giáo án lớp 2 cả năm – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Mon, 14 Jun 2021 04:25:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png giáo án lớp 2 cả năm – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Giáo án lớp 2 bộ sách Chân trời sáng tạo – Tất cả các môn https://quatangtiny.com/giao-an-lop-2-bo-sach-chan-troi-sang-tao-50576 https://quatangtiny.com/giao-an-lop-2-bo-sach-chan-troi-sang-tao-50576#respond Mon, 14 Jun 2021 04:25:42 +0000 https://quatangtiny.com/giao-an-lop-2-bo-sach-chan-troi-sang-tao-50576

Related posts:

  1. Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy (Tất cả các môn)
]]>
Giáo án lớp 2 bộ sách Chân trời sáng tạo – Tất cả các môn

Giáo án lớp 2 bộ sách Chân trời sáng tạo – Tất cả các môn, Giáo án lớp 2 sách Chân trời sáng tạo gồm 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Hoạt động

Giáo án lớp 2 sách Chân trời sáng tạo gồm 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Anh, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật. Với nội dung giáo án được biên soạn kỹ lưỡng, cùng cách trình bày khoa học.

Qua đó, giúp thầy cô tham khảo, có thêm kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 2 năm 2021 – 2022 cho học sinh của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật nội dung, mời thầy cô cùng theo dõi và tải về:

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo

BÀI 1: BÉ MAI ĐÃ LỚN (tiết 1 – 4, SHS, tr.10 – 12)

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

1. Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ; biết liên hệ bản thân: tham gia làm việc nhà. Kể được tên một số việc em đã làm ở nhà và ở trường.

3. Viết đúng kiểu chữ hoa A và câu ứng dụng.

4. Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu; tìm và đặt câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.

5. Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

  • SHS, VTV, VBT, SGV.
  • Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
  • Mẫu chữ viết hoa A.
  • Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.
  • Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1, 2

1. Khởi động

  • HS nghe GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Em đã lớn hơn (GV khơi gợi để HS nói, không gò ép HS theo mẫu).
  • HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về một việc nhà em đã làm: tên việc, thời gian làm việc,…
  • HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bé Mai đã lớn.
  • HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật (bé Mai, bố mẹ), việc làm của các nhân vật,…

II. Khám phá và luyện tập

1. Đọc

1.1. Luyện đọc thành tiếng

  • HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Mai; giọng ba vui vẻ, thể hiện sự ngạc nhiên; giọng mẹ: thể hiện niềm vui, tự hào).
  • HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: cách, buộc tóc, túi xách,…; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Bé lại còn đeo túi xách / và đồng hồ nữa. //; Nhưng / bố mẹ đều nói rằng / em đã lớn. //;…
  • HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

1.2. Luyện đọc hiểu

  • HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: ngạc nhiên (lấy làm lạ, hoàn toàn bất ngờ), y như (giống như),
  • HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
  • HS rút ra nội dung bài (Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ.) và liên hệ bản thân: biết làm việc nhà, giúp đỡ cha mẹ.

1.3. Luyện đọc lại

  • HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
  • HS nghe GV đọc lại đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.
  • HS luyện đọc lời khen của bố với Mai và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.
  • HS khá, giỏi đọc cả bài.

1.4. Luyện tập mở rộng

  • HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Hoa chăm chỉ.
  • HS kể tên các việc đã làm ở nhà (nấu cơm, quét nhà, trông em,…) làm ở trường (lau bảng, tưới cây, sắp xếp kệ sách/ giày dép,…).
  • HS nghe một vài nhóm trình bày trước lớp và nhận xét kết quả.

TIẾT 3, 4

2. Viết

2.1. Luyện viết chữ A hoa

  • HS quan sát mẫu chữ A hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ A hoa.
  • HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ A hoa.
  • HS viết chữ A hoa vào bảng con.
  • HS tô và viết chữ A hoa vào VTV.

2.2. Luyện viết câu ứng dụng

  • HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Anh em thuận hoà.
  • HS nghe GV nhắc lại quy trình viết chữ A hoa và cách nối từ chữ A hoa sang chữ n.
  • HS quan sát cách GV viết chữ Anh.
  • HS viết chữ Anh và câu ứng dụng “Anh em thuận hoà.vào VTV.

2.3. Luyện viết thêm

– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao:

Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

– HS viết chữ A hoa, chữ Anh và câu ca dao vào VTV.

2.4. Đánh giá bài viết

  • HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
  • HS nghe GV nhận xét một số bài viết.

3. Luyện từ

  • HS xác định yêu cầu của BT 3.
  • HS quan sát tranh, đọc từ và chọn từ phù hợp với từng tranh; chia sẻ kết quả trong

nhóm đôi/ nhóm nhỏ.

Lưu ý: Mớ: tập hợp gồm một số vật cùng loại được gộp lại thành đơn vị, VD: mua mớ rau muống, mớ tép.

  • HS chơi tiếp sức gắn từ ngữ phù hợp dưới hình.
  • HS nghe GV nhận xét kết quả.
  • HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật.

Luyện câu

  • HS xác định yêu cầu của BT 4, quan sát câu mẫu.
  • HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
  • HS chơi trò chơi Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt.
  • HS nghe bạn và GV nhận xét câu.
  • HS viết vào VBT 1 – 2 câu có chứa một từ ngữ tìm được ở BT 3.
  • HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.

