Nghị luận xã hội về sự trưởng thành (5 Mẫu), Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự trưởng thành là một tài liệu học tập vô cùng hữu ích giúp cho các bạn học
Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến tất cả các bạn một số bài văn mẫu lớp 12 hay nhất: Nghị luận xã hội sự trưởng thành.
Hy vọng rằng với một số bài văn mẫu Nghị luận xã hội về sự trưởng thành dưới đây, thì mọi người sẽ có thêm nhiều cách viết văn nghị luận xã hội lớp 12. Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Xem Tắt
Nghị luận xã hội về sự trưởng thành – Mẫu 1
Có thể nói rằng trong cuộc đời của con người chúng ta hẳn ai ai cũng có một ước mơ đó chính là sự trưởng thành. Trưởng thành để có thể đi trên đôi chân của mình và có thể đảm nhiệm được những trọng trách quan trọng. Và trưởng thành giúp tất cả những suy nghĩ của chúng ta chín chắn hơn.
Vậy, bạn hiểu như thế nào về trưởng thành? Có thể nói sự trưởng thành là khi mẹ thôi vỗ về âu yếm, cha ngừng cõng bạn trên lưng. Trưởng thành cũng là khi biết sẽ chẳng ông bụt hay bà tiên nào hiện nên ban phép màu cứu cuộc sống ngoài chính chúng ta. Hơn hết sự trưởng thành còn thể hiện ở chỗ bạn đã biết đứng nên sau những lần vấp ngã, biết bước đi tiếp trên con đường đời đầy gian nan và lắm chông gai. Ta có thể thấy được rằng chính con đường đã không biết bao nhiêu lần gục ngã tưởng như không thể bước tiếp. Cũng chính bởi nhờ những lần vấp ngã mà con người ta đã biết đương đầu với những thử thách, khó khăn không lẩn tránh đùn đẩy hay dựa dẫm vào ai cả mà tự mình bước đi và đạt được thành công.
Trưởng thành cũng chính là khi ta biết cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ dành cho ta. Trưởng thành cũng chính là khi ta biết vị mặn của những giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt chai sạm vì mưa nắng và vị mặn của những giọt nước mắt khi ta vô tâm làm mẹ rơi nước mắt. Qủa thực trưởng thành nó thật mong manh, đôi khi chỉ là việc con người ta biết yêu thương, biết chia sẻ với khó khăn với người khác. Và cũng sẽ biết làm mất đi những cái ích kỷ của bản thân để biết cho đi mà không bao giờ cần nhận lại. Trưởng thành đó chính là khi ta biết quan tâm thực sự một ai đó, lo lắng cho ai đó. Nhận ra được những lỗi lầm của mình và cố gắng sửa chữa và hoàn thiện bản thân từng ngày một. Ta như biết giúp đỡ mọi người hơn, và ý thức được những hành động của mình là đúng hay sai và từ đó điều chỉnh chính bản thân mình. Có như vậy là bạn cũng đã trưởng thành hơn rất nhiều, không phải là những cô bé, những cậu bé ngây thơ như trước đây.
Và ta cũng thấy được hiện nay có rất nhiều người lầm tưởng trưởng thành là sự lớn lên, lớn lên là sự phát triển của thế xác. Và ta có thể nói rằng dù không muốn chúng ta vẫn cứ lớn lên. Nó dường như không phải là tuổi vượt ngưỡng 18, không phải là những đêm quay quần thâu đêm với bạn bè đi chơi tiệc,…Nó dường như cũng không phải là những điếu thuốc, những chén rượu, càng không phải là biết sử dụng sức mạnh của mình để có thể làm người khác phải run sợ hay là phải phục tùng. Trưởng thành bạn hãy hiểu rằng nó như lớn lao hơn nhiều nhưng cũng sẽ là đơn giản khi chúng ta biết. Trưởng thành nó là một thứ gì vô hình trong mỗi chúng ta, nó điều khiển hành động và cách suy nghĩ của ta để ta đi theo con đường của lẽ phải, sống có tình cảm, có đạo hiếu và đã biết lo lắng, quan tâm đến cho mọi người.
