Bài văn lớp 12: Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội, Mời các thầy cô và các bạn cùng tham khảo những bài văn hay lớp 12: Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội, hi
Sau đây Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu những bài văn hay lớp 12: Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội được chúng tôi sưu tầm từ những bài văn hay của các bạn học sinh giỏi trên toàn quốc và đăng tải tại đây.
Chúng tôi hi vọng đây sẽ trở thành tài liệu hữu ích giúp các bạn có thể trong qua trình học tập môn Ngữ Văn lớp 12 một cách tốt nhất và cũng là một hành trang giúp các bạn có thể tự tin hơn trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Dưới đây là dàn ý chi tết kèm theo là 4 bài văn phân tích tác phẩm Một người Hà Nội, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
Xem Tắt
Dàn ý phân tích tác phẩm một người Hà Nội
I. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
Nguyễn Khải tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải, sinh năm 1930 tại Hà Nội, quê gốc ở Nam Định nhưng sinh sống ở nhiều nơi. Năm 1947, ông tham gia tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá. Nguyễn Khải bắt đầu nghề báo, nghề văn từ năm 1950. Truyện Một người Hà Nội sáng tác năm 1990, in trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, Nhà xuất bản Hà Nội năm 1995. Qua truyện, nhà văn đã thể hiện cảm nhận của mình về lối sống, về bản lĩnh văn hóa của một người Hà Nội.
II. Thân bài
– Phân tích nếp sống thanh lịch dù thời cuộc đầy biến động:
+ Nếp ăn, nếp ở, cái mặc
+ Cách ứng sử với chính sách cải cách tư sản nhà nước
– Có đầu óc trung thực, thảng thắn
+ Không ganh đua, tự ái, thói thời thượng, không có lãng mạn hay mơ mộng viển vông
+ Đã tính đi làm, đã đi làm thì mặc đàm tiếu của thiên hạ
– Trân trọng, nâng niu, giữ gìn truyền thống văn hóa Hà Nội
+ Dặn dò bọ trẻ:” Là nời Hà Nội thì cách đi đứng nói năng cho chuẩn, không được sống tùy tiện buông tuồng”
+ Coi việc giữ gìn nếp sống là một cách “tự trọng, biết xấu hổ”
– Đánh giá
Đặt cô Hiền vào nhiều bối cảnh lịch sử, nhà văn soi chiếu được số phận một dân tộc trong một con người:
+ Cái nhìn hiện thực mới mẻ
+ Quan niệm về con người, niềm tin vào sự bất tử của những đẹp văn hóa truyền thống
Nhân vật “ Một người Hà Nội “ được soi chiếu ở nhiều thời điểm lịch sử.
– Nghệ thuật
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngôn ngữ cá thể hóa
+ Liên hệ ngắn gọn với “ Chân dung người Hà Nội” hiện nay.
III. Kết bài
Đánh giá tài năng của tác giả và thành công của tác phẩm.
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội – Mẫu 1
Truyện Một người Hà Nội sáng tác năm 1990, in trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, Nhà xuất bản Hà Nội năm 1995. Qua truyện, nhà văn đã thể hiện cảm nhận của mình về lối sống, về bản lĩnh văn hóa của một người Hà Nội. Từ đó làm nổi bật bản chất tốt đẹp của những con người bình thường mà cuộc đời họ gắn liền với những thăng trầm của lịch sử và quá trình phát triển của đất nước. Cái nhìn mới về con người và cuộc sống của tác giả thể hiện qua những phát hiện bất ngờ; những suy ngẫm thú vị và sâu sắc về “chất kinh kì ” của một người Hà Nội cụ thể là cô Hiền. Nhân vật chính trong tác phẩm có vẻ đẹp rất đặc trưng của người Hà Nội xưa, vừa khôn ngoan, sắc sảo, vừa đôn hậu, linh hoạt trong cách hiểu người, hiểu đời.
Tóm tắt nội dung tác phẩm như sau: Năm 1955, tác giả từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, có đến thăm cô Hiền – một người họ hàng xa. Kháng chiến chống Pháp, cô Hiền cùng gia đình ở lại Hà Nội. Hòa bình lập lại, đất nước tạm chia làm hai miền, cô Hiền không di cư vào Nam mà vẫn ở lại Hà Nội với tài sản là hai căn nhà, một để ở, một cho thuê.