Vận dụng

  • HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
  • 1 – 2 HS nói trước lớp cảm xúc sau khi làm một việc nhà để bạn và GV nhận xét, định hướng cho hoạt động nhóm.
  • HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
  • HS nói trước lớp và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về những việc nhà mình đã làm, được người thân khen ngợi, cảm nghĩ khi được khen ngợi

Giáo án Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo năm 2021 – 2022

ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 2: ƯỚC LƯỢNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nhận biết việc ước lượng,
  • Vận dụng ước lượng số đồ vật theo nhóm chục.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực chuyên biệt:

  • Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất

– Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức, trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau 9 (trong vòng 15s) và trả lời câu hỏi:

Đoán xem trong hình có bao nhiêu quả bóng?

– HS quan sát hình ảnh và đoán số quả bóng

– GV ghi lại một số kết quả ở góc bảng

– GV đặt vấn đề: Có nhiều khi chúng ta không đủ thời gian để đếm và có khi cũng không thể đếm hết được. Ví dụ như đếm số con gà đang chạy trên sân. Nếu muốn biết có khoảng bao nhiêu con gà, chúng ta phải ước lượng. Vậy cách ước lượng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Ước lượng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ước lượng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách ước lượng

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS quan sát hình vẽ:

Yêu cầu HS chỉ quan sát, không đếm hết, xác định xem có khoảng bao nhiêu con bướm?

GV cho HS thảo luận nhóm để tìm ra cách ước lượng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, thảo luận cùng tìm ra cách

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến

GV hệ thống hoá cách ước lượng: Ta có thể ước lượng theo cột, theo hàng, theo nhóm, … (gọi chung là nhóm).

– Ước lượng theo cách nào phụ thuộc hai yếu tố sau:

+ Nhóm mẫu có khoảng 10 vật (10, gần được 10 hay hơn 10 một vài vật).

+ Số lượng vật ở các nhóm gần bằng nhau.

– Ở bài này ta ước lượng theo nhóm nào? (Theo hàng)

Tại sao? (Mỗi hàng có khoảng 10 con bướm)

– Ước lượng (GV khái quát cách ước lượng bằng các câu hỏi, HS trả lời cụ thể với hình ảnh các con bướm trong phân bài học).

+ Các con bướm được xếp thành 4 hàng.

+ Mỗi hàng có khoảng 10 con.

+ Đếm số con bướm theo các hàng (1 chục, 2 chục, 3 chục, 4 chục hay 10, 20, 30, 40).

+ Tất cả có khoảng bao nhiêu con bướm? (Có khoảng 40 con bướm)

=> Kiểm tra lại: GV cho HS đếm hết số bướm (sử dụng SGK) để có kết quả chính xác (41 con, chênh lệch 1 con)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, kết luận:

Chọn nhóm mẫu vật có khoảng 10 chục rồi đếm theo chục

1. Ước lượng

HS có thể ước lượng số con bướm trong hình theo hàng, theo cột, theo màu, đếm một nửa,…

+ Các con bướm được xếp thành 4 hàng.

+ Mỗi hàng có khoảng 10 con.

+ Đếm số con bướm theo các hàng (1 chục, 2 chục, 3 chục, 4 chục hay 10, 20, 30, 40).

+ Tất cả có khoảng 40 con bướm.

=> Kết luận: Chọn nhóm mẫu vật có khoảng 10 chục rồi đếm theo chục (số lượng các nhóm gần bằng nhau)

Hoạt động 2: Thực hành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách ước lượng

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, quan sát hình máy bay sgk trang 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy ước lượng có khoảng bao nhiêu chiếc máy bay và đếm lại xem có bao nhiêu chiếc máy bay?

– GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, quan sát hình ngôi sao sgk trang 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy ước lượng có khoảng bao nhiêu ngôi sao và đếm lại xem có bao nhiêu ngôi sao

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Bài 1

– Ước lượng theo cột vì mỗi cột có khoảng 10 máy bay.

+ Các máy bay được xếp theo cột.

+ Số máy bay ở các cột gần bằng nhau.

+ Cột đầu (nhóm mẫu) có 10 máy bay.

+ Đếm theo cột: 10, 20, 30, 40, 50.

+ Có khoảng 50 chiếc máy bay.

– Đếm: Có 50 chiếc máy bay.

(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy chiếc máy bay?)

Bài 2

– Ước lượng theo nhóm vì ngôi sao được xếp gọn theo từng nhóm.

+ Các ngôi sao được xếp theo nhóm.

+ Số ngôi sao ở các nhóm gần bằng nhau.

+ Nhóm đầu có khoảng 10 ngôi sao.

+ Đếm theo nhóm: 10, 20, 30.

+ Có khoảng 30 ngôi sao.

– Đếm: Có 28 ngôi sao.

(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy ngôi sao?)

C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập cách ước lượng rồi đếm

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS thành 3 nhóm, trả lời các bài tập trong phần Luyện tập sgk trang 12:

+ Nhóm 1: Ước lượng và đếm số lượng thuyền giấy

+ Nhóm 2: Ước lượng và đếm số lượng quả bóng tennis.

+ Nhóm 3: Ước lượng và đếm số lượng quả bóng rổ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trả lời.

– GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Luyện tập

Nhóm 1

– Ước lượng theo cột vì mỗi cột có khoảng 10 chiếc thuyền giấy.

+ Các thuyền giấy được xếp theo cột.

+ Số thuyền giấy ở các cột gần bằng nhau.

+ Cột đầu có khoảng 10 thuyền giấy.

+ Đếm theo cột: 10, 20, 30, 40..

