Một số bài toán chọn lọc về thời gian trong giao động điều hòa, Một số bài toán chọn lọc về thời gian trong giao động điều hòa
MỘT SỐ BÀI TOÁN CHỌN LỌC VỀ THỜI GIAN TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
Giáo viên: ĐẶNG VIỆT HÙNG
Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Gọi M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7 (trong đó M4 trùng O) là bảy điểm liên tiếp trên đường thẳng qua O và cứ sau 0,05 s thì chất điểm lại qua các điểm trên. Biết tốc độ của chất điểm khi đi qua M4 là 20π cm/s. Biên độ dao động A có giá trị bằng bao nhiêu?
A.4 cm B.6 cm C. 4√2 cm D.5 cm.
Câu 2: Một vật dao động điều hòa dọc theo một đường thẳng. Một điểm M nằm cố định trên đường thẳng đó, phía ngoài khoảng chuyển động của vật. Tại thời điểm t thì vật xa M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là ∆t vật gần M nhất. Độ lớn vận tốc của vật bằng nửa tốc độ cực đại vào thời điểm gần nhất là:
Câu 3: Một vật dao động điều hòa dọc theo một đường thẳng. Một điểm M nằm cố định trên đường thẳng đó, phía ngoài khoảng chuyển động của vật. Tại thời điểm t thì vật xa M nhất, sau ñó một khoảng thời gian ngắn nhất là ∆t vật gần M nhất. Độ lớn vận tốc của vật đạt cực đại vào thời điểm gần nhất là:
Câu 4: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T. Trong một chu kỳ, khoảng thời gian để tốc độ của vật nhỏ hơn √3/2 tốc độ cực đại là
A.T/2 B.2T/3 C.T/3 D.T/6
Câu 5: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ 10 cm. Trong một chu kỳ, khoảng thời gian để tốc độ của vật không nhỏ hơn 10π√2 cm/s là T/2. Tần số dao ñộng có giá trị bằng
A.4 Hz B.1 Hz C.2 Hz D.0,5 Hz
Câu 6: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ 5 cm. Trong một chu kỳ, khoảng thời gian để tốc độ của vật không vượt quá 20π cm/s là 2T/3. Chu kỳ dao động của vật bằng
A.0,433 s B.0,15 s C.0,25 s D.0,5 s
Câu 7: Vật dao động điều hòa, gọi t1 là thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB đến li độ x =A/2 và t2 là thời gian vật đi từ li độ x = A/2 đến biên dương (x = A). Ta có:
A. t1 = 0,5t2 B. t1 = t2 C. t1 = 2t2 D. t1 = 4t2
Câu 8: Vật dao động điều hòa, gọi t1 là thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB đến li độ x =A và t2 là thời gian vật đi từ li độ x = –A/2 đến biên dương (x = A). Ta có:
A. t1 = (3/4)t2 B. t1 = (1/4)t2 C. t2 = (3/4)t1. D. t2 = (1/4)t2
Câu 9: Vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB đến li độ x = –A lần thứ hai là:
A. ∆t = 5T/4. B. ∆t = T/4. C. ∆t = 2T/3. D. ∆t = 3T/4.
Câu 10: Vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ x = A/2 đến thời điểm vật qua VTCB lần thứ hai là:
A. ∆t = 5T/12. B. ∆t = 5T/4. C. ∆t = 2T/3. D. ∆t = 7T/12.
Câu 11: Vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ x = A√2/2 đến li độ x = A là
A. ∆t = T/12. B. ∆t = T/4. C. ∆t = T/6. D. ∆t = T/8.
Câu 12: Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ x = A√2/2 đến li độ x = A/2 là 0,5 (s). Chu kỳ dao động của vật là:
A.T = 1 (s). B. T = 12 (s). C.T = 4 (s). D.T = 6 (s).
Câu 13: Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ li độ x = -A√2/2 đến li độ x = A là 0,3 (s). Chu kỳ dao động của vật là:
A.T = 0,9 (s). B. T = 1,2 (s). C.T = 0,8 (s). D.T = 0,6 (s).
Câu 14: Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Vật đi từ li độ x = A/2 đến li độ x = –A/2 hết khoảng thời gian ngắn nhất là 0,5 (s). Tính khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB đến li độ x = -A√2/2.
A. ∆t = 0,25 (s). B. ∆t = 0,75 (s). C. ∆t = 0,375 (s). D. ∆t = 1 (s).
Câu 15: Một vật dao động điều hòa dọc theo một đường thẳng. Một điểm M nằm cố định trên đường thẳng đó, phía ngoài khoảng chuyển động của vạt. Tại thời điểm t thì vật xa M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là ∆t vật gần M nhất. Vật cách vị trí cân bằng một khoảng 0,5A vào thời điểm gần nhất là:
Câu 16: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ dao động là T. Thời điểm ban đầu vật ở li độ x = –A, sau đó 5T/6 thì vật ở li độ
A.x = A. B.x = A/2. C.x = –A/2. D. x = –A.
Câu 17: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 8cos(2πt – π/3) cm. Tính từ thời ñiểm ban đầu (t = 0), sau đó 2/3 (s) thì vật ở li độ
A.x = 8 cm. B. x = 4 cm. C.x = –4 cm. D. x = –8 cm.
Câu 18: Cho một vật dao động điều hòa có phương trình chuyển động x = 10cos(2πt – π/6) cm. Vật đi qua vị trí cân bằng lần đầu tiên vào thời điểm:
A.t = 1/3 (s). B.t = 1/6 (s). C.t = 2/3 (s). D.t = 1/12 (s).
Câu 19: Một vật dao động điều hòa với biên độ A. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến điểm M có li độ x = A√2/2 là 0,25 (s). Chu kỳ dao động của vật là
A.T = 1 (s). B. T = 1,5 (s). C.T = 0,5 (s). D.T = 2 (s).
Câu 20: Một vật dao động điều hoà có tần số 2 Hz, biên độ 4 cm. Ở một thời điểm nào đó vật chuyển động theo chiều âm qua vị trí có li độ 2 cm thì sau thời điểm đó 1/12 (s) vật chuyển động theo
A. chiều âm, qua vị trí cân bằng. B. chiều dương, qua vị trí có li độ x = –2 cm.
C. chiều âm, qua vị trí có li độ x = -2√3 cm. D. chiều âm, qua vị trí có li độ x = –2 cm.
Câu 21: Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(4πt + π/6) cm. Thời điểm thứ 3 vật qua vị trí x = 2 cm theo chiều dương là
A.t = 9/8 (s). B.t = 11/8 (s). C.t = 5/8 (s). D.t = 1,5 (s).
Câu 22: Vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(2πt/T). Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc bắt ñầu dao động đến lúc vật có li độ x = A/2 là
A. ∆t = T/6. B. ∆t = T/8. C. ∆t = T/3. D. ∆t = T/4.
Download tài liệu để xem chi tiết.