Soạn văn Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 9: Luyện tập sử dụng một
Bài học Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, nhằm củng cố lại cho các em học sinh lớp 9 kĩ năng viết một bài văn thuyết minh.
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu hướng dẫn Soạn văn 9: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, mời bạn đọc tham khảo chi tiết dưới đây.
Soạn văn Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Hướng dẫn lập dàn ý cho các đề văn thuyết minh:
Đề 1: Thuyết minh về cái quạt
1. Mở bài
Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: cái quạt.
2. Thân bài
* Giới thiệu lịch sử ra đời của cái quạt:
– Từ xa xưa, khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, con người đã dùng những vật dụng đơn giản để làm quạt: mo cau, lá chuối, lá cọ…
– Khi con người biết chế tạo ra những vật dụng thủ công: quạt nan…
– Khi khoa học kĩ thuật phát triển: chế tạo ra quạt chạy bằng điện…
* Phân loại và đặc điểm của từng loại:
– Quạt nan: quạt bản tròn, có tay cầm, thường làm bằng các chất liệu khác nhau như: mo cau, lá cọ, lục bình khô, nhựa dẻo…
– Quạt xếp: hình bán nguyệt khi xòe rộng, có thể xếp lại, thường làm bằng giấy hoặc vải dán trên khung xòe từ thanh tre nứa vót mỏng, ngày nay còn có loại làm bằng nhựa…
– Quạt điện: cấu tạo chủ yếu gồm động cơ điện, cánh quạt, nguyên lý hoạt động phức tạp…
* Công dụng: Tạo ra gió giúp làm mát cho con người nhất là trong thời tiết nóng bức của mùa hè.
* Ý nghĩa, vai trò: Vô cùng cần thiết, hữu ích trong đời sống con người.
3. Kết bài
– Đánh giá vai trò của chiếc quạt.
– Nêu đôi nét cảm nhận của em về chiếc quạt.
Đề 2: Thuyết minh về cái bút
1. Mở bài
Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: cái bút
2. Thân bài
* Giới thiệu lịch sử hình thành của cái bút: Phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro trong những năm 1930.
* Cấu tạo: gồm các phần vỏ bút, ruột bút, nắp bút…
* Phân loại: Bút bi, Bút chì, Bút mực, Bút xóa…
=> Mỗi loại bút có những đặc điểm khác nhau với những công dụng khác nhau.
* Công dụng: Tùy theo từng loại bút khác nhau mà chúng có những công dụng khác nhau. (Bút bi, bút mực dùng để viết; bút xóa dùng để xóa chữ viết; bút chì dùng để vẽ tranh…)
* Ý nghĩa, vai trò: Vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nhất là đối với học sinh, sinh viên.
3. Kết bài
– Đánh giá lại vai trò của chiếc bút.
– Nêu cảm nhận của em đối với chiếc bút.
Đề 3: Thuyết minh về cái kéo
1. Mở bài
Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: cái kéo
2. Thân bài
* Giới thiệu lịch sử hình thành của cái kéo: được phát minh khoảng năm 1500 TCN ở Ai Cập cổ đại.
* Đặc điểm của cái kéo:
– Kéo bao gồm một cặp kim loại cạnh sắc xoay xung quanh một trục cố định.
– Ngoài ra cũng có một số loại kéo nhỏ gọn không dùng đinh tán cố định hai nửa lưỡi kéo mà lợi dụng tính đàn hồi của kim loại.
* Nguyên lý hoạt động: nguyên lý hoạt động của kéo cơ bản dựa trên nguyên lý đòn bẩy, tương tự như kìm.
* Công dụng: dùng để cắt đồ vật với nhiều chất liệu khác nhau như giấy, bìa cát tông, kim loại ở dạng mỏng…
* Ý nghĩa, vai trò: được sử dụng nhiều trong cuộc sống của con người.
3. Kết bài:
– Đánh giá lại vai trò của cái kéo
– Nêu cảm nhận của em đối với cái kéo.
Đề 4: Thuyết minh về chiếc nón
1. Mở bài
Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: chiếc nón
2. Thân bài
* Xuất xứ, lịch sử ra đời:
– Từ 2500 -3000 năm trước công nguyên đã xuất hiện hình ảnh của chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trên Thạp đồng Đào Thịnh…
– Là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
* Đặc điểm, cấu tạo:
– Chất liệu: Được làm bằng nhiều loại lá khác nhau (Lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón… nhưng chủ yếu làm bằng lá nón)
– Hình dáng: Thường có hình chóp, ngoài ra có một số loại nón rộng và làm phẳng đỉnh.
– Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm, sợi cước. Nan nón được chuốt thành từng thanh tre mỏng, nhỏ và dẻo dai rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vành nón. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp.
* Phân loại: Nón ngựa, nón quai thao, nón bài thơ, nón rơm, nón cời…
=> Hết sức đa dạng về mẫu mã.
* Công dụng: Che nắng, che mưa…
* Ý nghĩa, vai trò:
– Là một biểu tượng nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam.
– Trở thành nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca, nhạc họa (Hình ảnh chiếc nón bài thơ…).
3. Kết bài
– Đánh giá lại vai trò của chiếc nón.
– Nêu cảm nhận của em đối với chiếc nón.