Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học
Ngày đăng:23/04/2018 – 15:15
Học sinh tiểu học có tính hồn nhiên, mang nặng màu sắc tình cảm.
Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
Đặc điểm tâm lý, biểu hiện đặc trưng của nhân cách học sinh tiểu học là tính hồn nhiên, là khả năng phát triển (đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học).
Học sinh tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính. Cùng với quá trình học tập và phát triển tâm lý, tình cảm đó được củng cố và phát triển trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn đối tượng và chuẩn mực của các mối quan hệ trong cuộc sống của các em.
- Đặc điểm tình cảm:
Học sinh tiểu học dễ cảm xúc trước thế giới. Các em thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp các sự vật, hiện tượng cụ thể cường độ cảm xúc mạnh mẽ, dễ xúc động, khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình.
Tình cảm của học sinh tiểu học chưa bền vững:
Các em thường hay thay đổi tâm trạng, thiên về xúc động, biểu hiện khá mạnh và trong chốc lát sự vui mừng, tự hào, lo sợ, hờn giận.
Tóm lại, các em ở tuổi này giàu cảm xúc, nhiều tình cảm mới được hình thành nhưng chưa bền vững.
- Đặc điểm ý chí của học sinh tiểu học:
Học sinh tiểu học chưa có khả năng tự lập chương trình hành động, do ý chí chưa được phát triển đầy đủ.
Các phẩm chất ý chí như: Tính độc lập, tính kìm chế và tự chủ còn thấp.
Trẻ dễ bắt chước hành động của người khác, kể cả những hành động vượt quá sức trẻ, đôi lúc tính bột phát, ngẫu nhiên được thể hiện trong hành động của trẻ.
- Đặc điểm chú ý:
Ở học sinh tiểu học, chú ý không chủ định còn giữ vai trò chính, sức tập trung chú ý chưa cao, chú ý chưa bền vững.
- Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học:
Ở lứa tuổi này rất hồn nhiên, ham tìm tòi, khám phá cái mới, điều này nói lên trí tuệ của các em đang phát triển, đang mong muốn nhận thức của học sinh cấp I thiên nặng về nhận thức cảm tính, tức là nhìn nhận sự việc, hiện tượng ngay trước mắt mình chứ chưa nhìn nhận được mọi sự vật, hiện tượng bên trong.
Ở tuổi này học tập cũng đã trở thành hoạt động chủ đạo, nhưng các em say mê học tập chưa phải vì nó nhận thức được trách nhiệm đối với xã hội mà chủ yếu vì những động cơ mang ý nghĩa tình cảm như: trẻ học được nhiều điểm tốt, được thầy cô, bố mẹ khen, bạn mến,..
Về mặt hành động các em rất hiếu động, ở độ tuổi này bắt đầu phát triển nhận thức lý tính tức là phát triển những tư duy mới.
- Đặc điểm trí nhớ:
Trí nhớ của các em được xây dựng trên cơ sở mới của quá trình học tập, được điều khiển một cách có ý thức. Trí nhớ được thay đổi phù hợp với sự thay đổi của hoạt động chủ đạo. Trí nhớ trở thành điều kiện, đồng thời là kết quả của quá trình học tập.
Do ảnh hưởng học tập, trí nhớ của học sinh tiểu học được phát triển theo hai hướng:
Tăng cường vai trò của ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ logic so với ghi nhớ trực quan hình tượng.
Trẻ có khả năng điều khiển một cách có ý thức trí nhớ của mình cũng như điều chỉnh sự nhận lại và nhớ lại một cách có chủ định.
(Sưu tầm)
- Chia sẻ:
- |
-
In bài viết
Ba yếu tố hình thành, phát triển nhân cách học sinh tiểu học
Nhân cách không phải sinh ra đã có sẵn mà được hình thành và phát triển do nhiều yếu tố. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu ba yếu tố góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách của trẻ.
Download
Xem online
Tóm tắt nội dung tài liệu
- Ba yếu tố hình thành, phát triển
nhân cách học sinh tiểu họcNhân cách không phải sinh ra đã có sẵn mà được
hình thành và phát triển do nhiều yếu tố. Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu ba yếu
tố góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân
cách của trẻ.Ảnh:
- Thứ nhất, theo Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu của
giáo dục tiểu học là “Nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học trung học cơ
sở”. Do đó, trường tiểu học có vị trí và chức năng đặc
biệt trong sự nghiệp trồng người. Trường tiểu học cũng
là nơi đầu tiên tác động đến trẻ bằng phương pháp giáo
dục và các hoạt động khác nhằm hình thành, phát triển
nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục. Ở trường tiểu
học, thầy cô giáo là người định hướng quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh.Thứ hai, gia đình là nơi có những thế mạnh đặc biệt trong
việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Những
mối quan hệ tình cảm thân thương của mỗi thành viên
trong gia đình sẽ giúp trẻ học tập, hình thành những giá
trị văn hóa gia đình bền vững. Tuy nhiên, điều này còn
tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình. Có
nơi, có lúc, một số học sinh tiểu học phải chịu những ảnh
hưởng bất lợi xuất phát từ đời sống gia đình, trái ngược - với con đường hình thành nhân cách một cách tích cực,
từ phía nhà trường.Thứ ba, trẻ em hoạt động và giao tiếp trong những điều
kiện kinh tế-xã hội nhất định. Các nhà tâm lý học đã
khẳng định “nhân cách của con người nói chung và của
học sinh tiểu học nói riêng chỉ được hình thành trong
hoạt động, dưới sự quy định của điều kiện kinh tế- xã hội
cụ thể”. Hoạt động ở đây bao gồm một hệ thống làm
việc, những hành vi, cách cư xử và sự tuân thủ những
quy tắc, chuẩn mực xã hội nhất định nhằm bảo đảm cho
cá nhân trẻ tồn tại và phát triển trong các nhóm xã hội
khác nhau. Hoạt động ở đây không tách rời khỏi giao
tiếp, không tách rời các mối quan hệ cùng nhau tồn tại
trong cộng đồng xã hội. Các em học làm người thông qua
một hệ thống hoạt động, làm việc trong các mối quan hệ
xã hội và trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định.Ba yếu tố nêu trên chi phối sự hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh tiểu học. Nếu cả ba yếu tố này tác
động đến học sinh theo cùng một hướng, trên những
quan điểm giáo dục đúng đắn, thống nhất thì việc hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học chắc
chắn sẽ tốt. Còn nếu tác động đến học sinh theo những - cách “lệch pha” thì sẽ vô hiệu hóa, triệt tiêu lẫn nhau,
gây ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách của
trẻ. Để có sự thống nhất, sự cộng hưởng giữa các yếu tố
nói trên, nhà trường cần phải trở thành trung tâm văn hóa
giáo dục của trẻ.
Video liên quan