Trong thời kì đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cô Hiền khôn ngoan tìm cách thích ứng dần với chế độ mới, lối sống mới. Năm 1965, khi đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, cô Hiền vẫn là một “nội tướng” đảm đang việc quản lí gia đình, giáo dục con cái. Dũng, anh con trai cả của cô lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Ba năm sau, anh con trai thứ hai cũng đăng kí nghĩa vụ quân sự nhưng được giữ lại học Đại học vì thi đậu điểm cao.
Năm 1975, miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, anh Dũng trở về Hà Nội. Trong bữa tiệc cuối năm mừng ngày gia đình đoàn tụ, Dũng kể lại câu chuyện cảm động về Tuất, người bạn cùng trung đoàn đã hi sinh ở cửa ngõ Sài Gòn trước ngày chiến thắng và về người mẹ của Tuất đã nén nỗi đau mất con để tiếp tục sống và làm việc.
Ở giai đoạn đầu thời kì đổi mới, Hà Nội còn bộn bề khó khăn, thiếu thốn. Một lần tác giả ra Hà Nội công tác, ghé thăm cô Hiền, thấy cô vẫn là một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn. Cô Hiền kể cho tác giả nghe về sức sống kì lạ của cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị xô ngã sau cơn bão lớn và bày tỏ niềm tin của cô vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Mở đầu tác phẩm, với vai trò là người cháu họ, tác giả đã giới thiệu cô Hiền bằng tình cảm quý mến của mình : Chúng tôi gọi là cô, cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi. Lối mở đầu giản dị, tự nhiên như vậy làm tăng tính chân thực và sức thuyết phục của truyện.
Tác giả không miêu tả ngoại hình mà chỉ kể về tời nối, cách sống, cách ứng xử của cô Hiền trong mối quan hệ với người thân trong gia đình, với bạn bè, với thời cuộc… Người kể chuyện không chỉ quan sát mà đôi lúc còn trực tiếp tham gia vào câu chuyện, vì thế mà lời kể, lời bình có vẻ khách quan.
Chín năm kháng chiến chống Pháp, cô Hiền ở lại Hà Nội cùng chồng con. Hòa bình lập lại, đất nước tạm thời chia làm hai miền, cô không di cư vào Nam vì cô nghĩ rằng chồng cô làm nghề dạy học nên chế độ nào cũng cắn. Nhưng nguyên nhân chính là cô không thể rời xa Hà Nội. Trong sâu thẳm tâm hồn cô, Hà Nội đã trở thành không gian sống quá quen thuộc nên không thể thiếu: Hà Nội đối với cô Hiền Đồng nghĩa với một tình yêu lớn lao, sâu sắc.
Lúc đầu, trong suy nghĩ của người cháu (tác giả), những người Hà Nội gốc như cô Hiền thật khó gần, bởi căn nhà của cô là một tòa nhà tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn… Trong khi cán bộ và gia đình họ phải ở chen chúc trong những khu nhà tập thể, có khi phải ở ngay dưới gầm cầu thang của nhà bạn bè. Theo cách đánh giá, nhận xét chung, hồi đó thì: với người vô sản, ở quá rộng là một cái tội. Trang phục của vợ chồng cô Hiền cũng sang trọng quá : Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm. Cách ăn uống của gia đình cô Hiền và gia đình tác giả cũng thật khác biệt: Lại cái ăn nữa cũng không giống với số đông. Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định. Gia đình tôi thì ăn uống bình dân hơn, vợ chồng con cái ngồi xúm xít quanh cái mâm nhôm, thức ăn có khi múc ra đĩa, có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt cạnh mâm, cứ việc sục muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái, nhồm nhoàm, hả hê, không cần phải khuôn bó theo một quy tắc nào cả. Ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà của… giai cấp tư sản.
