Hệ tiêu hóa là hệ thống trong cơ thể mà qua đó các mô và cơ quan nhận chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động. Hệ tiêu hóa có chức năng xử lý thức ăn, lấy chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.
Hệ tiêu hóa bắt đầu quá trình này mỗi khi thức ăn được nạp vào cơ thể và khoang miệng là nơi khởi đầu của quá trình tiêu hóa. Ở trong khoang miệng, nước bọt trộn lẫn với thức ăn, làm ẩm và bôi trơn thức ăn để có thể nuốt một cách dễ dàng. Nước bọt còn có chứa enzyme amylase có tác dụng phân giải tinh bột trong thức ăn thành các đường đơn dễ tiêu hóa hơn. Sau đó, thức ăn được đẩy xuống thực quản, dạ dày và tiếp tục sang các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa nhờ sự co thắt cơ được gọi là nhu động.
Xem Tắt
Các cơ quan trong hệ tiêu hóa
Các bộ phận chính của hệ tiêu hóa gồm có:
Thực quản: Đây là một cơ quan có dạng ống rỗng ở vùng cổ và ngực, nối miệng với dạ dày. Các cơ ở thực quản có chức năng đẩy thức ăn vào dạ dày.
Dạ dày: Đây là một cơ quan có dạng túi lớn thực hiện nhiệm vụ giữ và tiêu hóa thức ăn bằng hỗn hợp enzyme và axit. Thức ăn ở lại trong dạ dày trong khoảng từ 3 đến 5 tiếng sau ăn, tùy vào loại thực phẩm, đồ uống và lượng nạp vào.
Ruột non: Ruột non nhận thức ăn từ dạ dày và bắt đầu phân hủy thức ăn đồng thời hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng.
Ruột già: Ruột già chứa hàng tỷ vi khuẩn vô hại có vai trò biến thức ăn thành phân trong khi hấp thụ nước và chất điện giải để cơ thể sử dụng.
Trực tràng: Nằm ở cuối ruột già, trực tràng là nơi tích trữ phân tạm thời.
Hậu môn: Đây là lỗ thông ra bên ngoài của trực tràng mà qua đó phân bị đào thải khỏi cơ thể.
Ngoài ra còn có:
Gan: Cơ quan này giúp lọc độc tố từ máu và tạo ra dịch mật phân hủy protein, carbohydrate và chất béo.
Túi mật: Cơ quan này là một túi nhỏ tích trữ dịch mật do gan tạo ra và sau đó giải phóng khi cần thiết.
Tuyến tụy: Cơ quan này sản sinh insulin hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường.
Các vấn đề ở hệ tiêu hóa
Tất cả các cơ quan này cũng như các chất dịch bên trong đều hoạt động một cách nhịp nhàng, cân bằng nhưng lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chế độ ăn uống, căng thẳng, bệnh tật,… và gây ra các vấn đề về tiêu hóa như:
- Khó tiêu
- Bệnh tiêu chảy
- Táo bón
- Trào ngược axit dạ dày
- Ngộ độc thực phẩm
- Đầy hơi
- Hội chứng ruột kích thích (irritable bowl syndrome – IBS)
Ngoài ra còn có những vấn đề khác cũng ảnh hưởng đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa như:
Hệ tiêu hóa trong cơ thể người gồm nhiều bộ phận, bao gồm ống tiêu hóa (bắt đầu từ khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn), gan, tuyến tụy, túi mật… Mỗi cơ quan của hệ tiêu hóa có một chức năng riêng nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau, đảm bảo vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận thức ăn sau đó chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng thiết yếu đi nuôi cơ thể…
Một hệ thống tiêu hóa tốt đóng vai trò cốt lõi trong sức khỏe toàn thân. Không chỉ là cơ quan chính của cơ thể đối với việc tiếp nhận và hấp thu chất dinh dưỡng, sức khỏe đường ruột có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ nội tiết, tình trạng da, sức khoẻ tâm thần và các bệnh ung thư… Do đó, một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa bị trục trặc sẽ ảnh hưởng xấu đến những phần khác của ống tiêu hóa và toàn cơ thể.
Hệ tiêu hóa “trục trặc” ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng như thế nào?
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là khi tiêu hóa thức ăn tốt, giúp cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, nhờ đó, duy trì sức khỏe chung.
