Soạn bài Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong – Kết nối tri thức 6, Hôm nay, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu bài Soạn văn 6: Thực hành đọc – Hành trình của bầy ong. Mong
Bài thơ Hành trình của bầy ong sẽ được giới thiệu trong sách Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Kết nối tri thức.
Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Hành trình của bầy ong. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Xem Tắt
Soạn bài Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong
I. Tác giả
– Nguyễn Đức Mậu sinh năm 1948.
– Quê hương: Nam Định.
– Ông là một nhà thơ, nhà văn quân đội.
– Ông từng nhận được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001; Giải thưởng văn học Asean năm 2001.
– Một số tác phẩm: Thơ người ra trận (1971), Cây xanh đất lửa (1973), Áo trận (1976), Mưa trong rừng cháy (1976), Trường ca sư đoàn (1980), Hoa đỏ nguồn sông (1987), Từ hạ vào thu (1992)…
II. Tác phẩm
1. Thể thơ
Bài thơ “Hành trình của bầy ong” được sáng tác theo thể thơ lục bát.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “Thời gian vô tận mở ra sắc màu”: Sự kiên nhẫn của bầy ong trong hành trình vô tận.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm”: Những nẻo đường và miền đất trong cuộc hành trình tìm hoa, hút nhụy của bầy ong.
- Phần 3. Còn lại: Giá trị của sản phẩm mà bầy ong đem đến cho con người trong cuộc hành trình gian khổ của mình.
3. Những vấn đề cần chú ý
– Đặc điểm của thể thơ lục bát:
- Các câu 6 – 8 nối tiếp nhau.
- Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng sáu của dòng tám, tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo. (Ví dụ: Khổ 1: trời – đời, xa, ra)
- Nhịp: 2/2/2, 2/4, 4/4
– Vẻ đẹp của quê hương, đất nước: giản dị, gần gũi.
– Ý nghĩa được gợi lên từ “hành trình của bầy ong”: Những phẩm chất đáng quý của loài ong là cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
III. Đọc hiểu
1. Sự kiên nhẫn của bầy ong trong hành trình vô tận
- Không gian: nẻo đường xa
- Thời gian: vô tận
- Mục đích: tìm hoa
- Hành trình của bầy ong: với đôi cánh đẫm nắng trời, bay đến trọn đời.
=> Phẩm chất của bầy ong là cần cù, chăm chỉ.
2. Những nẻo đường và miền đất trong cuộc hành trình tìm hoa, hút nhụy của bầy ong
- Bầy ong tìm hoa nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi có hoa chuối, hoa ban.
- Tìm nơi bờ biển sóng tràn có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
- Ong còn tìm mật nơi quần đảo khơi xa có loài hoa nở như là không tên.
=> Bầy ong chăm chỉ, siêng năng, bay khắp nơi tìm mật. Bất cứ nơi đâu mà bầy ong bay đến cũng tìm được mật hoa, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
3. Giá trị của sản phẩm mà bầy ong đem đến cho con người trong cuộc hành trình gian khổ của mình
- Bầy ong đã giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn, ong chắt được mật từ trong những cánh hoa ấy, đem lại cho con người mật ngọt.
- Những giọt mật tinh túy ấy như giữ lại những mùa hoa đã tàn phai giúp ích cho đời.
=> Nhà thơ muốn ca ngợi công lao của bầy ong.
Tổng kết:
- Nội dung: Bài thơ Hành trình của loài ong đã giúp người đọc hiểu được những phẩm chất đáng quý của loài ong là cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
- Nghệ thuật: giọng thơ nhẹ nhàng, hình ảnh giản dị…