Thật vậy, trong mỗi chúng ta hãy thử làm một người nông dân để biết được hạt gạo là tấm lòng, là mồ hôi chan mặn cánh đồng. Và đó dường như chỉ là những hành động nhỏ đó là dẫn một cụ già qua đường, giúp đỡ những trẻ em nghèo khó mồ côi hay những người già đơn độc… Và bạn cũng hãy làm tất cả những gì mà con tim ta mách bảo, làm bằng tất cả sức lực và tâm huyết của mình cho dù việc đó có lớn lao hay nhỏ bé đi nữa. Chúng ta hãy cùng vận động để thấy được giá trị của cuộc sống thấy được sự trưởng thành của bản thân bạn nhé!
Nghị luận xã hội về sự trưởng thành – Mẫu 2
Điều quan trọng không phải vị trí chúng ta đang đứng, mà ở hướng ta đang đi. (Khuyết danh). Quả thật, chúng ta có thể đang đứng trên con đường thành công, có thể ta sẽ hoàn thiện nó, nhưng cũng có thể là phá vỡ nó. Phải chăng thành công đơn giản là dựa vào bản thân mình để trưởng thành?
Vậy “trưởng thành” là gì? “Trưởng thành” là kết quả của quá trình hoàn thiện bản thân con người, được đánh dấu bằng sự thức tỉnh về ý thức và khả năng nhận diện của con người trước những khó khăn của cuộc sống. Quá trình trưởng thành được hoàn thiện theo thời gian, theo sự trải nghiệm và những va chạm của con người trước những vấn đề trong đời sống. Kết quả của sự trưởng thành đem lại cho cuộc sống là những tốt đẹp cho mỗi người. Như vậy sự trưởng thành là yếu tố tạo nên thành công và hạnh phúc cho mỗi con người, là điều mà mỗi con người cần thiết có được và cần phải trải qua trong cuộc sống của mình.
Trong cuộc sống của chúng ta sự trưởng thành là khi bản thân đủ khả năng để giải quyết, tháo gỡ và đối mặt với những vấn đề, biến cố khác nhau của cuộc đời. Hiện tại bạn đang đứng ở mép chênh vênh của trưởng thành. Nếu bạn vượt qua, bạn sẽ đi tiếp, nếu bạn chọn bỏ lỡ thì bạn sẽ đánh mất. Vậy tại sao không cho bản thân cơ hội đi tiếp mà cứ mãi dậm chân bỏ cuộc ? Quá trình trưởng thành có thể khiến con người trở nên rắn rỏi hoàn thiện mình hơn; ngược lại quá trình ấy cũng có thể khiến con người trở nên yếu ớt, thất bại và dựa dẫm vào người khác. Bạn, mọi người chúng ta có thể tự dùng đôi chân của mình để đi tiếp thì tại sao phải trông đợi người khác? Trong cuộc sống của mình, bạn là người đưa ra quyết định sẽ trưởng thành hay chỉ dừng lại ở mức mục tiêu và không đạt lấy nó. Vì vậy, hãy sáng suốt trong mọi lựa chọn của mình, bởi những lựa chọn ấy sẽ đưa bạn đến gần hơn với sự trưởng thành. Không phải ai trong chúng ta cũng đều trưởng thành. Có những người đã trưởng thành nhưng sau đó vẫn đánh mất nó; vì không còn đủ khả năng chống chịu thử thách. Nhưng ngược lại, chỉ cần cho mình một niềm tin vững chắc trước những khó khăn thử thách thì dù thế nào bản thân cũng sẽ đủ trách nhiệm để đạt đến trưởng thành. Như vậy, trưởng thành đơn giản là khi bản thân chịu chấp nhận sự an bài chịu chấp nhận vượt qua thử thách của cuộc sống. Nếu không có thử thách liệu giờ đây có một Winston Churchill vĩ đại không? Winston Churchill – cựu thủ tướng Anh. Từng Là người bị đúp học năm lớp 6. Ông cũng từng bị đánh bại ở tất cả các vị trí trong những cơ quan chính phủ mà ông xin vào. Tuy nhiên, bằng ý chí không khuất phục, bằng bền bỉ phải trưởng thành trên con đường thành công; năm 62 tuổi ông trở thành thủ tướng Anh.
