Soạn bài Phò giá về kinh, Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Phò giá về kinh, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Phò giá về kinh là một bài thơ nằm trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, tập Một.
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu bài Soạn văn 7: Bài thơ Phò giá về kinh, hy vọng sẽ giúp ích cho học sinh khi chuẩn bị bài.
Xem Tắt
Soạn văn Phò giá về kinh chi tiết
I. Một vài nét về tác giả
– Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Nhân Tông được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1284 – 1285, 1287 – 1288), đặc biệt là hai trận Hàm Tử và Chương Dương.
– Ông không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một người có tài văn chương.
II. Đôi nét về tác phẩm
1. Thể thơ
– Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu có năm chữ.
2. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng của quân dân ta.
- Phần 2. Hai câu sau. Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Hào khí chiến thẳng của quân dân ta
– Hai câu đầu nói về chiến thắng của quân và dân ta, trong đó có sự đóng góp to lớn của người chỉ huy chính là tác giả.
– Động từ “đoạt, cầm” kết hợp với các địa danh “Chương Dương”, “Hồ Hàm Tử” góp phần làm nổi bật sự hào hùng và không khí chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.
– Đây đều là những trận chiến gây được tiếng vang lớn.
=> Không chỉ ca ngợi chiến công của quân dân ta mà còn thể hiện lòng tự hào dân tộc.
2. Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta
– Câu thơ 3: Thái bình tu trí lực (Thái bình nên gắng sức). Sau khi đánh bại quân thù, đất nước giành được độc lập bước vào thời bình, cần phải xây dựng và phát triển đất nước.
– Câu thứ 4: Vạn cổ thử giang sang (Non nước ấy ngàn thu). Khẳng định sự tồn vong bất diệt của đất nước đến muôn đời.
=> Đây không chỉ là mong muốn của riêng tác giả mà còn là mong muốn của cả một quốc gia, dân tộc.
IV. Tổng kết
– Nội dung: Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
– Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, động từ mạnh kết hợp với biện pháp tu từ liệt kê.
Soạn văn Phò giá về kinh ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích (*) để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư (bản phiên âm chữ Hán) về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
– Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt:
- Số câu: 4 câu
- Số chữ: 5 chữ
– Cách hiệp vần: Câu 2 và câu 4 hiệp với nhau ở chữ cuối (quan – san).
Câu 2. Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.
– Khác nhau: Hai câu đầu là hào khí chiến thắng của quân dân ta. Hai câu sau. là khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta.
– Nhận xét:
- Cách biểu ý: Đầu tiên bài thơ đã tái hiện những chiến công của hai cuộc chiến Chương Dương và Hàm Tử. Sau đó thể hiện niềm tin, lòng tự hào và khát vọng dựng xây đất nước.
- Cách biểu cảm: Cảm xúc được dồn nén vào bên trong ý tưởng thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Câu 3. Cách biểu ý và biểu cảm của hai bài Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam có gì giống nhau?
– Về biểu ý: Cả hai bài đều thể hiện được khí phách kiên cường, quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc cũng như niềm tự hào về đất nước.
– Về biểu cảm: Cả hai đều bộc lộ tình thần yêu nước bằng một giọng điệu hào hùng, ngôn ngữ dồn nén, cô đọng.
II. Luyện tập
Theo em cách nói giản dị, cô đục của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần?
Tác dụng: Cách nói giản dị, cô đúc đã tóm gọn được những vấn đề trọng đại của đất nước (chiến thắng cũng như những nhiệm vụ trong thời bình) chỉ trong vài câu thơ ngắn.