Hệ tiêu hóa khỏe giúp cơ thể tránh xa bệnh tật.
Nhưng trong cuộc sống, tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, đều ít nhiều gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thì mắc các bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa.
Mặc dù các khía cạnh của sức khỏe thể chất thay đổi tự nhiên theo tuổi tác, khi chúng ta già đi, thì hệ tiêu hóa cũng thường gặp nhiều “trục trặc” hơn. Nhưng chế độ ăn uống kém, sử dụng nhiều thực phẩm không đảm bảo chất lượng, chế độ sinh hoạt không điều độ… sẽ góp phần làm giảm men tiêu hóa, hệ vi sinh vật đường tiêu hóa mất cân bằng, gây ra nhiều bệnh lý rải dọc theo ống tiêu hóa, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và miễn dịch của cơ thể.
Theo thống kê, có khoảng 62% dân số thế giới gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày ít nhất 1 lần mỗi năm. Bệnh lý phổ biến nữa là viêm dạ dày mạn tính. Các biến chứng có thể gặp là loét, chảy máu hoặc thủng dạ dày, hẹp môn vị, sa dạ dày, thậm chí ung thư. Và khi đường tiêu hóa có “trục trặc” sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
Hấp thu là giai đoạn trung gian giữa tiêu hóa với chuyển hóa. Các thực phẩm ăn vào được tiêu hóa bởi các men (enzym) ngoại tiết của dạ dày và ống tiêu hóa thành chất hấp thu được qua thành ruột vào máu… rồi được chuyển hóa thành dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của cơ thể. Quá trình hấp thu thức ăn có sự tham gia của nhiều bộ phận trong ống tiêu hóa như dạ dày và nhất là ruột non, ruột già. Ngoài ống tiêu hóa là sự tham gia của gan, mật, tụy… Kém hấp thu là quá trình hệ tiêu hóa không hấp thu được đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm (cho dù chế độ ăn có đầy dủ dưỡng chất), dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, dễ phát sinh nhiều bệnh lý khác nhau.
Các nguyên nhân của kém hấp thu có thể gặp là do tổn thương của ruột non, do thiếu men tiêu hóa của dạ dày, gan, mật… làm sự tiêu hóa không hoàn thành nên không hấp thu tốt được.
Hậu quả của quá trình này có thể dẫn đến kém hấp thu nước, điện giải, các chất dinh dưỡng, các muối mật, sinh tố, các yếu tố vi lượng… Điều này dẫn đến sự thiếu hụt của các vitamin, protein, khoáng chất, carbohydrat và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sự phát triển và sự điều hòa của cơ thể, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Một số triệu chứng thường gặp khi hệ tiêu hóa bất ổn.
Cần làm gì để có đường tiêu hóa khỏe mạnh?
Để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần:
Thực hiện chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh hàng ngày: Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm. Tăng cường ăn trái cây và rau xanh, cung cấp đủ lượng nước cần thiết vì mất nước là một nguyên nhân phổ biến của táo bón. Nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng này. Trong điều kiện thời tiết nóng bức hoặc đối với người có tập luyện thể dục – thể thao tcó thể cần bổ sung một lượng nước nhiều hơn.
Ăn chậm: Quá trình tiêu hóa bắt đầu ngay từ miệng khi nhai thức ăn, cần nhai chậm, nhai đều để miệng kịp tiết các enzyme tiêu hóa và giúp dạ dày bớt áp lực và giúp quá trình tiêu hóa trơn tru hơn và ngăn ngừa các triệu chứng như khó tiêu và ợ nóng.
Loại bỏ thói quen xấu: Trong mỗi bữa ăn cần tránh stress, tạo không khí thư giãn bởi cảm xúc xấu sẽ tác động tiêu cực đến tiêu hóa dẫn đến khó tiêu và đầy hơi. Bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như: Hút thuốc, uống quá nhiều rượu, bia và ăn tối quá muộn.
Không được sử dụng thuốc cho đường tiêu hóa bừa bãi: Bao gồm cả thuốc nhuận tràng và kháng viêm cũng như các kháng sinh phổ rộng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Tích cực vận động thể chất: Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để củng cố sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng táo bón mãn tính…
Hỗ trợ ruột bằng dinh dưỡng
Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho đường tiêu hóa khỏe mạnh bao gồm: Men vi sinh probiotic, glutamine và kẽm.
