Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán lớp 3, Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán lớp 3
Ngày nay, trong quá trình dạy học chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏi người giáo viên cần vận dụng những phương pháp dạy học mới. Xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, người giáo viên còn vận dụng phương pháp dạy học truyền thống dẫn đến kết quả giảng dạy chưa đạt yêu cầu làm giảm hứng thú học tập của học sinh.
Sau đây, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng tham khảo mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán lớp 3 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây. Đề tài này góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của môn Toán lớp 3 để tìm ra phương pháp dạy học tốt và học sinh thực hành tốt các bài toán. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán lớp 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước ta ngày càng phát triển sánh vai cùng với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì điều đó phụ thuộc vào chúng ta và các thế hệ con em của chúng ta. Tất cả những ai trong ngành giáo dục và những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của con em mình đều mong mỏi cho con em mình tiếp nhận những kiến thức sâu rộng của nền văn minh nhân loại và trở thành những con người có trình độ học thức, có đức, có tài để phục vụ đất nước.
Bậc học đầu tiên các em được cắp sách đến toàn trường đó là bậc Tiểu học. Bậc Tiểu học là bậc học tạo nền tảng vững chắc cho các em vào đời. Được đến trường đến lớp đó là vinh dự, là niềm vui lớn lao của mỗi trẻ thơ mà mục tiêu của giáo dục – đào tạo hiện nay là giáo dục học sinh một cách toàn diện. Sau khi học xong tiểu học, các em được lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng mà 8 môn học đã trang bị cho các em để các em tiếp tục học lên lớp trên.
Toán học là một mảng kiến thức xuyên suốt quá trình học toán của học sinh. Nó không chỉ truyền thụ và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo tính toán để giúp các em học tốt môn khác mà còn giúp các em rèn luyện trí thông minh, óc tư duy sáng tạo, khả năng tư duy lôgic, làm việc khoa học. Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm tới việc dạy toán ở Tiểu học.
Trong chương trình toán ở Tiểu học cũng như chương trình toán lớp 3 gồm 4 mạch kiến thức cơ bản: Trong đó giải các bài toán có lời văn có vị trí đặc biệt quan trọng. Việc dạy học giải toán giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của con người mới.
Giải toán là một mạch kiến thức cơ bản của toán học nó không chỉ giúp cho học sinh thực hành vận dụng những kiến thức đã học mà còn rèn cho học sinh khả năng diễn đạt ngôn ngữ qua việc trình bày lời giải một cách rõ ràng, chính xác, khoa học, thông qua việc giải toán có lời văn học sinh được giáo dục nhiều mặt trong đó có ý thức đạo đức.
Ngày nay, trong quá trình dạy học chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏi người giáo viên cần vận dụng những phương pháp dạy học mới (Phương pháp dạy học tích cực). Xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Tuy nhiên trong quá trình dạy học, người giáo viên còn vận dụng phương pháp dạy học truyền thống dẫn đến kết quả giảng dạy chưa đạt yêu cầu làm giảm hứng thú học tập của học sinh. Đây là một khó khăn không nhỏ đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học hiện nay. Đặc biệt là việc giải các bài toán có lời văn của giáo viên còn lúng túng về nhiều mặt, một phần không nhỏ học sinh gặp khó khăn khi giải bài toán còn nhầm lẫn sai sót, trình bày bài giải chưa chính xác, việc hình thành kỹ năng còn chậm, khả năng suy luận kém. Ngoài ra, còn do điều kiện gia đình càng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em. Vậy làm như thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường Tiểu học? làm thế nào để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh?…. Hàng loạt câu hỏi đặt ra và nó đã làm cho bao nhiêu thế hệ thầy cô phải trăn trở suy nghĩ. Là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm trong việc giúp đỡ học sinh có được kết quả học tập cao.
Xuất phát từ yêu cầu quan trọng của môn học và tình hình thực tế việc dạy và học Toán như trên, tôi đã đi nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3”
2. Mục đích nghiên cứu
– Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh yếu kém khi học Toán
– Phân tích nguyên nhân của học sinh yếu kém khi học Toán.
– Tập dượt bồi dưỡng nghiên cứu khoa học cho bản thân.
– Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Toán ở Tiểu học.