Những khác biệt cơ bản ấy xét đến cùng đều xuất phát từ cách nhìn và cách sống của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Sự nghi ngại của người cháu không phải là không có cơ sở: Cô Hiền đích thị là tư sản rồi. Đã là tư sản thì không thể tin cậy được. Việc mình mình biết, việc cô mặc cô, dính líu nhiều có ngày lại rắc rối… Điều đáng nói là cô Hiền vừa tìm cách thích ứng với cuộc sống mới, vừa biết giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình.
Để làm nổi bật tính cách cô Hiền, nhà văn đã đặt nhân vật này trước những biến cố lớn của đất nước. Những biến động của lịch sử, xã hội thường tác động đến nhận thức và cuộc sống của con người, làm thay đổi tính cách, nhưng nhân vật cô Hiền không phải là sản phẩm của hoàn cảnh. Từ góc nhìn văn hóa, tác giả khám phá và thể hiện tính cách rất đáng trân trọng của nhân vật này.
Cô Hiền là người sắc sảo và tế nhị. Sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, cán bộ và chiến sĩ ta từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô đều sống trong tâm trạng vui sướng, hồ hởi : Chín năm xa phố phường, xa ánh điện, không được vào rạp xem chiếu bóng hoặc cải lương, không được vào một cái chợ đông người giữa ban ngày, bây giờ mỗi ngày đều ở Hà Nội, mỗi đêm ở Hà Nội, mãi mãi còn ở Hà Nội. Nhưng tác giả băn khoăn vì sao những người như cô Hiền lại có thái độ khác : Chúng tôi thì vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui nhỉ? Rồi tự lí giải : Họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới, cách sống, cách làm việc, cả cách nói năng nữa. Để khẳng định những suy nghĩ, phán đoán của mình là đúng, tác giả kể một số câu chuyện nhỏ trong gia đình cô Hiền mà minh đã chứng kiến.
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội – Mẫu 2
Nguyễn Khải tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải, sinh năm 1930 tại Hà Nội, quê gốc ở Nam Định nhưng sinh sống ở nhiều nơi. Năm 1947, ông tham gia tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá. Nguyễn Khải bắt đầu nghề báo, nghề văn từ năm 1950. Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm của ông phản ánh hiện thực ở nông thôn theo xu hướng dị lên trong quá trình xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa.
Từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nguyễn Khải đặc biệt quan tâm đến những chuyển biến mạnh mẽ của cuộc sống, của tư tưởng, tình cảm con người trước những biến động phức tạp của xã hội hiện đại. Nhà văn nhìn nhận và đánh giá con người trong mối quan hệ đa chiểu phức tạp : để thông qua đó khẳng định và ca ngợi những giá trị cao đẹp của con người và cuộc sống. Năm 2000, nhà văn Nguyễn Khải được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật, ông mất năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Truyện Một người Hà Nội sáng tác năm 1990, in trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, Nhà xuất bản Hà Nội năm 1995. Qua truyện, nhà văn đã thể hiện cảm nhận của mình về lối sống, về bản lĩnh văn hóa của một người Hà Nội. Từ đó làm nổi bật bản chất tốt đẹp của những con người bình thường mà cuộc đời họ gắn liền với những thăng trầm của lịch sử và quá trình phát triển của đất nước. Cái nhìn mới về con người và cuộc sống của tác giả thể hiện qua những phát hiện bất ngờ; những suy ngẫm thú vị và sâu sắc về “chất kinh kì ” của một người Hà Nội cụ thể là cô Hiền. Nhân vật chính trong tác phẩm có vẻ đẹp rất đặc trưng của người Hà Nội xưa, vừa khôn ngoan, sắc sảo, vừa đôn hậu, linh hoạt trong cách hiểu người, hiểu đời.
Tóm tắt nội dung tác phẩm như sau: Năm 1955, tác giả từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, có đến thăm cô Hiền – một người họ hàng xa. Kháng chiến chống Pháp, cô Hiền cùng gia đình ở lại Hà Nội. Hòa bình lập lại, đất nước tạm chia làm hai miền, cô Hiền không di cư vào Nam mà vẫn ở lại Hà Nội với tài sản là hai căn nhà, một để ở, một cho thuê.