+ Có khoảng 40 chiếc thuyền giấy.

– Đếm: Có 41 chiếc thuyền giấy.

(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy thuyền giấy?)

Nhóm 2

– Ước lượng theo nhóm màu vì quả bóng tennis được xếp gọn theo từng nhóm màu.

+ Các quả bóng tennis được xếp theo từng nhóm màu.

+ Số quả bóng tennis ở các nhóm màu gần bằng nhau.

+ Nhóm màu đầu (xanh) có khoảng 10 quả bóng tennis.

+ Đếm theo nhóm màu: 10, 20, 30, 40, 50, 60.

+ Có khoảng 60 quả bóng tennis.

– Đếm: Có 61 chiếc thuyền giấy.

(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy quả bóng tennis?).

Nhóm 3

– Ước lượng theo hàng vì mỗi hàng có khoảng 10 quả bóng rổ.

+ Các quả bóng rổ được xếp theo từng hàng.

+ Số quả bóng rổ ở các hàng gần bằng nhau.

+ Nhóm hàng đầu có khoảng 10 quả bóng rổ.

+ Đếm theo hàng: 10, 20, 30.

+ Có khoảng 30 quả bóng rổ.

– Đếm: Có 27 quả bóng rổ.

(HS so với kết quả ước lượng thì chênh lệch mấy quả bóng rổ?)

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán

b. Nội dung: HS so sánh kết quả luyện tập với kết quả dự đoán ban đầu

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV cho HS so sánh kết quả của bài luyện tập 3 với kết quả dự đoán ở phần khởi động để thấy tác dụng của việc học ước lượng.

– HS tiến hành so sánh kết quả và rút ra kết luận

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Chân trời sáng tạo

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Tìm hiểu về các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ hoặc bốn thế hệ.
  • Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
  • Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ thành viên trong gia đình.
  • Nêu và thể hiện sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực chuyên biệt:

  • Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình yêu yêu gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Một số tranh, ảnh về gia đình. Bài hát về gia đình.
  • Một số sơ đồ về các thế hệ gia đình,
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK. Vở bài tập.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các thành viên trong gia đình để dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho HS cùng hát bài Cả nhà thương nhau và trả lời câu hỏi:

+ Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai?

+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào?

+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: HS cùng hát bài Cả nhà thương nhau.

+ Gia đình bạn nhỏ gồm: ba, mẹ và bạn nhỏ.

+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình: ba mẹ thương bạn nhỏ, cả nhà cùng thương yêu nhau, xa là nhớ gần nhau là cười.

+ Tùy từng gia đình, HS trả lời ai là người nhiều tuổi nhất (ông, bà hoặc bố, mẹ), ai là người ít tuổi nhất (HS hoặc em trai/em gái HS).

– GV đặt vấn đề: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc và chia sẻ công việc nhà với nhau. Vậy các em có biết những tình huống thường gặp giữa các thế hệ trong gia đình với nhau như thế nào không? Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình mình? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài ngày hôm nay – Bài 1: Các thế hệ trong gia đình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình hai thế hệ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ; bước đầu nhận biết được cách ứng xử, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ trong gia đình

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 sgk hình 8 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Mọi người trong gia đình bạn An đang làm gì?

Câu 2: Em hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi nhất.

Câu 3: Quan sát hình và cho biết gia đình An có mấy thế hệ? Mỗi thế hệ có những ai?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát tranh trong sgk và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét

Kết luận:

+ Gia đình hai thế hệ là gia đình gồm bố mẹ và các con. Trong đó, thế hệ thứ nhất là bố mẹ; thế hệ thứ hai là các con trong gia đình.

1. Các thành viên trong gia đình hai thế hệ

Câu 1: Mọi người trong gia đình bạn An đang ăn cơm. Bạn An đang mời bố mẹ ăn cơm.

Câu 2: Giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi nhất: Bố, mẹ, chị Hà, An.

Câu 3:

– Gia đình An có 2 thế hệ.

– Mỗi thế hệ gồm có: thế hệ thứ nhất là bố, mẹ; thế hệ thứ hai là chị Hà, An.

Hoạt động 2: Các thành viên trong gia đình ba thế hệ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các thành viên trong gia đình ba thế hệ theo sơ đồ

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV treo sơ đồ tranh 2 sgk trang 9 và yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hòa.

Câu 2: Gia đình bạn Hòa có mấy thế hệ cùng chung sống?

Câu 3: Mỗi thế hệ gồm những ai?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

+ Gia đình ba thế hệ là gia đình gồm ông bà, bố mẹ và các con. Trong đó, thế hệ thứ nhất là ông bà; thế hệ thứ hai là bố mẹ; thế hệ thứ ba là các con trong gia đình.

2. Các thành viên trong gia đình ba thế hệ

Câu 1: Các thành viên trong gia đình bạn Hòa: ông, bà, bố, mẹ, chị gái Hòa, Hòa.

Câu 2: Gia đình bạn Hòa có 3 thế hệ cùng chung sống.

Câu 3:

– Thế hệ thứ nhất gồm: ông, bà.

– Thế hệ thứ hai gồm: bố, mẹ.

– Thế hệ thứ ba gồm: chị Hòa và Hòa.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liên hệ được các thành viên trong gia đình của bản thân, xác định được các thế hệ trong gia đình mình

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, hỏi – đáp nhau theo các câu hỏi: Gia đình bạn có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?