Hay đó là Nguyễn Thị Ánh Viên kình ngư vàng của đội tuyển Việt Nam. Nguyễn Thị Ánh Viên 19 tuổi đến từ Cần Thơ là vận động viên vàng bơi lội. Cô được nhiều nhiều người biết đến và dành tình cảm mến mộ tại SEA Games 28 vừa qua, khi giành được 8 huy chương vàng và phá vỡ 8 kỷ lục bơi lội tại đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á. Thành tích ấn tượng này khiến kình ngư vàng trở thành thần tượng của giới trẻ. Ánh Viên còn gây ấn tượng khi trở thành Đại Úy quân nhân chuyên nghiệp trẻ tuổi nhất trong lực lượng quân đội Nhân dân Việt Nam ở tuổi 18. Và được nhận Huân huy chương Lao động hạng nhì. Dù phải xa nhà từ lúc 12 tuổi, mỗi năm về thăm bố mẹ rất ít, suốt ngày chỉ có bơi lội và một chế độ ăn uống nghiêm ngặt; nhưng tiểu tiên cá chưa bao giờ bỏ cuộc mà luôn cố gắng vượt qua bản thân. Như vậy, dù trưởng thành không trong bàn tay của cha, mẹ nhưng Ánh Viên là hình ảnh sáng giá cho sự trưởng thành, sự trưởng thành của cô được thể hiện qua con đường vàng bơi lội của mình. Qua những tấm huy chương mà cô đạt được, và cô là hình ảnh quý giá về bài học nghị lực nuôi dưỡng ước mơ, bài học về sự khiêm tốn khéo léo trong ứng xử, thắng không kiêu, bại không nản; là đại diện cho nỗ lực không ngừng nghỉ dù thành công; không ngủ quên trong chiến thắng; là người đại diện cho sự trưởng thành của để giới trẻ ở Việt Nam noi theo.
Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương sáng của sự trưởng thành, vẫn có những người không chấp nhận vượt qua thử thách để trưởng thành hơn, họ bắt chước những việc làm hành động của người khác để phô trương, trong khi bản thân đang dựa dẫm ích kỷ vào người khác. Những người như vậy đáng bị lên án cho những hành động thói quen vô bổ của mình.
Tóm lại, để có thể trưởng thành chúng ta cần tích cực, chủ động học hỏi, sẵn sàng chấp nhận khó khăn. Bởi: “Hãy cảm ơn những điều tồi tệ của cuộc sống, nhờ nó bạn có thể nhận ra chính mình và nhận ra bản chất thật của những người trước đây bạn không từng nhận ra” (trích Quà Tặng Cuộc Sống).
Nghị luận xã hội về sự trưởng thành – Mẫu 3
Trưởng thành như một điều mong mỏi của mỗi con người chúng ta. Và sự trưởng thành luôn luôn được xem là một yếu tố quan trọng trong cuộc đời của mỗi người.
Trong xã hội hiện nay ta dường như cũng có thể nhận thấy được có biết bao nhiêu người, và trong đó cứ mỗi người có một suy nghĩ, một quan niệm sống thật khác nhau và từ đó sẽ hình thành những cách sống khác nhau, không ai giống ai. Có lẽ chính vì thế mà quan niệm về sự trưởng thành của họ dường như cũng bởi vậy mà khác nhau. Dễ dàng có thể nhận thấy được, thực tế lại có người cho rằng cuộc sống hiện đại ngày nay thì lúc nào cũng gấp gáp. Trong đó thì họ dường như cũng đã chọn cho mình cách sống “nước chảy bèo trôi” mà không hề quan tâm đến chất lượng cuộc sống sẽ đi về đâu. Thực sự với cách sống của những người có suy nghĩ tiêu cực mang phần phó mặc này ta như cũng thấy được cuộc sống của họ thật nhàm chán và tẻ nhạt biết bao nhiêu. Cuộc sống của họ như không có mục đích cũng như kế hoạch cụ thể và nó cứ như trôi đến đâu thì ta trôi đến đấy.
Không chỉ tồn tại lỗi sống mang tính phó mặc thì trong xã hội lại có một vài người khác lại có ý nghĩ đó chính là việc nếu như muốn sống đẹp thì phải có nhiều tiền và có quyền hành nữa. Chính vì nghĩ như vậy nên họ sẵn sàng có được hai thứ đó bằng mọi cách của chính mình không phân biệt đúng sai. Và ta như thấy được khi con người ta có những suy nghĩ khác nhau như vậy thì suy nghĩ về sự trưởng thành được đặt ra cũng khác nhau. Người nghĩ đơn giản là trưởng thành là sự phát triển về thể xác, nhưng một số khác lại coi đó chính là sự trưởng thành trong suy nghĩ cũng như hành động. Dù hiểu một cách như nào đi chăng nữa thì ta như cũng biết được sự trưởng thành là con người đã có được một bước tiến mới, thay đổi trong suy nghĩ, thậm chí là thể xác. Nhưng ở đây nói về sự trưởng thành thì ta lại như nghiêng về suy nghĩ hơn về mặt thể xác. Chính vì thế mà người ta cũng hay có câu “già như bà cụ non”, tức là người trẻ tuổi nhưng đã có những suy nghĩ già dặn so với tuổi. Trưởng thành tóm lại là một sự nhận thức lớn, con người cũng đã biết suy nghĩ và lo lắng không chỉ cho mình mà còn cho người khác, không chỉ lo chuyện viển vông đâu đâu nữa mà đã có mục đích cũng như lý tưởng riêng của mình. Đề ra mục đích đúng đắn và có kế hoạch cụ thể để hoàn thiện nó.
Trong xã hội hiện nay ta dường như cũng đã thấy thật bất ngờ và đau xót khi các bạn học sinh cũng chọn cho mình cách sống “chưa trưởng thành”. Đó chính là cách sống như buông thả và không cần biết ngày mai sẽ ra sao, không lo lắng cũng chẳng quan tâm một điều gì cho bản thân, cho những người thân yêu bên cạnh họ. Có lẽ bởi chính lứa tuổi của các bạn còn trẻ, các bạn chưa cố gắng mà đã lo hưởng thụ những thứ mà các bạn gọi là tinh hoa văn hóa nhân loại có thể kể ra các trò như game, facebook, thậm chí có cả ma túy và mại dâm. Không chỉ dừng lại ở đó ta như cũng thấy được lại cũng có nhiều bạn còn lao vào những thú vui đó như một con thiêu thân đến nỗi không tìm thấy đường ra vì quá mù mịt. Thực sự khi đã dây vào những tệ nạn của xã hội, nếu như không kiên định thì chúng ta cũng thật khó có thể tránh xa được những cám dỗ đó. Ở lứa tuổi học trò dường như cũng còn quá trẻ để có thể nhận ra được điều không nên trong cuộc sống.
Thế rồi ta như cũng đã thấy được sống trước cuộc đời, chúng ta như cũng phải có trách nhiệm với chính cuộc sống của chúng ta nữa. Ta như phải luôn luôn trách nhiệm với chính bản thân chúng ta, có trách nhiệm với cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Đồng thời ta như cũng hiểu được chính điều đó có nghĩa là chúng ta phải làm cho những gì chúng ta có trở nên tốt đẹp hơn. Sự trưởng thành cũng rất đỗi đơn giản nếu như chúng ta biết được, đó chính là việc luôn luôn hướng mình đến
Nếu như chính bạn chọn cho mình cách sống đẹp, sống sao cho thật trưởng thành thì tất nhiên bạn hãy luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình về cả tri thức và suy nghĩ để khẳng định giá trị của mình trước cuộc sống. Mỗi người chúng ta mà có sự trưởng thành thì tất nhiên chính họ dường như cũng biết chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành động của mình. Bạn cũng hãy dám làm và dám nhận lỗi nếu như sai trái và luôn luôn tìm ra những điểm đúng sai để có thể hoàn thành công việc của mình ngày một tốt hơn. Chúng ta cũng hãy cố gắng để luôn luôn sống hết mình và bạn sẽ được nhận lại nhiều hơn thế nữa đó.
Ta dường như cũng đã thấy được trong cuộc sống lại có những người họ đã trưởng thành về suy nghĩ chắc chắn họ sẽ có được thành công sớm hơn. Trưởng thành giúp con người có cái nhìn tích cực và cũng sẽ có những hoạch định chắc chắn cho tương lai hơn rất nhiều. Thực sự trưởng thành luôn là một điều mà con người ta bấy lâu luôn mong muốn có được. Hãy cố gắng đặt mình là người khác, biết nghĩ cho người khác, có ước mơ, hoài bão tốt đẹp và thực hiện điều đó là bạn đã trưởng thành rồi đó!
Nghị luận xã hội về sự trưởng thành – Mẫu 4
Nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ William Arthur Ward đã từng phát biểu, “chuyến phiêu lưu của cuộc đời là học hỏi. Mục đích của cuộc đời là trưởng thành”. Đúng như vậy! Cuộc sống là một chuyến phiêu lưu, một chặng đường dài mà ở đó mỗi người lính học hỏi làm gốc và trưởng thành làm đích. Sự trưởng thành luôn là điều quý giá của mỗi người, bởi đó chính là yếu tố cần thiết để sống đẹp sống tốt với người với đời và với mình hơn. Bàn về vấn đề này, trong cuốn “nếu biết trăm năm là hữu hạn”, tác giả Phạm Lữ Ân viết “Tôi nghĩ trưởng thành là khi ta trở thành một chỗ dựa cho bất cứ ai, kể cả bản thân mình. Trở thành chỗ dựa cho bản thân là điều tối quan trọng”.
Cuộc sống của mỗi người là một chặng đường dài, nếu không có sự trưởng thành thì chúng ta sẽ mãi thất bại trên chặng đường đó. Trưởng thành, tức là sự che chắn lớn khôn của mỗi người trong việc nhìn nhận tiếp thu và xử lý cuộc sống. Theo tác giả Phạm Lữ Ân thì, “trưởng thành” tức là khi ta trở thành chỗ dựa nguồn động viên an ủi chắc chắn cho người khác và cho chính mình. “Chỗ dựa” cho bất cứ ai, tức là niềm động lực vững chắc cho mọi người và chỗ dựa cho “kể cả bản thân mình” tức là nguồn động lực, an ủi cho chính mình đều là biểu hiện của sự trưởng thành. Tác giả đặc biệt chú trọng “chỗ dựa cho bản thân”, là điều rất quan trọng mà ai cũng cần phải có đó là điều tối yêu “tối quan trọng”. Như vậy quan niệm của Phạm Lữ Ân muốn khẳng định, trưởng thành trước hết chính là trở thành nguồn sống, nguồn động viên khuyến khích người khác và quan trọng hơn là chính mình.
Trưởng thành là khi ta đã chín chắn, đã cứng cáp trước sóng gió cuộc đời hiểu và ứng xử trước những sóng gió đó lại càng chứng tỏ ta đã trưởng thành hơn. Vì vậy, nếu đã trưởng thành thì lúc đó là khi “ta có thể làm chỗ dựa cho bất cứ ai”. Cuộc sống không phải cũng lúc nào đều theo ý mình muốn. Những con người yếu đuối hay chí kém bền gặp những trắc trở đó dường như họ lại càng yếu đuối, thậm chí còn có cái nhìn bi quan. Nếu chúng ta có thể trở thành chỗ dựa trở thành nguồn sống, nguồn động viên cho họ, chứng tỏ là ta đã trưởng thành đã cứng cáp và chín chắn. Bởi chỉ khi ta hiểu cuộc sống biết chia sẻ biết, hướng họ tới một điều tốt đẹp thì đó chính là đã trưởng thành. Hơn nữa, mỗi khi trở thành chỗ dựa cho ai đó dường như ta có thể hiểu biết thêm có kinh nghiệm cuộc sống thêm. Cuộc sống muôn hình vạn trạng, giúp người tức là cùng giúp mình khi đó ta không chỉ trưởng thành về ý chí, về kinh nghiệm mà đó còn là sự trưởng thành về tình cảm.