Trong thời kì đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cô Hiền khôn ngoan tìm cách thích ứng dần với chế độ mới, lối sống mới. Năm 1965, khi đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, cô Hiền vẫn là một “nội tướng” đảm đang việc quản lí gia đình, giáo dục con cái. Dũng, anh con trai cả của cô lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Ba năm sau, anh con trai thứ hai cũng đăng kí nghĩa vụ quân sự nhưng được giữ lại học Đại học vì thi đậu điểm cao.
Năm 1975, miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, anh Dũng trở về Hà Nội. Trong bữa tiệc cuối năm mừng ngày gia đình đoàn tụ, Dũng kể lại câu chuyện cảm động về Tuất, người bạn cùng trung đoàn đã hi sinh ở cửa ngõ Sài Gòn trước ngày chiến thắng và về người mẹ của Tuất đã nén nỗi đau mất con để tiếp tục sống và làm việc.
Ở giai đoạn đầu thời kì đổi mới, Hà Nội còn bộn bề khó khăn, thiếu thốn. Một lần tác giả ra Hà Nội công tác, ghé thăm cô Hiền, thấy cô vẫn là một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn. Cô Hiền kể cho tác giả nghe về sức sống kì lạ của cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị xô ngã sau cơn bão lớn và bày tỏ niềm tin của cô vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Mở đầu tác phẩm, với vai trò là người cháu họ, tác giả đã giới thiệu cô Hiền bằng tình cảm quý mến của mình : Chúng tôi gọi là cô, cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi. Lối mở đầu giản dị, tự nhiên như vậy làm tăng tính chân thực và sức thuyết phục của truyện.
Tác giả không miêu tả ngoại hình mà chỉ kể về tời nối, cách sống, cách ứng xử của cô Hiền trong mối quan hệ với người thân trong gia đình, với bạn bè, với thời cuộc… Người kể chuyện không chỉ quan sát mà đôi lúc còn trực tiếp tham gia vào câu chuyện, vì thế mà lời kể, lời bình có vẻ khách quan.
Chín năm kháng chiến chống Pháp, cô Hiền ở lại Hà Nội cùng chồng con. Hòa bình lập lại, đất nước tạm thời chia làm hai miền, cô không di cư vào Nam vì cô nghĩ rằng chồng cô làm nghề dạy học nên chế độ nào cũng cắn. Nhưng nguyên nhân chính là cô không thể rời xa Hà Nội. Trong sâu thẳm tâm hồn cô, Hà Nội đã trở thành không gian sống quá quen thuộc nên không thể thiếu: Hà Nội đối với cô Hiền Đồng nghĩa với một tình yêu lớn lao, sâu sắc.
Lúc đầu, trong suy nghĩ của người cháu (tác giả), những người Hà Nội gốc như cô Hiền thật khó gần, bởi căn nhà của cô là một tòa nhà tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn… Trong khi cán bộ và gia đình họ phải ở chen chúc trong những khu nhà tập thể, có khi phải ở ngay dưới gầm cầu thang của nhà bạn bè. Theo cách đánh giá, nhận xét chung, hồi đó thì: với người vô sản, ở quá rộng là một cái tội. Trang phục của vợ chồng cô Hiền cũng sang trọng quá : Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm.
Cách ăn uống của gia đình cô Hiền và gia đình tác giả cũng thật khác biệt: Lại cái ăn nữa cũng không giống với số đông. Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định. Gia đình tôi thì ăn uống bình dân hơn, vợ chồng con cái ngồi xúm xít quanh cái mâm nhôm, thức ăn có khi múc ra đĩa, có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt cạnh mâm, cứ việc sục muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái, nhồm nhoàm, hả hê, không cần phải khuôn bó theo một quy tắc nào cả. Ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà của… giai cấp tư sản.
Những khác biệt cơ bản ấy xét đến cùng đều xuất phát từ cách nhìn và cách sống của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Sự nghi ngại của người cháu không phải là không có cơ sở: Cô Hiền đích thị là tư sản rồi. Đã là tư sản thì không thể tin cậy được. Việc mình mình biết, việc cô mặc cô, dính líu nhiều có ngày lại rắc rối… Điều đáng nói là cô Hiền vừa tìm cách thích ứng với cuộc sống mới, vừa biết giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình.
Để làm nổi bật tính cách cô Hiền, nhà văn đã đặt nhân vật này trước những biến cố lớn của đất nước. Những biến động của lịch sử, xã hội thường tác động đến nhận thức và cuộc sống của con người, làm thay đổi tính cách, nhưng nhân vật cô Hiền không phải là sản phẩm của hoàn cảnh. Từ góc nhìn văn hóa, tác giả khám phá và thể hiện tính cách rất đáng trân trọng của nhân vật này.
Cô Hiền là người sắc sảo và tế nhị. Sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, cán bộ và chiến sĩ ta từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô đều sống trong tâm trạng vui sướng, hồ hởi : Chín năm xa phố phường, xa ánh điện, không được vào rạp xem chiếu bóng hoặc cải lương, không được vào một cái chợ đông người giữa ban ngày, bây giờ mỗi ngày đều ở Hà Nội, mỗi đêm ở Hà Nội, mãi mãi còn ở Hà Nội.
Nhưng tác giả băn khoăn vì sao những người như cô Hiền lại có thái độ khác : Chúng tôi thì vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui nhỉ? Rồi tự lí giải : Họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới, cách sống, cách làm việc, cả cách nói năng nữa. Để khẳng định những suy nghĩ, phán đoán của mình là đúng, tác giả kể một số câu chuyện nhỏ trong gia đình cô Hiền mà minh đã chứng kiến.
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội – Mẫu 3
“Một người Hà Nội“ là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Khải. Qua đó, tác giả thể hiện cái nhìn vô cùng mới mẻ của nhà văn về con người, cuộc sống với một hình thức nghệ thuật in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn.
Ngay từ cách đặt tên nhan đề “Một người Hà Nội” nhà văn đã mở ra hình tượng trung tâm của tác phẩm là một người Hà Nội mang trong mình vẻ đẹp hà Nội thuần túy không trộn lẫn. Bên cạnh đó còn mở ra không gian nghê thuật cổ kính, mảnh đất Kinh Kì, nghìn năm văn hiến đã trải qua cùng những thay đổi của thời đại. Cũng từ nhan đề có thể soi sáng được tư tưởng và chủ đề của tác phẩm.
“Một người Hà Nội” với nhân vật chính là cô Hiền – người xuất thân từ gia đình Hà Nội giàu có, thân thiện. Ở cô Hiền thấm sâu vẻ đẹp tinh thần, văn hóa cốt cách của một người Hà Nội gốc, tạo nên nơi người đọc về vẻ đẹp ấy sẽ bền vững, không bị nhạt nhòa theo thời gian. Cô cũng là người có tình yêu và gắn bó sâu sắc với mảnh đất hà Nội. Ngay cả khi nơi đây có đang oằn mình trong bom đạn thì cô vẫn bám trụ lại mảnh đất này bằng tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào sự trường tồn của Hà Nội.
Ở cô Hiền người ta nhìn thấy hội tụ đầy đủ vẻ đẹp ngoại hình, tính cách và tâm hồn. Về ngoại hình cô mang vẻ đẹp quý phái, sang trọng của mọt người phụ nữ gốc Hà Nội. Bên cạnh đó, cô là người thẳng thắn, có cái nhìn nhạy bén, sâu sắc trước thực tế và là người dám bộc lộ quan điểm sống của mình, dám thẳng thắn nói lên và sóng thật với chính mình. Ở cô cò n là người có lối sống văn minh hiện đại nhưng giữ được lối sống đẹp, không xô bồ, bon chen. Một người hà Nội như cô Hiền mang vẻ đẹp riêng trong cốt cách và nó được tỏa sáng trong bất kì hoàn cảnh nào. Cô Hiền thể hiện là người hiểu được giá trị của cuộc sống, biết hướng đến giá trị cuộc sống và biết hài hòa giữa vật chất và tinh thần. Ngoài ra, cô vẫn giữ được thói quen thời trẻ của mình đó là giao lưu với văn nhân, nghệ sĩ, một cuộc sống phóng khoáng về tinh thần và một tâm hồn nghệ sĩ, là người biết yêu và trân trọng cái đệp. Tuy vậy, cô vẫn là người có đầu óc thực tế trong việc lựa chọn chồng. gần 30 tuổi cô mới lấy chồng. Nhưng người chồng cô chọn không mơ mộng một người làm quan hay làm nghệ sĩ. Người cô chọn là một ông giáo dạy tiểu học hiền lành chăm chỉ. Cô Hiền là người có đầu óc thực tế, khôn ngoan việc gì cũng tính toán trước sau, đã tính là làm, đã làm là không sợ lời đàm tiếu từ thiên hạ. Phải là người hiểu đời, trải đời có bản lĩnh cô mới vượt lên những chuyện thị phi được mất ở đời như thế.
