm Ngũ Lão – một danh tướng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến bảo vệ nước nhà.
Mở bài phân tích 2 câu đầu bài Tỏ lòng – Mẫu 2
Âm vang của thời đại Đông A với những chiến công hào hùng trong lịch sử chống ngoại xâm với ba lần chiến thắng chống quân Nguyên Mông đã in đậm trên nhiều trang viết của các tác giả đương thời. Phạm Ngũ Lão- một danh tướng nhà Trần cũng gửi lại cảm xúc của mình qua bài thơ “Thuật hoài” (Tỏ lòng).
Mở bài phân tích 2 câu đầu bài Tỏ lòng – Mẫu 3
Việt Nam, đất nước tuy bé nhỏ đầy những gian lao vất vả nhưng rất đỗi anh hùng đã trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước với những mốc son chói lọi trong lịch sử. Một trong những mốc son ấy chính là ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược của vua tôi nhà Trần.
Mở bài phân tích 2 câu cuối bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Mở bài phân tích 2 câu cuối bài Tỏ lòng – Mẫu 1
Nhận xét về Phạm Ngũ Lão, sách Đại việt sử ký toàn thư viết: “Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ nhưng rất thích đọc sách, là người phóng khoáng, có chí lớn, thích ngâm thơ, tựa như không để ý đến việc võ binh. Nhưng quân ông chỉ huy, thực là đội quân phụ tử, hễ đánh là thắng”. Dường như trong những vần thơ của ông cũng mang theo lý tưởng, khát vọng được lập công danh với đời, điều đó đã được thể hiện thông qua tác phẩm “Tỏ lòng”.
Mở bài phân tích 2 câu cuối bài Tỏ lòng – Mẫu 2
Phạm Ngũ Lão được biết đến là võ tướng có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Bên cạnh đó ông còn rất ham đọc sách, làm thơ và được xem là người văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông hiện chỉ còn hai bài thơ là “Tỏ lòng” (Thuật hoài) và “Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương”. Đặc biệt, “Tỏ lòng” đã thể hiện vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng hiên ngang với lí tưởng và nhân cách lớn lao, đồng thời phản ánh hào khí của thời đại Đông A với sức mạnh và khí thế hào hùng.
Mở bài cảm nhận bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Mở bài cảm nhận bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 1
Phạm Ngũ Lão là một võ tướng giỏi thời Trần, nhưng ông lại thích đọc sách ngâm thơ và được người đời ca ngợi là văn võ toàn tài. Bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của ông đã khắc họa đã khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh cũng như lý tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
Mở bài cảm nhận bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 2
Với bài thơ “Tỏ lòng”, nhà thơ Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được “hào khí Đông A” nổi bật trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược. Cũng như cho người đọc thấy được tấm lòng cao đẹp của mình.
Mở bài cảm nhận bài thơ Tỏ lòng – Mẫu 3
Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được tinh thần của thời đại nhà Trần. Đó là vẻ đẹp của hào khí Đông A, cũng như sức mạnh của con người và quân đội thời Trần.
Mở bài phân tích hào khí Đông A trong bài Tỏ Lòng
Mở bài phân tích hào khí Đông A trong bài Tỏ Lòng – Mẫu 1
Trong lịch sử nước nhà, thời đại nhà Trần là một trong những thời đại lịch sử phát triển nhất. Không thể phủ nhận những thành tựu mà quân dân nhà Trần làm cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, quân sự, kinh tế hay tôn giáo… Nhắc đến nhà Trần là nhắc đến hào khí Đông A. Đặc biệt hào khí ấy không chỉ được nhắc đến trong lịch sử mà nó còn được nhắc đến qua bài thơ Tỏ lòng của vị tướng quân tài ba Phạm Ngũ Lão. Đồng thời qua bài thơ này, nhà thơ cũng muốn thể hiện nỗi “thẹn” của mình.
Mở bài phân tích hào khí Đông A trong bài Tỏ Lòng – Mẫu 2
Chúng ta thường được biết đến nhà Trần là một trong những thời đại phát triển nhất. Nhà Trần còn được biết với những trận chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên – Mông. Nổi tiếng với hào khí Đông A . Đặc biệt hào khí ấy không chỉ được nhắc đến trong lịch sử mà nó còn được nhắc đến qua bài thơ Tỏ lòng của vị tướng quân tài ba Phạm Ngũ Lão. Đồng thời qua bài thơ này, nhà thơ cũng muốn thể hiện nỗi “thẹn” của mình.
Mở bài phân tích hào khí Đông A trong bài Tỏ Lòng – Mẫu 3
Tỏ lòng là một tác phẩm nổi tiếng của danh tướng đời Trần Phạm Ngũ Lão. Dù được xếp vào loại thơ trữ tình, nhưng từng câu từng chữ lại toát lên cái hào khí Đông A ngút trời của thời đại đó.
Mở bài phân tích hào khí Đông A trong bài Tỏ Lòng – Mẫu 4
Mỗi trang văn đều được phủ bóng bởi thời đại mà nó ra đời. Thật vậy, văn học và hiện thực cuộc sống luôn có mối quan hệ gắn bó bền chặt. Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão được phỏng đoán ra đời năm 1284 – khi cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai sắp bắt đầu. Bởi vậy mà bất cứ ai khi đến với tác phẩm đều cảm nhận được âm vang hào khí Đông A toát ra từng câu chữ.