– GV mời các cặp HS lên hỏi – đáp trước lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS làm việc theo cặp đôi thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện một số cặp báo cáo

– Các cặp khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: Mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau cùng chung sống. Có gia đình hai thế hệ, ba thế hệ hoặc bốn thế hệ.

Thực hành liên hệ gia đình của bản thân

– HS thực hành hỏi – đáp theo yêu cầu của GV

* Hướng dẫn chuẩn bị cho tiết sau :

GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:

+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp của từng thành viên cùng chung sông trong gia đình mình.

+ Bút chì, bút mực, thước kẻ, tây, hô đán.

Tiết 2:

A. HOẠT DỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các thế hệ trong gia đình

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV gọi một số HS lên bảng giơ tranh vẽ hoặc hình ảnh về gia đình mình đề cả lớp quan sát và đặt câu hỏi: Đồ bạn biết, gia đình mình có mây thế hệ?

– HS quan sát tranh và trả lời

=> GV nhận xét, đẫn đắt HS vào tiết 2 của bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vẽ, viết hoặc cắt ghép hình ảnh gia đình hai, ba thế hệ hoặc bốn thế hệ vào sơ đồ cho trước.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS quan sát sơ đồ các thế hệ trong gia đình có sẵn.

– GV yêu cầu HS chuẩn bị đồ dùng để vẽ sơ đồ. HS thực hiện làm sơ đồ gia đình mình theo các gợi ý:

+ Gia đình em có mấy thế hệ?

+ Vẽ, viết tên, dán ảnh từng thế hệ vào sơ đồ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS trả lời, trao đổi sơ đồ của mình với bạn bên cạnh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời HS giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp.

– GV và HS cùng nhận xét và bình chọn sơ đồ đúng và đẹp mắt

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

Mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau cùng chung sống. Các thế hệ trong gia đình có mối quan hệ ruột thịt, thân thiết với nhau.

Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình

– HS vẽ sơ đồ và trao đổi sơ đồ của mình với bạn bên cạnh.

Hoạt động 2: Sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được những hành động nên làm để thể hiện sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6, 7 sgk trang 10, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết hành động nào thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời HS phát biểu ý kiến

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, kết luận:

Mọi người trong gia đình cần phải yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Con cháu cần phải quan tâm, yêu quý ông bà, cha mẹ vì đó là những thế hệ đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta.

3

Hành động thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình là: tranh 5,6,7.

C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP

Đóng vai xử lí tình huống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nói được sự cần thiết phải bày tỏ ý kiến hoặc yêu cầu đề nghị mọi người dành thể gian để thể hiện sự yêu thương, quan tâm lẫn nhau; chia sẻ cảm nghĩ khi mọi người trong gia đình dành thời gian cho nhau.

b. Nội dung: HS đóng vai xử lí tình huống đặt ra

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát hình 8, hình 9 sgk trang 10 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết nội dung tình huống của hai bức tranh này là gì?

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết tình huống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS đóng vai, xử lí tình huống

– HS và GV cùng nhau nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV dặn dò HS cùng chia sẻ với bạn bè, người thân về những việc cần làm đề thê hiện sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.

Kết luận:

– Tất cả mọi người nên bảy tỏ tỉnh cảm của mình với người thân; đề nghị hoặc bảy tỏ ý kiến khi cần thiết để thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.

Đóng vai xử lí tình huống

Nội dung tình huống của hai bức tranh:

– Tranh 8: Mọi người quây quần, vui vẻ, đi dã ngoại cùng nhau nhưng bạn nhỏ lại mải mê xem

– Tranh 9: Mỗi người đều là việc riêng của mình (xem ti vi, điện thoại, máy tính), không ai chơi cùng bạn nhỏ.

– HS đóng vai, giải quyết tình huống.

IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Liên hệ bản thân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ cảm nghĩ khi mọi người trong gia đình dành thời gian cho nhau.

b. Nội dung: HS liên hệ bản thân và chia sẻ với cả lớp

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi liên hệ:

Câu 1: Em cảm thấy như thế nào khi mọi người trong gia đình em chia sẻ, dành thời gian cho nhau?

Câu 2: Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, yêu thương với các thế hệ trong gia đình của mình?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS liên hệ, trả lời câu hỏi, chia sẽ với bạn bên cạnh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện một vài HS chia sẻ

– HS và GV cùng lắng nghe và nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV dẫn dắt HS để rút ra kết luận

– Từ khóa của bài: chia sẻ – thế hệ – yêu thương.

Liên hệ bản thân

Câu 1: Khi mọi người trong gia đình em chia sẻ, dành thời gian cho nhau, em cảm thấy được vui vẻ, hạnh phúc, là động lớn để em cố gắng trong học tập,…

Câu 2: Để thế hiện sự quan tâm, yêu thương với các thế hệ trong gia đình của mình, em sẽ làm:

– Thường xuyên hỏi han, quan tâm tới các thành viên trong gia đình.

– Có hành động giúp đỡ, chia sẻ mọi công việc mà mình có khả năng làm được với các thành viên trong gia đình.

D. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Đạo đức 2 sách Chân trời sáng tạo năm 2021 – 2022

CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
  • Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.
  • Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực chuyên biệt:

  • Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
  • Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
  • Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

3. Phẩm chất

– Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS thảo luận, quan sát bức tranh phần Khởi động sgk trang 6 và trả lời câu hỏi: Em hãy thuật lại tình huống đã xay ra trong bức tranh bằng việc trả lời 2 câu hỏi sau:

+ Vì sao Na và bố bị lỡ chuyến xe?

+ Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na? Em có đồng tình với việc làm đó không, vì sao ?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời):

+ Hai bố con Na chuẩn bị ra bến xe về quê. Gần đến giờ xe chạy mà Na vẫn mải chơi, chưa chuẩn bị xong đồ đạc. Khi hai bố con đến bến xe thì xe đã chạy và phải đợi một tiếng nữa mới có chuyến tiếp theo. Bố Na rất tiếc vì không kịp ra xe đúng giờ. Còn Na thì ngạc nhiên vì mình chỉ muộn một chút mà đã bị lỡ xe.

+ Em không đồng tình với việc làm của Na vì nó thể hiện sự không biết quý trọng thời gian.

– GV đặt vấn đề: Thời gian rất quý giá. Vậy chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thể hiện việc mình biết quý trọng thời gian? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Quý trọng thời gian.

B. KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI

Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS bước đầu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết quý trọng thời gian hoặc không biết quý trọng thời gian.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia HS thành 4 nhóm, quan sát tranh sgk trang 7 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Các bạn trong tranh đã nói gì? Làm gì?

Câu 2: Lời nói, việc làm đó cho biết các bạn đã sử dụng thời gian như thế nào?

Câu 3: Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết quý trọng thời gian?

Tình huống ở bức tranh 3, GV đưa ra các gợi ý cho HS thảo luận:

+ Theo em, việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem tỉ vị có phải là biểu hiện của việc biết quý

trọng thời gian không? Vì sao?

+ Hậu quả của việc bạn vừa gấp quần áo, vừa xem tỉ vi là gì?

+ Việc làm của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến bạn và mẹ bạn?, v.v.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

– Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

– GV đưa ra nhận xét:

+ Ở bức tranh 3, việc bạn vừa gập quần áo, vừa xem ti vi không phải là biểu hiện của việc biết quý trọng thời gian, việc làm của bạn sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bạn.

+ Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần có kĩ năng sử dụng thời hợp lí (nên kết hợp công việc nào với công việc nào cho phù hợp; kết hợp như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo hiệu quả của công việc chính).

1. Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian?

– Tranh 1: Bạn nữ đang ngồi đọc sách ở gốc đa. Một bạn rủ ra chơi cùng nhưng bạn nữ muốn tranh thủ thời gian luyện đọc rồi mới ra chơi với bạn.

– Tranh 2: Bạn nam đang nhìn vào thời gian biểu; bóng nói cho thấy bạn đã chuẩn bị xong bài vở và sẽ đi học võ theo thời gian biểu.

– Tranh 3: Bạn nam ngồi vừa ngồi gấp quần áo vừa xem tỉ vi. Do không tập trung làm việc nên đã đến giờ sang thăm bà mà bạn vẫn chưa gấp xong quần áo.

Hoạt động 2: Nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự quý trọng thời gian

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu hiểu thêm một số việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian; hiểu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS một số biểu hiện chính của việc quý trọng thời gian: dành thời gian cho học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp các công việc một cách hợp lí,…

– GV yêu cầu HS: Hãy nêu một số việc làm cụ thể thể hiện sự quý trọng thời gian.

– GV tổ chức trò chơi cho HS trong lớp: Em hãy lập thời gian biểu cho ngày nghỉ của mình.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện HS trình bày câu trả lời

– Các HS khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Nêu thêm những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian.

– HS lập thời gian biểu của mình cho ngày nghỉ theo một số gợi ý:

+ Không sử dụng toàn bộ ngày nghỉ để ngủ, chơi, xem ti vi.

+ Dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,…

+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,…

Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian?

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, giúp HS nêu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

– Thời gian trôi đi có quay trở lại được không?

– Thời gian trong một ngày có phải là vô hạn không?

– Lãng phí thời gian có thể dẫn đến điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

– Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét.

– GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu:

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ quả lắc

Tích tắc đêm ngày

Không ngừng phút giây.

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ luôn nhắc:

Học, chơi, ăn, ngủ

Có giờ có giấc.

Tích tắc! Tích tắc!

Đồng hồ luôn nhắc

Từng phút từng giờ

Quý hơn vàng bạc.

3. Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian?

Vì thời gian một đi không trở lại nên chúng ta cần quý trọng thời gian.

Vì một ngày chỉ có 24 giờ, mà công việc của mỗi người trong một ngày rất nhiều nên chúng ta cần quý trọng thời gian.

Lãng phí thời gian có thể dẫn đến việc chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn; không có thời gian để làm những việc hữu ích khác,…

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được hành động thể hiện việc sử dụng thời gian hợp lí; lựa chọn được cách ứng xử phù hợp thể hiện việc biết quý trọng thời gian; luyện tập cách xử lý tình huống liên quan đến việc quý trọng thời gian.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận về các bức tranh:

Nhóm 1:

– GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk trang 8 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Bạn Cốm đã làm gì và nói gì với mẹ?

Câu 2: Lời nói, việc làm của bạn Cốm có phải là biểu hiện biết quý trọng thời gian không? Vì sao?

Câu 3: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm của bạn Cốm?

Câu 4: Em thấy mình có thể học tập cách sử dụng thời gian như bạn Cốm không?

Nhóm 2:

– GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk trang 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy đưa ra lời khuyên thích hợp cho bạn Bin.

– GV khuyến khích HS liên hệ bản thân, trả lời câu hỏi: Em hãy kể lại một số việc làm cho thấy bản thân đã biết sắp xếp công việc, sử dụng thời gian hợp lí.

Nhóm 3:

– GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk trang 9 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tin đang làm gì? Chú của Tin đề nghị điều gì?

Câu 2: Nếu là Tin em sẽ nói với chú như thế nào và sẽ làm gì trong tình huống đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Các nhóm trình bày kết quả thảo luận

– Nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

a. Nhận xét về lời nói, việc làm của Cốm

– Cốm luôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tập đàn. Vì thế, việc học đàn của bạn có nhiều tiến bộ, được mẹ khen.

– Bạn đã biết sử dụng thời gian cho những việc có ích một cách hợp lí. Em nên học tập bạn Cốm.

b. Em sẽ khuyên Bin điều gì trong tình huống sau

– Bin đã làm thiệp sinh nhật trước (dù việc này chưa gấp), do vậy không kịp làm bài tập (là việc quan trọng hơn).

– Bin chưa biết sắp xếp công việc và sử dụng thời gian hợp lí.

– Bin nên vẽ xong tranh dự thi trước để kịp nộp cho thầy; việc làm thiệp sinh nhật tặng Cốm nên thực hiện sau khi vẽ tranh dự thi hoặc làm vào hôm sau.

– HS thực hiện trả lời theo yêu cầu của GV.

c. Sắm vai Tin xử lí tình huống

Câu 1: Tin đang phải xếp song giá sách. Chú của Tin đề nghị đưa Tin đi xem xiếc.

Câu 2: Nếu là Tin em sẽ nói với chú: “Chú đợi cháu xếp xong giá sách đã nhé, rồi hai chú cháu mình đi xem xiếc ạ”.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí; HS lập được thời gian biểu cho học tập, sinh hoạt hàng ngày; thực hiện được sử dụng thời gian hợp lí theo thời gian biểu đã lập.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS làm việc theo 4 nhóm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ với các bạn về những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian. Theo em, các bạn nên làm gì để khắc phục thiếu sót đó.

– GV yêu cầu HS quan sát bảng thời gian biểu của Tin sgk trang 9 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Đọc thời gian biểu của Tin, em thấy thời gian biểu gồm những nội dung gì?

Câu 2: Em hãy cho biết thời gian biểu là gì? Em sẽ xây dựng thời gian biểu như thế nào?

– GV yêu cầu HS thực hành lập thời gian biểu trên lớp

– GV gợi ý cho HS: Khi có những thay đổi (ví dụ: không học đàn, chuyển sang học bơi; thay đổi chỗ ở xa/gần trường học hơn; thêm/bớt hoạt động,…), HS cần biết xác định tính chất của những thay đổi đó (quan trọng/không quan trọng; ưu tiên/không ưu tiên; nhất thời/lâu dài,…) để có những điều chỉnh thích hợp.

– GV yêu cầu HS trả lời: Em hãy sưu tầm, chia sẻ với bạn bè những bài thơ, câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ,… nói về thời gian, ích lợi của việc biết quý trọng thời gian, tác hại của việc lãng phí thời gian.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Các nhóm trình bày kết quả thảo luận

– Nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

a. Chia sẻ với các bạn về những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian

– HS thảo luận nhóm và đưa ra những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian. Việc làm đó có thể trong học tập, làm việc nhà, tham gia các hoạt động du lịch, tình nguyện,…

b. Lập thời gian biểu trong ngày của em

Câu 1: Thời gian biểu của Tin gồm thời gian và những hoạt động trong ngày của Tin.

Câu 2:

– Thời gian biểu là bảng kê trình tự thời gian và những việc làm ứng với thời gian đó. Thời gian biểu giúp chúng ta quản lí thời gian, thực hiện sinh hoạt, học tập có kế hoạch, nề nếp.

– Để lập được thời gian biểu cho một ngày/tuần, trước hết em cần liệt kê tất cả những việc làm cần thiết trong ngày/tuần; sau đó:

1) Đánh số các việc làm theo thứ tự ưu tiên: việc quan trọng làm trước, việc chưa quan trọng làm sau.

2) Xác định thời gian để thực hiện từng việc làm.

3) Lập thời gian biểu.

4) Thực hiện theo thời gian biểu.

5) Điều chỉnh thời gian biểu nếu cần thiết.

– HS có thể sử dụng mẫu gợi ý như trong sgk để lập thời gian biểu.

c,d. Thực hiện những việc làm theo thời gian biểu và điều chỉnh khi cần thiết; nhắc nhở bạn và người thân thực hiện những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian.

– Sưu tầm, chia sẻ với bạn bè những bài thơ, câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ,… nói về thời gian, ích lợi của việc biết quý trọng thời gian, tác hại của việc lãng phí thời gian:

+ Thời gian là vàng bạc,…

+ Thời gian thấm thoát thoi đưa/Nó đi đi mãi không chờ đợi ai/Việc nay chớ để ngày mai/Không nên trì hoãn kéo dài thời gian

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 2 sách Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN (Tuần 5)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Kể được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.
  • Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
  • Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết.
  • Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực riêng chuyên biệt:

  • Nhận biết những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc; Thực hiện những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi cần thiết.

3. Phẩm chất

  • Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

Giáo án, SGK, SGV.

  • Các bức tranh trong sgk về tình huống và địa điểm bị lạc, bị bắt cóc.
  • Các tình huống bị lạc, bị bắt cóc trong thực tế.
  • Trò chơi “Đèn xanh – đèn đỏ – đèn vàng”.
  • Trò chơi “Bingo”.
  • Các tình huống trong sgk cho hoạt động sắm vai.
  • Bảng phụ, giấy A3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán.
  • GV có thể sử dụng kết hợp với vớ bài tập (nếu có) để tổ chức các hoạt động.

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Bút màu, giấy bìa, kéo, hồ dán,…
  • Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV tổ chức cho HS tham gia chương trình Vì một cuộc sống an toàn theo kế hoạch của nhà trường.

– HS thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe để chia sẻ lại trước lớp các nội dung của chương trình Vì một cuộc sống an toàn.

– GV đặt vấn đề: Các em đã được nghe hoặc biết đến tình huống nào nói về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc chưa? Các em có nhận biết được những địa điểm nào dễ bị lạc và có biết cách giữ an toàn cho bản thân? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này để có những kinh nghiệm cho bản thân trước tình huống bị bắt cóc qua Chủ đề 2 – Vì một cuộc sống an toàn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc, nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện thì em sẽ xử lý tình huống đó như thế nào.

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.

c. Sản phẩm học tập: Hoạt động thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chọn một câu chuyện (có thật trong thực tế cuộc sống) về tình huống bị bắt cóc để kể cho HS nghe. GV yêu cầu HS ghi nhớ những chi tiết chính trong câu chuyện để thảo luận:

+ Vào một ngày hè năm 2015, con trai anh Huỳnh là Lương Thế Vinh (sinh năm 2012) chơi một mình trong nhà khi anh ra vườn cho cá ăn. Anh Huỳnh sơ ý không đóng cửa nhà. Tầm 5 phút sau, anh bỗng nghe tiếng con gọi: “Bố ơi, bố ơi”. Nghĩ rằng con chờ lâu nên gọi anh trả lời con : “Bố đây, đợi bố một xíu”. Chưa đầy một phút sau, anh lại nghe con gọi : “Bố ơi, cứu con với”, lúc này anh mới vội vã chạy vào nhà thì đã không thấy con trai mình đâu.

+ Sau một ngày tìm kiếm khắp nơi nhưng vô vọng, vợ chồng anh Huỳnh mới trình báo với công an Đà Lạt. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có được manh mối. Còn anh Huỳnh sau hơn một năm rong ruổi tìm con đã phải quay trở về. Trong sự đau đớn, anh ngậm ngùi lập bàn thờ cho con trai nhưng vẫn mong chờ một ngày con sẽ quay về.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau khi đã nghe kể câu chuyện:

Câu 1: Điều gì đã xảy ra với bạn nhỏ trong câu chuyện?

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn tới điều đó?

Câu 3: Bạn nhỏ đã làm gì? Kết quả ra sao?

Câu 4: Nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện, em sẽ xử lí như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

– Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc

Câu 1: Trong câu chuyện, bạn nhỏ đã bị người lạ bắt cóc.

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến việc bạn nhỏ bị người lạ bắt cóc là:

– Bố bạn nhỏ sơ ý không đóng cửa nhà.

– Bố bạn nhỏ nghe thấy tiếng gọi của bạn nhưng đã không ra với bạn luôn.

Câu 3:

– Bạn nhỏ đã gọi “Bố ơi, bố ơi” và “Bố ơi, cứu con với”.

– Kết quả: Bố bạn nhỏ đã không kịp chạy vào nhà và bạn nhỏ đã bị người lạ bắt cóc.

Câu 4: Nếu em là bạn nhỏ trong tình huống đó, em sẽ gọi thật to “Bố ơi, bố cứu con với có người lạ”. Nếu bố bạn nhỏ nghe thấy bạn nhỏ nói như vậy, sẽ ngay lập tức chạy vào ngay. Lúc đó có thể kẻ xấu sẽ không kịp bắt cóc bạn nhỏ.

Hoạt động 2: Nhận biết những địa điểm dễ bị lạc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những địa điểm dễ bị lạc, giải thích được vì sao những địa điểm đó lại dễ bị lạc.

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.

c. Sản phẩm học tập: Hoạt động thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 sgk trang 17, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những địa điểm nào dễ bị lạc?

– Để mở rộng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy tìm thêm những địa điểm dễ bị lạc khác? Vì sao trẻ em lại dễ bị lạc khi ở những địa điểm đó?

Câu 2: Khi đi lạc, cần lưu ý những điều gì

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

– Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

GV nhắc nhở HS chú ý khi đến các địa điểm trên để phòng tránh bị lạc

2. Nhận biết những địa điểm dễ bị lạc

a. Những địa điểm dễ bị lạc

– Những địa điểm dễ bị lạc:

+ Khu du lịch.

+ Nơi tổ chức lễ hội.

+ Khu vui chơi giải trí.

+ Bến tàu, bến xe.

+ Chợ.

+ Trường học.

– Tìm thêm một số địa điểm dễ bị lạc khác:

+ Siêu thị.

+ Công viên.

+ Sở thú.

+ Rạp chiếu phim,…

– Trẻ em dễ đi lạc khi ở những địa điểm đó vì:

+ Hầu hết trẻ em đều hiếu động và tò mò thích khám phá, đặc biệt là khi đến những nơi thú vị trẻ thường quên mất người thân, mà chỉ chăm chú chạy theo những thứ mới lạ.

+ Một số trẻ thích chơi trò trốn tìm, thử xem bố mẹ hoảng hốt thế nào khi vắng mình. Kết quả là trẻ đi lạc thật. Cũng có trẻ có cá tính mạnh, mỗi khi giận dỗi thường tự tách bố mẹ bỏ đi theo một hướng khác rồi đi lạc.