Khi đã trở thành chỗ dựa cho người khác, thì khi đó ta trưởng thành. Vậy khi làm chỗ dựa cho chính bản thân thì sao? Theo tác giả khi làm chỗ dựa cho chính bản thân, tức là ta đã trưởng thành mà thậm chí nó còn là “sự tối trọng”. Bản thân mỗi người sinh ra chính là một cá thể riêng biệt. Đối mặt với cuộc đời với sóng gió dường như chỉ có mỗi chúng ta tự ý thức vươn lên, và vượt qua đó. Nếu như ta làm “chỗ dựa”, cho chính mình tức là ta đã hiểu mình hiểu cuộc sống. Mà một khi đã hiểu mình thì đó chính là trưởng thành. Hơn nữa nếu như sự am hiểu về chính bản thân đó, giúp cho chúng ta vượt qua mọi chông gai cuộc đời, thì ta lại càng trưởng thành hơn nữa. Làm chỗ dựa cho bản thân chính là “điều tối quan trọng”, bởi khi ta làm được chỗ dựa cho bản thân thì ta mới đủ khả năng làm chỗ dựa cho người khác. Hơn nữa làm chỗ dựa cho bản thân thì ta mới có sức mạnh vượt qua chông gai, thử thách sẽ làm cho con người ta chín chắn và cứng cỏi hơn nhiều. Cuộc sống tức là ta làm chủ bản thân, vì vậy một khi ta đã đến được với cái mốc thành chỗ dựa cho chính mình, thì lúc đó ta đã trưởng thành.
Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều tấm gương bộc lộ sự trưởng thành về ý thức, nhận thức tình cảm… công việc mình làm chỗ dựa cho người khác, hay chính bản thân mình, tiêu biểu trong số đó chính là nhà lãnh đạo vĩ đại bậc thầy thành trì chủ nghĩa xã hội Lê Nin. Người chính là chỗ dựa vững chắc cho toàn thể dân tộc Nga, là niềm tin nguồn động viên cổ vũ lớn lao của người dân. Chính vì “chỗ dựa” vững chắc ấy, từ một nước nghèo bị tàn phá từ chiến tranh bước ra nhưng Liên Xô đã trở thành cường quốc mạnh nhất nhì thế giới lúc bấy giờ. Điều đó đã cho thấy Lênin, chính đã trưởng thành trong chiến lược, trong suy nghĩ và tình cảm thì mới có thể làm được những việc như vậy. Hai người thầy giáo đáng quý của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ngọc Ký cũng chính là một tấm gương sáng về việc trưởng thành trong cuộc sống. Từ nhỏ thầy đã bị liệt hai tay, tưởng chừng việc đi học là điều không thể nhưng với ý chí quyết tâm, đặc biệt là sự tự tin về mình luôn khuyến khích động viên, “làm chỗ dựa” cho chính mình, thầy đã tập và viết được bằng hai chân. Thử hỏi nếu không có chỗ dựa vững chắc từ bản thân, thầy làm sao có thể vượt qua được những cơn ruột rát đau tê tái, những trắc trở của cuộc đời…
Trưởng thành trong cuộc sống là một điều dĩ nhiên và bắt buộc mà ai cũng cần phải có. Sự trưởng thành giúp mỗi người mở mang thêm trí thức thêm kinh nghiệm. Nhưng trước hết muốn trưởng thành, đều cần có và bắt buộc, hay nói Như Phạm Lữ Ân biểu hiện cần có chính là ta làm chỗ dựa cho người khác, cho chính mình, đặc biệt là cho chính mình. Nếu như vậy không chỉ có thêm sự lớn lên về mọi thứ, mọi điều mà còn là sự bồi đắp tình cảm cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Nhưng nhiều khi chỗ dựa đó cũng cần phải xem xét lại, khi đó là sự ỷ lại, lười biếng của bất cứ ai đó. Hai chỗ dựa đó cần cứng cáp hơn khi chính mình đang gặp những khó khăn, thử thách tưởng như khó có thể vượt qua được, những điều không mong muốn… Sự trưởng thành có thể rất linh động, không hẳn lúc nào nó cũng là “chỗ dựa”, bởi “chỗ dựa” có đặt đúng lúc, đúng nơi thì sự trưởng thành mới có ý nghĩa.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người mong muốn trưởng thành mong muốn thành chỗ dựa vững chắc cho người khác và cho chính mình. Họ thật lòng để thực hiện điều đó, thì vẫn còn một số người ỷ lại vào người khác, sống yếu đuối vô cảm trước người khác, thậm chí càng không nhận thức được chính mình, không thể làm niềm tin chỗ dựa cho mình, để cuộc đời trôi qua một cách vô nghĩa. Đó là một lối sống đáng phê phán lên án.
Cuộc sống bao giờ cũng đầy sóng gió, giông tố, thậm chí là nhục nhã, thất bại, thế nhưng ta hãy làm “chỗ dựa” cho chính mình thì sẽ thấy điều đó thật sự thú vị. Nó chỉ như một chướng ngại vật để mỗi chúng ta vượt qua và trưởng thành. Và đôi lúc mỗi người cần làm “chỗ dựa”, cho người khác để trưởng thành hơn trong cuộc sống, thêm vào đó mỗi chúng ta sẽ được bồi đắp lớn lên trong tình cảm, lớn lên trong sự chia sẻ và đồng cảm. Sự trưởng thành trong cuộc sống luôn luôn cần thiết, bởi có trưởng thành cuộc sống nhìn qua lăng kính của ta mới đầy đủ toàn diện. Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta hãy là niềm tin của người khác mỗi khi họ cần và cũng là niềm tin của chính mình. Đó chính là một yếu tố để trở thành một người trưởng thành trong cuộc sống, học tập, rèn luyện những phẩm chất tốt khác như tự lập, kiên trì, dũng cảm…
Quả thật như William Arthur Ward đã khẳng, “định mục đích cuối cùng là trưởng thành”. Con người sinh ra là quỹ hữu hạn của khoảng thời gian vô hạn, vì vậy mỗi người cần phải biết trưởng thành từng ngày để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Muốn vậy, mỗi người phải là “chỗ dựa” vững chắc cho người khác, mà cho chính họ một điều cần thiết để con người lớn lên biết cảm, biết nghĩ và trân trọng cuộc đời hơn.
Nghị luận xã hội về sự trưởng thành – Mẫu 5
Người trẻ hay trăn trở và nói nhiều về sự trưởng thành. Với họ, trưởng thành là một thế giới lấp lánh ai cũng muốn tới thật nhanh, nhưng rồi lại chần chừ vì có nhiều nỗi sợ. Không sớm thì muộn, ai cũng sẽ chạm tay vào ngưỡng cửa đó. Có những người trưởng thành thực sự, có những người lại tự cho rằng mình đã trưởng thành. Tuy nhiên, điểm khác nhau nằm ở chính những suy nghĩ dưới đây. Chỉ khi thực sự trưởng thành, bạn mới nghĩ được chỉ khi va vấp và tích cóp được trải nghiệm trong nhiều mối quan hệ, đối mặt với biến cố… đó mới là hoàn cảnh để người ta nhận ra mình phải trưởng thành.
Trưởng thành có nghĩa là một người có khả năng tự đứng trên đôi chân của mình, tự suy nghĩ bằng cái đầu của mình, tự kiếm sống bằng khả năng của mình… và cuối cùng tự chịu trách nhiệm với mọi hành vi của mình gây ra… Đó là xét trên bình diện hành động về ý nghĩa của sự trưởng thành. Tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện ngắn và cũng là biểu hiện của sự thay đổi trưởng thành đó là câu chuyện “Bài học thành bại từ hươu cao cổ”: “Mỗi lần một chú hươu con ra đời đều là một bài học. Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người con mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Cho đến khi thực sự đúng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để hươu con phải nỗ lực tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non nớt”
Bài học rút ra: Chuyện cực ngắn về chú hươu cao cổ mới sinh và phương pháp dạy con từ thuở nhỏ của hươu mẹ. Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con bởi chúng phải tự đứng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không sẽ bị trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.
Con người chúng ta cũng vậy, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.
Thật ra trưởng thành.. tất nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi, từ tư duy, suy nghĩ, cho tới cách cảm nhận sự việc, tình cảm. Nhưng nhìn lại, trưởng thành chưa hẳn là khắc nghiệt hay tần nhẫn gì cho cam nếu như ta biết sống đúng với nó. “Lợi dụng” sự trường thành đó để thực hiện những điều mà trước giờ chưa làm được hay “không dám” làm thì cũng “đáng” để được lớn lên lắm chứ.
Trưởng thành không phải là “cái giá”, mà trưởng thành là một “món quà” to lớn khi bạn học được cách vượt qua những nỗi đau, những cơn mộng mị ngu ngốc của cái lứa tuổi mười mấy mà tiến lên phía trước để làm những điều có ý nghĩa hơn.
Trưởng thành là một giai đoạn chuyển biến đẹp nhất của cuộc đời. Hãy từ từ trải qua và tận hưởng hương vị mới mẻ ấy. Có thể nó sẽ không chứa đầy “sắc hồng ngọt ngào” hay “cầu vồng rực rỡ” nhưng nó vẽ lên một bức tranh về thực tế, và trong bức tranh ấy, bạn là người quyết định bố cục cũng như các bước phối màu. Tới lúc lớn lên, tự ra quyết định và bước đi trên con đường ấy rồi đây
Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là biết quan sát và lắng nghe để thưởng thức, để chiêm nghiệm và để rút ra những bài học quý giá. Sống là một quá trình quan sát và cảm nhận. Trong những quan sát và cảm nhận, sự cảm nhận về những thay đổi của bản thân là những cảm nhận gần gũi, thiết thực và thú vị. Điều thú vị nhất là cảm nhận được mình hôm nay trưởng thành hơn ngày hôm qua.
Con người là một động vật cao quý vì con người biết tu thân, biết sống có trách nhiệm và biết hướng tới những điều cao đẹp. “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả mọi người đều thay đổi từng ngày. Sự thay đổi có thể theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu đi.
Với ý thức sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ vô cùng hạnh phúc khi cảm nhận được sự thay đổi của bản thân theo hướng tốt đẹp hơn. Một trong những điều tốt đẹp là vững vàng hơn trong công việc học tập và rèn luyện để thành người tốt và có ích cho xã hội, vững vàng hơn trước những cám dỗ xấu xa của cuộc sống.
Một người tốt là người có ý thức rằng bản thân phải sống có mục đích cao đẹp, có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội. Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Nhưng cái chính là chúng ta phải có ý thức sửa chữa những lỗi lầm và có trách nhiệm với những lỗi lầm của mình. Sự trưởng thành nào cũng là một quá trình gian nan và cay đắng. “Cây rụng lá để nảy mầm, rắn thay da để lớn và con người đau khổ để trưởng thành”. Do đó, quá trình của việc trưởng thành đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn, học tập và rèn luyện hằng ngày. “Thắng không kiêu, bại không nản”. Quá trình để trở nên vững vàng, sống có ý thức, có trách nhiệm là một quá trình đầy gian khổ và hạnh phúc mà chúng ta phải bền bỉ thực hiện suốt cả đời. Tục ngữ Ấn Độ có câu: “Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác mà là mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua”. Cố gắng để mỗi ngày một vững vàng, có trách nhiệm và trưởng thành hơn là một phương châm tốt đẹp, một bài học cần thiết mà chúng ta phải thực hiện từng giờ.
Ai trong chúng ta cũng sợ già, và nhiều lúc lại muốn “xin một vé về tuổi thơ”. Nhưng ở thời bé dại đó, bạn có nhớ rằng mình đã từng muốn trở thành người lớn như thế nào? Sự trưởng thành bản thân nó là một món quà vô giá của cuộc sống, và tất cả chúng ta được sinh ra để trở thành một người trưởng thành.Trưởng thành đôi khi thật mệt mỏi, nhưng hãy tin rằng mọi thứ tốt đẹp đang chờ mình ở phía trước.