Trong quan hệ với gia đình cô làm tròn bổn phận của một người vợ đảm đang, thông minh, tài giỏi trong việc làm kinh tế và tài giỏi trong việc quản lý gia đình. Đồng thời trong cách dạy con cái thì cô Hiền là người mẹ nghiêm khắc. Từ dáng ngồi trên bàn cô cũng chấn chỉnh và dạy con phải có lòng tự trọng. Một người mẹ có lòng tự trọng và ý thức rõ trách nhiệm của một công dân có lòng yêu nước . Trong quan hệ với người ở cô hiền là người sống tình nghĩa nhân hậu, có trước có sau và gần gũi với mọi người như người thân trong gia đình. Chính vì vậy mà Nguyễn Khải ví cô như “hạt bụi vàng” và nhà văn trân trọng vẻ đẹp cốt cách và tâm hồn của một người Hà Nội như cô Hiền.
Ngoài cô Hiền, mặc dù không trọng tâm miêu tả nhưng Nguyễn Khải cũng khắc họa lại hững nhân vật Hà Nội khác trong tác phẩm. Đó là những thanh niên Hà Nội đại diện cho thế hệ trẻ có tự trọng, có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc. Những chàng trai mang trong mình lí tưởng sống cao đẹp sẵn sàng xả thân vì Hà Nội, vì Tổ quốc mình. Đặc biệt là Dũng – chàng trai có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng và trách nhiệm. Đó là Tuất một chàng trai biết kiềm lại cam xúc của bản thân để hướng đến những điều lớn lao hơn. Và là mẹ Tuất- người mẹ phải gánh chịu sự mất mát to lớn, đánh đổi cả đứa con thân yêu của mình. Một người mẹ đầy nghị lực và bản lĩnh.
Tất cả tô lên một bức tranh khắc họa nhân vật là những con người Hà Nội luôn âm thầm và lặng lẽ bằng những cách khác nhau để bảo vệ sự trường tồn của Hà Nội, bảo vệ những vẻ đẹp cốt cách và tâm hồn của những người Hà Nội.
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội – Mẫu 4
Nguyễn Khải được coi là cây bút khá nổi tiếng của văn xuôi nước ta từ sau rách mạng tháng Tám. Những sáng tác văn chương của Nguyễn Khải phản ánh sinh động và khá chân thật quá trình vận động của cả nền văn học từ thời chiến tranh sang thời hòa hình. Trong những sáng tác trước năm 1977, Nguyễn Khải chủ yếu quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự chính trị. Và những sáng tác của ông từ năm 1978 về sau ông lại quan tâm nhiều hơn về cuộc sống đời thường. Ông đi sâu phản ánh và phân tích những diễn biến tâm lí khá phức tạp nhưng rất hợp lí của con người trong thời đại sau chiến tranh. Một người Hà Nội rút từ tập truyện Hà Nội trong mắt tôi là một tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Trong truyện Một người Hà Nội Nguyễn Khải đã xây dựng khá thành công hình tượng nhân vật bà Hiền – một nhân vật khá tiêu biểu cho người Hà Nội.
Một người Hà Nội nói riêng và cả tập truyện Hà Nội trong mắt tôi nói chung là chứa đựng một tình yêu sâu nặng với Hà Nội với những hiểu biết sâu sắc và tinh tế của Nguyễn Khải về nét đẹp của cảnh vật và con người Hà Nội.
Cô Hiền xuất thân từ một gia đình giàu có, lương thiện, có học thức, yêu thích thơ văn. Cô Hiền đẹp, thông minh, được bố mẹ cho phép mở phòng tiếp khách văn chương, vẻ đẹp của cô Hiền là một vẻ đẹp khá toàn diện được tác giả thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau, từ cách chọn người bạn trăm năm đến việc thu xếp việc nhà, sinh con và răn dạy con cái.
Về hôn nhân, cô Hiền đã vượt qua thói thường tình của con người, cô không ham danh, hám lợi, không cơ hội, không lính toán. Cô có một quan điểm rất nghiêm túc đúng đắn về hôn nhân. Là một phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời còn con gái tiếp xúc nhiều với những văn nhân nghệ sĩ, nhưng cô lại không sống theo lối sống lãng mạn, viễn vông. Cô cũng chả hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ, văn nhân, đùa vui một thời son trẻ thế là đủ. Cô chọn người bạn đời của cô cũng không phải là một ông quan nào mà là một ông giáo cấp tiểu học, hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Cô Hiền luôn đặt trách nhiệm làm vợ, làm mẹ lên trên mọi thú vui khác. Cô coi việc phụng dưỡng chồng, chăm sóc cho chồng con là một niềm vui, là niềm hạnh phúc của cô. Trong việc quản lí gia đình cô Hiền luôn là người chủ động, tự tin và xác định rõ vai trò quan trọng của người vợ trong gia đình. Theo cô “Người đàn bà không làm nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”. Vì vậy mà cô Hiền đã phê phán cái thói “bắt nạt vợ” quá đáng của người cháu. Cô là một người sớm có nhận thức về “bình đẳng nam nữ”.
Về việc dạy con, cô Hiền dạy con khi chúng còn nhỏ và dạy từ những chuyện sinh hoạt hàng ngày trong gia đình như cách ngồi ăn, cách cầm bát, cầm đũa, múc canh … vì cô cho đó là một hình thức văn hóa: văn hóa ẩm thực, văn hóa sống … và hơn nữa, đó là văn hóa của người Hà Nội. Theo cô, người Hà Nội phải sống cho thật chuẩn mực: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”.
Về việc sinh con, cô Hiền cũng có quan điểm rất tiến bộ so với những người đương thời. Cái thời mà người ta thích đẻ nhiều để sau này có “con đàn, cháu đống” cho vui cửa, vui nhà và họ coi đó là niềm hạnh phúc. Họ thích đẻ nhiều mà ít quan tâm đến việc nuôi nấng và giáo dục con cái đến nơi đến chôn vì họ cứ theo cái quan niệm cũ: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Cũng ở vào cái thời đại đó nhưng cô Hiền lại có một nhận thức đúng đắn, tiến bộ. Cô không tin vào việc “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, và cô có một quyết định khá dứt khoát: chấm dứt việc sinh đẻ vào năm bốn mươi tuổi, để có điều kiện nuôi dạy con cái một cách chu đáo để chúng có thể “sống tự lập”, không bị lệ thuộc, sống có nhân, cách. Tình yêu thương con của cô Hiền là một thứ tình cảm sáng suốt của một người mẹ có nhân cách, giàu lòng tự trọng, có suy nghĩ sâu sắc, đúng đắn, có tầm nhìn sâu rộng.
Một nét đẹp ở cô Hiền mà khiến chúng ta phải khâm phục và trân trọng đó là “lòng tự trọng“ rất cao cả của cô. Lòng tự trọng không cho phép con người ta sống ích kỉ và hèn nhát. Chính vì có lòng tự trọng cao nên cô Hiền bằng lòng cho đứa con trai lớn của mình là Dũng đi chiến đấu mặc dầu lòng cô đau đớn lắm vì cô “không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè”. Tiếp đến, cô Hiền cho đứa em Dũng tiếp bước anh mình “bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Lòng tự trọng ấy cũng chính là lòng yêu nước, ý thức cộng đồng thâm trầm, sâu sắc mà không cần ồn ào của cô Hiền.
………….
Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!