+ Một số bố mẹ khá bất cẩn khi đưa con đến nơi công cộng để trẻ ngồi đợi rồi đi làm việc riêng. Dù chỉ trong vài phút nhưng khi họ quay lại thì không thấy con mình đâu nữa. Nhiều lúc trẻ bị lạc do những trường hợp khách quan ví dụ như bị cuốn vào đám đông trong lễ hội hoặc do thảm họa, thiên tai.

Câu 2: Khi đi lạc, cần chú ý:

+ Cần thuộc lòng những thông tin của người thân như họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà.

+ Khi nhận ra mình bị lạc điều đầu tiên cần đứng nguyên tại vị trí đó, không chạy lung tung tìm người thân càng bị lạc thêm. Nếu người lớn đi tìm, chắc chắn họ sẽ quay lại những nơi họ vừa đi qua.Không được khóc làm kẻ xấu chú ý mà hãy gọi thật to tên người thân.

+ Nếu có người muốn giúp nhưng lại đưa ra ngoài hoặc muốn chúng ta leo lên xe họ thì hãy từ chối và nhờ người khác giúp. Nếu họ cứ lôi kéo thì hãy hét to để nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh.

+ Nếu chờ khá lâu mà không thấy người thân quay lại thì hãy nhờ những người mặc đồng phục, đeo bảng tên đi lại trong tòa nhà như nhân viên, chú bảo vệ, cô thu ngân để phát loa tìm người thân. Nếu không tìm được những người này, chúng ta có thể nhờ những gia đình có trẻ nhỏ theo cùng xung quanh đó.

+ Nếu lạc ở ngoài đường mà nhìn quanh không thấy ai đáng tin cậy thì tìm một nơi công cộng gần hàng ăn, siêu thị, đồn cảnh sát để nhờ giúp đỡ.

Hoạt động 3: Nhận biết tình huống có nguy cơ bị bắt cóc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những tình huống có nguy cơ bị bắt cóc, giải thích được vì sao những tình huống đó lại có nguy cơ bị bắt cóc.

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.

c. Sản phẩm học tập: Hoạt động thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, 2, 3, 4 sgk trang 18 và thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi: Em hãy xác định những tình huống khiến trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc.

– Để mở rộng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu thêm một số tình huống trẻ em có thể bị bắt cóc và giải thích rõ lí do.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thỏa luận thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận

– Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Nhận biết tình huống có nguy cơ bị bắt cóc

– Xác định những tình huống khiến trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc:

+ Đi theo người lạ.

+ Nhận quà của người lạ.

+ Đi một nơi đường vắng.

– Một số tình huống trẻ em có thể bị bắt cóc và giải thích lý do:

+ Người bắt cóc đóng giả nhân viên giao hàng, thợ điện, nước,…

Kẻ bắt cóc mặc bộ đồ đồng phục rồi đóng giả thành nhân viên công giao hàng, thợ sửa điện nước,… là có thể gõ cửa các hộ gia đình. Tranh thủ lúc người nhà không có người lớn ở nhà, họ sẽ đóng kịch và lừa đưa trẻ đi. Hoặc nếu có người lớn ở nhà, họ sẽ lợi dụng lúc cha mẹ trẻ không để ý để đưa con đi.

+ Người bắt cóc đóng vai là người thân của trẻ em.

Trẻ đang học ở trường, kẻ bắt cóc đóng vai là người thân, họ hàng của bé để đến lớp đón trẻ.

+ Đến tận nhà rình rập thời cơ thuận lợi bắt cóc trẻ em.

Vì không đề phòng, nhiều bố mẹ đã để kẻ lạ mặt sẽ xông vào tận nhà bắt trẻ đi giữa ban ngày.

Hoạt động 4: Chia sẻ cách giữ an toàn cho bản thân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi với các bạn trong lớp cách giữ an toàn cho bản thân.

b. Nội dung: HS nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện.

c. Sản phẩm học tập: Hoạt động thực hành của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát Hình sgk trang 19 về cách giữ an toàn cho bản thân.

– GV chia HS thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận về cách giữ an toàn cho bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện HS các nhóm đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, nhắc nhở HS thực hiện cách giữ ăn toàn cho bản thân.

4. Chia sẻ cách giữ an toàn cho bản thân

– Một số cách giữ an toàn cho bản thân:

+ Nhớ được số điện thoại của bố mẹ. Biết nhờ những người an toàn giúp đỡ: công an, bộ đội, bảo vệ,…

+ Không được cầm, nhận quà của người lạ.

+ Đeo đồng hồ có chức năng định vị vị trí và có nút bấm khẩn cấp.

+ Nếu người lạ có hành vi tiến đến gần, ôm, bế thì phải hô hoán, hét lớn “bắt cóc…bắt cóc”.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Tiếng Anh 2 sách Chân trời sáng tạo

Week: …………….Planning:……………………

Period:…………… Teaching:………………….

UNIT 1: IS THIS YOUR MOM?

LESSON 1 (WORDS)

A. OBJECTIVES

1. Knowledge: By the end of the lesson, students will be able to

– Vocabulary: mom, dad, brother, sister, grandpa, grandma

– Practice family names in the form of a chant

– Language Focus: listening, speaking

2. Competences:

– Communication, self study, self-check

3. Quality: Students can read, understand meaning and distinguish words

B. TEACHING AIDS:

1. Teacher’s: teacher book

2. