
Giáo dục công dân 6 bài 3 Siêng năng, kiên trì Chân trời sáng tạo bao gồm đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh nắm được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng kiên trì. Các bài giải cho các em học sinh tham khảo luyện giải sách mớiGDCD 6 sách Chân trời sáng tạo.
>> Bài trước: Giáo dục công dân 6 bài 2 Yêu thương con người Chân trời sáng tạo
Xem Tắt
Siêng năng, kiên trì Chân trời sáng tạo
- I. Khởi động GDCD 6 trang 12
- II. Khám phá GDCD 6 trang 12, 13, 14
- III. Luyện tập GDCD 6 trang 14, 15
- IV. Vận dụng GDCD 6 trang 15
I. Khởi động GDCD 6 trang 12
Chơi trò chơi Ai nhanh hơn
Cách chơi: Ai tìm được nhiều câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì trong một thời gian nhất định là người thắng cuộc.
Gợi ý:
Cần cù bù thông minh.
Có cứng mới đứng được đầu gió.
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
Có công mài sắt, có ngày nên kim
II. Khám phá GDCD 6 trang 12, 13, 14
Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi (đọc tại SGK GDCD trang 12)
1. Vì sao Cừ được trao giấy khen?
2. Từ câu chuyện của Cừ, em rút được bài học gì cho bản thân?
Gợi ý trả lời
1. Cừ được trao giấy khen vì Cừ có tinh thần kiên trì, nỗ lực cố gắng vượt qua hoàn cảnh.
2. Từ câu chuyện của Cừ, em rút được bài học cho bản thân: cố gắng, nỗ lực hết mình dù ở bất kì hoàn cảnh khó khăn nào.
Em hãy nêu suy nghĩ của em về các câu danh ngôn sau:
– Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng (Lỗ Tấn).
– Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả (Benjamin Franklin)
Câu hỏi: Dựa vào 2 câu danh ngôn trên, em hãy tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của bản thân em đạt và chưa đạt như thế nào?
Gợi ý trả lời
– Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng (Lỗ Tấn). => Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công. Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra.
– Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả (Benjamin Franklin) => Một khi bạn có nghị lực, bạn sẽ có sức mạnh để chinh phục mọi trở ngại khó …
• Dựa vào 2 câu danh ngôn trên, em hãy tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của bản thân em đạt. Vì em luôn cố gắng hoàn thành bài cô giáo giao về nhà và coi bài trước khi đến lớp; gặp bài toán khó em luôn cố gắng tìm được cách giải cho mình…
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây để xác định biểu hiện của siêng năng, kiên trì và chưa siêng năng, kiên trì.
Câu hỏi: Ngoài những biểu hiện trên, hãy kể thêm những biểu hiện khác của siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và sinh hoạt hằng ngày mà em biết. Theo em, siêng năng kiên trì sẽ mang lại ý nghĩa gì?
Gợi ý trả lời
– Biểu hiện của siêng năng, kiên trì: 1
– Chưa siêng năng, kiên trì: 2, 3, 5, 6
Câu hỏi: Siêng năng, kiên trì mang lại ý nghĩa:
- Con người muốn tồn tại, phải siêng năng, kiên trì lao động để làm ra của cải, xây dựng
cuộc sống ấm no, hạnh phúc. - Nếu không chịu khó, kiên trì trong lao động thì sẽ đói nghèo, trở thành kẻ ăn bám gia
đình và xã hội. - Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, học tập và cuộc sống.
III. Luyện tập GDCD 6 trang 14, 15
Đọc các tình huống và thực hiện yêu cầu
Tình huống 1
Hôm nay trời mưa to, em lưỡng lự không biết có nên đi học võ hay không?
Em chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
Gợi ý:Em sẽ chọn đi học vì dù trời mưa nhưng trường dạy thì chúng ta vẫn phải cố gắng đến lớp không nên lười biếng.
Tình huống 2
Đêm khuya và bên ngoài trời rất lạnh, em còn bài tập chưa làm xong. Em phân vân không biết nên đi ngủ hay là tiếp tục làm cho xong các bài tập.
Em chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
Gợi ý: Em sẽ làm bài tập tiếp khi nào xong rồi đi ngủ. Vì khi chưa xong đi ngủ hôm sau lên lớp sẽ không có bài để cô kiểm tra và đó cũng là một hành động lười biếng trong học tập
Tình huống 3
Hùng đang dọn dẹp nhà cửa thì Tuấn sang chơi. Tuấn rủ: “Đi đá bóng đi, cả tuần học rồi, chủ nhật phải được tự do, thoải mái. Lần nào sang cũng thấy cậu làm việc nhà là sao?”
Nếu em là Hùng em sẽ nói gì với Tuấn? Vì sao?
Gợi ý: Nếu em là Hùng em sẽ nói tuấn khi nào mình dọn dẹp nhà cửa phụ bố mẹ xong sẽ đi đá bóng cùng. Vì đi học cả tuần chỉ có chủ nhật mới được nghỉ nên sẽ tranh thủ chút thời gian rảnh để phụ bố mẹ.
Tình huống 4
Vào năm học mới, Hoa đặt mục tiêu trở thành học sinh giỏi toán. Vì vậy, bạn luôn cố gắng giải thêm các bài tập khó. Mỗi lần, thấy Hoa đang loay hoay tìm lời giải bài toán khó, Mai đưa ra cho Hoa cuốn sách giải bài tập Toán 6 và nói: “Cậu chép đi cho nhanh, việc gì phải tốn thời gian suy nghĩ.”
Em có đồng ý với ý kiến của Mai không? Vì sao?
Gợi ý: Em không đồng ý với ý kiến của Mai. Vì dù bài tập khó những chúng ta cũng phải cố gắng nỗ lực tìm cách giải để nâng cao thêm kiến thức chứ không được chép như vậy.
Tình huống 5
Hai tháng nữa là đến Hội khỏe Phù Đổng toàn trường, Minh muốn thử sức ở cự li chạy 1000m dành cho nam. Hoàng khuyên: “Minh không nên tham gia vì ở trường có rất nhiều người chạy nhanh lắm.
Em sẽ đưa ra lời khuyên với Hoàng như thế nào?
Gợi ý: Em sẽ nói với Hoàng mặc dù có nhiều người chạy nhanh nhưng nếu chúng ta không nỗ lực, không cố gắng tham gia thì làm sao biết được năng lực bản thân ta ở đâu.
Liên hệ bản thân
• Hãy liệt kê những việc làm hằng ngày. Em thấy mình đã siêng năng chưa? Vì sao?
• Em đã từng nỗ lực hết sức vượt qua khó khăn để kiên trì hoàn thành một công việc hay chưa ? Nếu có hãy chia sẻ về điều đó?
Gợi ý
– Những việc làm hằng ngày: dậy sớm, quét nhà phụ mẹ, nấu cơm, tự giặt quần áo, học bài, phụ ông bà tưới cây…. Em thấy mình đã siêng năng. Vì em thường xuyên giúp bố mẹ và cố gắng làm những bài tập khó mà cô giáo giao về nhà.
– Em đã từng nỗ lực hết sức vượt qua khó khăn để kiên trì hoàn thành một công việc. Chẳng hạn trong học tập khi gặp một bài tập khó em sẽ cố gắng tìm cách giải, nếu không được em sẽ hỏi thầy cô hướng dẫn…
IV. Vận dụng GDCD 6 trang 15
Câu 1. Em hãy thiết kế một khẩu hiệu về siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác của em và bạn bè?
Gợi ý trả lời
Một khẩu hiệu về siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác của em và bạn bè:
“ Siêng năng kiên trì là chìa khóa của thành công”
“Siêng năng kiên trì ắt sẽ thành công”
>> Chi tiết: Thiết kế một khẩu hiệu về siêng năng kiên trì trong học tập
Câu 2. Thực hiện một trong các gợi ý sau:
– Em hãy tìm về câu chuyện siêng năng, kiên trì của một bạn cùng tuổi mà em biết. Sau đó chia sẻ với bạn thân hoặc viết đăng lên báo tường của lớp?
– Em hãy trồng một hạt giống bất kì, chăm sóc và theo dõi sự trưởng thành của cây. Sau đó, chia sẻ niềm vui với người thân, bạn bè. Từ đó, tiếp tục thử nghiệm gieo trồng nhiều hạt giống hơn dựa trên điều kiện của gia đình, lớp học.
Gợi ý:
Những câu chuyện siêng năng, kiên trì của một bạn cùng tuổi mà em biết: Các em kể những câu chuyện xung quanh. VD. Bạn Hoàng cùng lớp mặc dù gia đình khó khăn, bố mất sớm, một mình mẹ nuôi hai anh em Hoàng ăn học. Nhưng bạn luôn có thành tích học tập tốt của lớp. Bạn học giói nhất môn Toán, gặp bài khó không nản chí, luôn tìm ra lời giải. Bạn còn giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp học tốt môn Toán hơn,….
>> Bài tiếp theo: Giáo dục công dân 6 bài 4 Tôn trọng sự thật Chân trời sáng tạo
Tham khảo lời giải GDCD lớp 6 của 2 bộ sách mới khác:
- Giáo dục công dân 6 bài 3 Siêng năng, kiên trì Cánh Diều
- Giáo dục công dân 6 bài 3 Siêng năng, kiên trì Kết nối tri thức
Trên đây là toàn bộ lời giải GDCD 6 bài 3: Siêng năng, kiên trì sách Chân trời sáng tạo. Ngoài ra các em học sinh tham khảo thêm chuyên mục lời giải 2 bộ sách GDCD 6 Kết nối tri thức và GDCD 6 Cánh Diều đầy đủ các bài học SGK cũng như SBT. VnDoc liên tục cập nhật lời giải sách mới cho các bạn cùng tham khảo.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
- Câu 1
- Câu 2
- Câu 3
- Câu 4
- VIẾT NGẮN
Câu 1
Câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Đọc đoạn ca dao sau:
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.
a. Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu có thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải.
b. Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”.
c. Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn ca dao trên.
d. Trong dòng thơ cuối, có thể sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” được không? Sự lựa chọn từ “bút hoa” góp phần thể hiện sắc thái ý nghĩa gì của bài ca dao.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về từ mượn, các biện pháp tu từ, từ láy để trả lời các câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
a.
– Từ “phồn hoa” được hiểu là cảnh sống giàu có, xa hoa.
– Không nên thay bằng từ “phồn vinh” vì “phồn vinh” được dùng để miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. Trong câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.
b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố – mắc cửi, đường – bàn cờ
=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.
c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.
d.
– Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắc và hoa tay của người làm nên bài thơ.
– Không nên sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa” vì như thế sẽ làm giảm đi giá trị nghệ thuật của bài ca dao.
Câu 3
Câu 3 (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai cột, sau đó nối các từ ngữ với cách giải nghĩa phù hợp nhất.
Lời giải chi tiết:
1 – e: Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động đề xuất những phương án giải quyết.
2 – g: Bạn Nga đề cử bạn Nam làm lớp trưởng.
3 – h: Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang biếu bà một ít cam ạ!
4 – k: Ngày chia tay mái trương Tiểu học, tôi đã tặng cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.
5 – i: Một bài văn hoàn chỉnh cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
6 – a: Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ hoàn thành những bài tập còn lại nhé!
7 – b: Người thợ săn bị một con hổ tấn công.
8 – c: Chú mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.
9 – đ: Đôi mắt nó long lanh như hai hòn bi ve.
10 – d: Bóng trăng lung linh trên mặt nước
Câu 4
Câu 4 (trang 69 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Đọc đoạn văn sau:
Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc cảu mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.
Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về từ láy để trả lời các câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
– Các từ láy trong đoạn văn trên: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến.
– Các từ láy đó góp phần nhấm mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao và giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.
VIẾT NGẮN
Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.
Phương pháp giải:
Em có thể tìm các hình ảnh tiêu biểu như: hoa sen, ảnh Bác Hồ, Hồ Gươm, đồng lúa, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Vịnh Hạ Long… để làm thành tập ảnh. Sau đó viết đoạn văn giới thiệu về những cảnh mà em đã chọn.
Lời giải chi tiết:
– Các em có thể chọn trên Internet các hình ảnh sau: hoa sen, Hồ Gươm, ruộng bậc thang Sa Pa, bãi biển Đà Nẵng, đồng Tháp Mười.
Trên dải đất cong cong hình chữ S này có biết bao danh lam thắng cảnh hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Tọa giữa thủ đô nước Việt là hình ảnh Hồ Gươm tôn kính với sự tích chống giặc Minh lừng lẫy của nhân dân Đại Việt. Ngược lên phía rẻo cao của đất nước, thu vào tầm mắt ta là bao la của đồi chè, hùng vĩ của núi rừng và nổi bật với mây núi Sa Pa đang bao phủ những cánh ruộng bậc thang mềm mại. Những cánh đồng lúa chín vàng ươm như tấm thảm vàng được dệt giữa nền trời xanh biếc và là biểu tượng cho sự cần cù của người Việt trong công cuộc lao động sản xuất. Việt Nam cũng tự hào là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu nông sản lúa gạo. Chạy dọc theo dải đất cong cong của miền Trung ta sẽ bắt gặp một Đà Nẵng trong lành, đáng sống với những bãi biển xanh trong, giàu tiềm năng du lịch. Trở xuống miền Tây Nam Bộ trù phú, ta bắt gặp những đóa sen thơm nổi lên giữa các đồng Tháp Mười và nhớ lại câu thơ:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Từ vùng núi đến đồng bằng, từ rừng xanh đến biển thẳm đều là khung cảnh say đắm lòng người. Cùng đến và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam.
Loigiaihay.com