Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về thói giấu dốt của học sinh hiện nay, Mời các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về thói giấu dốt của học sinh hiện
Sau đây là bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về thói giấu dốt của học sinh hiện nay, đây là tài liệu đã được chúng tôi chọn lọc và đăng tải tại đây.
Hiện nay tại các nhà trường đều có rất nhiều học sinh giấu dốt, vấn đề này vô cùng nghiêm trọng vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong tương lai. Dưới đây là một số bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về thói giấu dốt của học sinh hiện nay, mời các bạn cùng tham khảo.
Nghị luận về thói dấu dốt của học sinh hiện nay – Mẫu 1
Sách Đắc nhân tâm đã nêu ý kiến: “Bất kì một kẻ ngốc nào cũng cố che đậy lỗi lầm và hầu hết mọi ké ngốc đều làm thế”. Quả thế, khuyết điểm không ngoại trừ bất kì ai, không ai có thể mạnh dạn tuyên xưng: tôi là người hoàn hảo! Giấu dốt – một hiện tượng ngày nay đã và đang phổ biến ở đại đa số học sinh, thể hiện qua sự che đậy cái kém cỏi, cái thiếu hiểu biết của mình. Khuyết điểm, kém cỏi hầu hết phát sinh từ ý thức và khả năng của mỗi con người. Giấu dốt có thể khiến chúng ta ngày càng lún sâu trong cái vỏ của sự uyên bác giả tạo.
Những hành vi giấu dốt do chính chúng ta tạo nên, nếu đối mặt với thực tại mà xua tay cho qua, nghĩ rằng sẽ không ai biết đến, ta sẽ tiếp tục sống dưới ngôi nhà học thức giả. Nếu chẳng may có ai đó biết được, chỉ rõ mà ta chông chế, phủ nhận, đổ lỗi cho hoàn cảnh thì không những ta không vươn lên được mà đem đến hậu quả khôn lường, càng khiến cho tri thức càng hạn hẹp, uy tín bị suy thoái, mất niềm tin nơi mọi người. Hẳn ai cũng biết đến anh chàng tự kiêu – giấu dốt trong “Tam đại con gà”, anh đã đem đến cho chúng ta những tràng cười thư giãn mà hơn hết đó là bài học cho những kẻ giấu dốt và là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta tránh tình trạng che đậy sự kém cỏi, khuyết điểm của mình, bởi che giấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm ta trở nên tốt đẹp hơn, uy tín của ta tăng lên nếu ta chân thành công nhận khuyết điếm.
Nghị luận về thói dấu dốt của học sinh hiện nay – Mẫu 2
Kho tàng truyện cười Việt Nam được chia làm hai loại là truyện khôi hài và truyện trào phúng. Truyện khôi hài nhằm mục đích giải trí là chính, tuy vậy nó vẫn có ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng. Truyện trào phúng có mục đích đả kích, phê phán những thói hư tật xấu của người đời, của các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội phong kiến xưa kia như thói tham lam, tự cao tự đại, hay khoe khoang, thiếu khiêm tốn, giấu dốt… Truyện Tam đại con gà là một ví dụ tiêu biểu.
Tuổi trẻ có sức khoẻ, có năng lực học tập và lao động nhưng thường chủ quan, tự hào về mình quá mức thành ra kiêu căng, tự mãn. Sự kiêu căng nhiều khi khi bộc lộ qua lời nói, qua những hành động cảm tính, nông nổi: Tuổi mới lớn hăng hái nhưng bồng bột, tự tin nhưng hiếu thắng, cho rằng mình lúc nào cũng hay, cũng đúng, cái gì mình cũng có thể làm được mà không cần đến kiến thức và kinh nghiệm
Niềm tin, sự khẳng định, lòng tự hào của tuổi trẻ là những điều cần thiết trên con đường mưu sinh và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, bởi chính những yếu tố đó tạo nên ý chí, nghị lực và sức mạnh. Như những cánh chim bằng, tuổi trẻ muốn được thử sức với trời cao, biển rộng. Với suy nghĩ của tuổi trẻ thì đỉnh cao nào cũng có thể chinh phục được và mọi khó khăn đều không đáng ngại. Tuy nhiên, sự tự tin, tự hào phải được xây dựng trên cơ sở là đức và tài thì nó mới vững chắc và mang tính khách quan. Ngược lại, nếu tự đánh giá về mình một cách chủ quan thì sẽ dẫn đến ảo tưởng, mà ảo tưởng là mảnh đất tốt cho thói kiêu căng, tự mãn nảy nở và phát triển.
Chúng ta hãy bàn đến cái dốt vì cái dốt liên quan chặt chẽ đến thói thiếu khiêm tốn, lười học hỏi. Dốt là từ dùng để nói về con người kém thông minh, chậm hiểu, chậm tiếp thu. Dốt đặc là hoàn toàn không biết một tí gì. Ví dụ: Học sinh Tiểu học không đọc thông viết thạo là dốt. Học sinh Trung học phổ thông mà không hiểu gì về điện, về nước, về căn bậc hai… là dốt. Một người đã trưởng thành mà không biết cách làm ăn để nuôi sống bản thân là dốt. Thường thường, dốt đi đôi với lười. Người khiêm tốn thì không giấu dốt và luôn có tinh thần học hỏi. Người thiếu khiêm tốn thường hay giấu dốt nên hạn chế rất nhiều trong học tập và làm việc.
Để minh hoạ cho việc thiếu khiêm tốn và giấu dốt thì không truyện trào phúng nào hay bằng truyện Tam đại con gà, nội dung kể về sự dốt nát của anh chàng “thầy đồ” giả danh và phê phán thói giấu dốt, liều lĩnh, biết sai mà không chịu sửa của anh ta.
Nhân vật chính trong truyện Tam đại con gà là anh học trò dốt đặc cán mai (nghĩa là không biết một tí gì) mà lại dám làm thầy đồ. Các nhân vật khác chỉ làm nền cho nhân vật chính hoạt động. Điểm độc đáo của truyện chính là những tình huống đặc biệt để nhân vật thầy đồ tự bộc lộ sự dốt nát của mình.
Những bài học nhân sinh thâm thúy và bổ ích thông qua nghệ thuật gây cười bằng cử chỉ, lời nói, tình huống đáng cười và yếu tố bất ngờ được sử dụng rất đắc địa. Nội dung truyện cười này là biểu hiện sinh động cho trí thông minh, thái độ lạc quan và tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động đối với những thói xấu trong xã hội, để làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.