Probiotic: Là vi khuẩn có lợi cho đường ruột, cải thiện khó tiêu, đầy hơi, cũng như triệu chứng táo bón, tiêu chảy. Probiotic được tìm thấy trong thực phẩm lên men, sữa chua… Hoặc được bào chế ở dạng viên nang, dạng lỏng, hỗn dịch… bao gồm hỗn hợp các chủng Lactobacillus và Bifidobacterium.
Glutamine: Là loại axit amin bảo vệ sức khỏe đường ruột và được chứng minh có khả năng giảm tính thấm ruột (rò rỉ ruột) ở những người mắc bệnh nặng. Có thể bổ sung glutamine trong các loại thực phẩm như gà tây, đậu nành, trứng và hạnh nhân. Nếu muốn bổ sung glutamine dạng hoạt chất (thuốc) cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Kẽm: Là một khoáng chất rất quan trọng cho đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm đại tràng, rò rỉ ruột và các vấn đề về tiêu hóa khác. Thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Theo khuyến cáo, lượng kẽm cần thiết phải bổ sung hàng ngày là 8mg cho phụ nữ và 11mg cho nam giới. Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm động vật thân mềm, có vỏ (ngao, sò, hến…), thịt bò và hạt hướng dương.
https://suckhoedoisong.vn/he-tieu-hoa-khoe-chia-khoa-giup-co-the-tranh-xa-benh-tat-n194159.html
Thanh Hiển
(Theo Báo Sức khỏe & Đời sống)
Hệ tiêu hóa là cụm từ quá quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu được rõ ràng về cấu tạo cũng như vai trò của nó đối với cơ thể. Vậy hệ tiêu hóa là gì? Hệ tiêu hóa có chức năng gì đối với sự sống của con người? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Hệ tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.
Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần:
-
Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
-
Tuyến tiêu hóa bao gồm: các tuyến nước bọt ở miệng, tuyến tiêu hóa ở ruột, tụy, gan, mật…
Quá trình tiêu hóa ở người diễn ra hàng ngày bao gồm nhiều bước. Mỗi bước có đặc điểm riêng, kết hợp chặt chẽ với nhau để hấp thu chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Đặc điểm của hệ tiêu hóa
Ống tiêu hóa
Đây là phần đầu tiêu của ống tiêu hóa, chứa đựng nhiều cơ quan có chức năng quan trọng về tiêu hóa và phát âm như răng, lưỡi, tuyến nước bọt.
Miệng thực hiện các hoạt động đầu tiên của hệ tiêu hóa, đó là nhai và nuốt thức ăn.
Họng là điểm đến tiếp theo của thức ăn, từ đây thức ăn di chuyển đến thực quản.
Thực quản là một ống cơ nối hầu với dạ dày. Thực quản có chiều dài khoảng 25 – 30cm, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau. Trong trường hợp đang nuốt thức ăn thì thực quản có hình ống.
Bộ phận này tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo. Ở cổ thì thực quản nằm ở phía sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày.
Thực quản có chức năng chính là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thực quản sẽ đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản. Tiếp theo là các cơ ở miệng thực quản sẽ giãn ra để đón nhận lượng thức ăn này.
Đối với những thức ăn lỏng dễ tiêu hóa thì tự rơi xuống dạ dày. Còn những chất đặc hơn, khó tiêu hóa hơn thì sẽ được di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn.
Dạ dày (còn gọi là bao tử) là đoạn phình ra của ống tiêu hóa giống hình chữ J, một tạng trong phúc mạc nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị. Có chức năng dự trữ, nghiền thức ăn thấm dịch vị nhờ sự co bóp cơ trơn và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa dịch vị với độ PH phù hợp ở lớp niêm mạc.
Dạ dày liên kết phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng được cấu tạo bởi lớp cơ chắc chắn và liên kết chặt chẽ nên có khả năng co bóp mạnh và chứa khoảng 4,6- 5,5 lít nước.
Cấu tạo của dạ dày gồm: Tâm vị, Đáy vị, Thân vị, Môn vị, Thành trước dạ dày, Thành sau dạ dày, Bờ cong vị bé, Bờ cong vị lớn.
Dạ dày có 2 chức năng chính, đó là co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị và chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
Ruột non dài khoảng 5-9m, trung bình 6.5m, là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, đi từ môn vị của dạ dày đến góc tá- hỗng tràng. Ruột non gồm ba phần là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.
+ Tá tràng nằm ở vị trí tiếp giáp giữa dạ dày và ruột non. Cụ thể, tá tràng bắt đầu từ môn vị của dạ dày tới góc tá tràng – hỗng tràng. Nói cách khác, tá tràng là đoạn ruột đầu của ruột non.
+ Chức năng của tá tràng là trung chuyển thức ăn giữa dạ dày và ruột non. Ngoài ra, bộ phận này còn làm nhiệm vụ trung hòa acid của dịch mật và tụy trước khi nó xuống hỗng tràng và hồi tràng của ruột non.
Hỗng tràng và hồi tràng dài khoảng 6-7m, 4/5 đoạn ở trên gọi là hỗng tràng, ranh giới hai phần không rõ ràng. Chúng uốn thành 14-16 quai hình chữ U bắt đầu từ nơi hỗng tràng liên tiếp với phần trên của tá tràng và tận hết ở chỗ hồi tràng đổ vào manh tràng. Ở trên, các quai chữ U nằm ngang, ở dưới các quai thường nằm dọc. Hỗng tràng và hồi tràng được treo vào thành lưng bởi mạc treo ruột non.
Đại tràng hay còn gọi là ruột già. Đây là phần gần cuối trong hệ thống tiêu hóa, gắn liền với phần cuối cùng của hệ tiêu hóa là ống hậu môn.
Chức năng của đại tràng:
+ Tiêu hóa thức ăn
Dạ dày, ruột non và ruột già đều làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, xét về cấp độ thì dạ dày ở cấp độ 1 – tiêu hóa thức ăn ban đầu. Ruột non ở cấp độ 2 và giữ vai trò chủ yếu. Ruột già thuộc cấp độ 3 với nhiệm vụ đảm bảo chắc chắn rằng thức ăn đã được tiêu hóa hết.
Ruột già sẽ xử lý một số chất xơ, đạm và mỡ mà dạ dày và ruột non không xử lý được hết. Điểm đặc biệt là ruột già không có các enzyme tiêu hóa thức ăn mà xử lý các chất này nhờ vào hệ vi khuẩn phong phú sống trong ruột già.
+ Hấp thụ chất dinh dưỡng và khoáng chất
Các thức ăn sau khi đã được hấp thu từ ruột non, sẽ được đổ xuống ruột già và hấp thụ lại dinh dưỡng thêm một lần nữa. Ngoài ra, ruột già còn là nơi hấp thụ muối khoáng và các nguyên tố khác. Các chất này sẽ được đưa vào máu, cùng với dinh dưỡng mà ruột non hấp thụ để nuôi sống cơ thể.
+ Hấp thụ nước, đóng khuôn chất bã
Đại tràng chia làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ruột non thông với ruột già tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng. Giữa ruột non và ruột già có van hồi manh tràng giữ cho các chất trong ruột già không chảy ngược lại lên ruột non.
Hình dạng giống một chiếc túi hình tròn, vị trí của nó nằm ở ngay phía dưới của hỗng tràng được đổ vào bên trong ruột già. Manh tràng được liên kết với ruột thừa – di tích còn sót lại của quá trình tiến hóa ở con người và vượn người. Trong ruột thừa có chứa các tế bào lympho B và lympho T là những tế bào đặc biệt có tác dụng tiêu diệt các tế bào lạ và vi khuẩn có hại đối với cơ thể.
Là thành phần chính của đại tràng, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và cuối cùng là kết tràng xích-ma.
Sau khi uốn cong 2 lần, kết tràng xích ma nối tiếp với trực tràng là một ống thẳng, dài khoảng 15cm và kết thúc ở hậu môn mở ra ngoài cơ thể. Gồm 2 cơ vòng để kiểm soát hoạt động đóng mở của hậu môn trực tràng nằm sau bàng quang ở nam và sau tử cung ở nữ.
Hệ tiêu hóa có rất nhiều cơ quan và chúng hoạt động, phối hợp với nhau nhịp nhàng để thực hiện tốt chức năng của hệ tiêu hóa, đặc biệt là chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về hệ tiêu hóa. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào liên quan đến hệ tiêu hóa, hãy nhấc máy gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Những chú ý trong phòng ngừa và điều trị viêm đại tràng