3. Đối tượng nghiên cứu
Năm học ……….. – ……….. tôi được phân công giảng dạy lớp 3A, trường Tiểu học …………………… nên đối tượng tôi chọn để nghiên cứu là học sinh lớp 3A do tôi chủ nhiệm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung giải toán được sắp xếp hợp lý, đan xen phù hợp với các mạch kiến thức khác song vì điều kiện và thời gian có hạn nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu về nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn có nội dung hình học và bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3 từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục khó khăn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu chuẩn chương trình nội dung dạy học các bài toán điển hình ở lớp 3.
– Nghiên cứu chỉ đạo chung về phương pháp giảng dạy môn toán.
– Điều tra những khó khăn mà giáo viên và học sinh thường mắc.
– Đề xuất những biện pháp khắc phục.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong qua trình nghiên cứu tôi có sử dụng một só phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu luận: Nghiên cứu các cơ sở phương pháp luận, các tài liệu, tạp chí có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học.
– Phương pháp gợi mở, vấn đáp.
– Phương pháp giải quyết vấn đề.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
– Phương pháp luyện tập, thực hành .
– Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
7. Những đóng góp mới của đề tài
– Qua nghiên cứu tôi đã đưa ra một số biện pháp và đúc kết được một số kinh nghiệm để giúp học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3.
8. Kế hoạch nghiên cứu
– Tháng 9/ ………..: Lựa chọn tên đăng ký sáng kiến kinh nghiệm
– Tháng 10/ ……….. đến tháng 1/ ………..: Xây dựng đề cương kế hoạch, sưu tầm tài liệu số liệu để xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cho sáng kiến kinh nghiệm, điều tra nghiên cứu thực tế tiến hành thực nghiệm.
– Tháng 2 đến tháng 5 năm ………..: Tiếp tục các biện pháp giáo dục đối tượng, viết nháp sửa thảo văn bản, viết soạn công trình, hoàn thành bản thảo, viết sáng kiến kinh nghiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vai trò của dạy học giải toán ở Tiểu học nói chung và giải các bài toán có lời văn ở lớp 3 nói riêng
– Dạy học giải toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán và các tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú những vấn đề thường gặp trong đời sống.
– Nhờ giải toán học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phần cần thiết vì giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái cần tìm. Trên cơ sở đó chọn được phép tính thích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán.
– Dạy học giải toán giúp học sinh phát hiện giải quyết vấn đề, tự nhận xét so sánh, phân tích, tổng hợp rút ra quy tắc ở dạng khái quát.
– Trong chương trình toán 3 thì giải toán cũng là một mạch kiến thức khác và có ý nghĩa đặc biệt trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt qua việc giải các bài toán có nội dung hình học và bài toán liên quan đến rút về đơn vị là các dạng toán có ý nghĩa thực tiễn liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Vì vậy nó được coi là cầu nối giữa toán học và thực tiễn, chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong chương trình toán 3.
2. Nội dung dạy các bài toán điển hình có nội dung hình học và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
a. Nội dung dạy các bài toán điển hình có nội dung hình học được học thành 4 tiết lý thuyết và 3 tiết thực hành, cụ thể:
+ Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
+ Diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông.
b. Nội dung dạy các bài toán có lời văn liên quan đến rút về đơn vị được học thành 2 tiết, cụ thể:
+ Tiết 122: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (giải bằng phép tính chia và phép tính nhân.
+ Tiết 157: Bài toán được giải bằng 2 phép tính chia.
3. Yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt được
a. Bài toán có nội dung hình học
– Biết tính độ dài đường gấp khúc.
– Biết tính chu vi diện tích hình chữ nhật, hình vuông (theo quy tắc).
b. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
– Học sinh biết giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn, có đến hai bước tính liên quan đến rút về đơn vị.
4. Các dạng bài tập
a. Các bài tập có nội dung hình học
– Bài tập về “Nhận biết hình” (nhận dạng hình)
– Bài tập về “xếp ghép hình” chẳng hạn từ 8 hình tam giác bằng nhau xếp thành cac hình như ở trang 71, trang 82 sách toán 3.
Ví dụ: Bài 4 trang 82 – Toán 3.
– Bài tập về ‘Tính chu vi” hình chữ nhật, hình vuông (theo quy tắc)
– Bài tập về :Tính diện tích” các hình chữ nhật, hình vuông (theo quy tắc)
– Bài tập về “Thực hành” chẳng hạn gấp giấy để tạo thành mép vuông (bài 4 trang 43 sách toán 3) hoặc gấp tờ giấy hình chữ nhật để xác định trung điểm của đoạn thẳng (Bài 2 trang 99 sách toán 3).
………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết