Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, Kính mời bạn đọc cùng tham khảo tài liệu Soạn văn 9: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Để củng cố thêm kiến thức về văn thuyết minh, trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, học sinh sẽ được học bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Chính vì vậy, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong cuộc sống nhằm cung cấp những tri thức về nguồn gốc, đặc điểm, tính chất… của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hoặc xã hội bằng phương pháp trình bày, giải thích và giới thiệu.
– Tính chất: Cung cấp những tri thức khách quan, chính xác cho con người.
– Phương pháp thuyết minh thường dùng:
- Nêu định nghĩa, giải thích
- Liệt kê, phân tích
- Nêu ví dụ, số liệu…
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Đọc văn bản trong SGK và cho biết:
– Đối tượng của văn bản thuyết minh: Vẻ đẹp của đá và nước ở Hạ Long.
– Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng.
– Phương pháp thuyết minh chủ yếu:
- Phương pháp nêu định nghĩa giải thích: “Nước tạo nên sự di chuyển”.
- Phương pháp liệt kê: “Có thể để mặc cho con thuyền của ta mỏng… giữa các đảo đá”
– Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thêm là:
- Biện pháp nhân hóa: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận và có tri giác có tâm hồn”. “Đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bỗng bạc xóa lên, rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi”
- Biện pháp liên tưởng: Đá giống như con người “Và cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp Vịnh Hạ Long, già đi trẻ lại…”
=> Tổng kết:
– Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca.
– Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
II. Luyện tập
Câu 1. Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:
a.
– Văn bản có tính chất thuyết minh.
– Tính chất ấy thể hiện qua đặc điểm: nêu ra định nghĩa về loài ruồi, phân loại ruồi, giải thích tập tính sống, sinh sản của loài ruồi.
– Phương pháp:
- Nêu định nghĩa: “Ruồi xanh thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới…”
- Phân loại: “Họ hàng con rất đông: Ruồi trâu, Ruồi vàng…”
- Sử dụng số liệu: “Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn…”
- Liệt kê: “Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn…”
b.
– Điểm đặc biển của văn bản trên:
- Hình thức: Giống một văn bản hành chính công vụ (Văn bản pháp luật – định tội)
- Nội dung: Thuyết minh về loài ruồi.
– Biện pháp nghệ thuật:
- Nhân hóa: Loài ruồi – đặt chúng vào một phiên tòa xử kiện mà chúng trở thành bị cáo, có thể tự nói ra những lời biện hộ cho chính mình
- Liệt kê: “Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn…”, “Truyền cho chim, cóc, nhái, thằn lằn…”
c. Các biện pháp tu từ khiến cho văn bản trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc vào câu chuyện, từ đó dễ dàng tiếp thu những tri thức trong văn bản thuyết minh hơn.
Câu 2. Đọc đoạn văn trong SGK và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.
Biện pháp tu từ được sử dụng là kể chuyện: Người kể hồi tượng lại câu chuyện của bà kể về loài chim cú trong ký ức tuổi thơ. Qua đó thuyết minh về loài chim cú với những kiến thức mình học trong môn Sinh học.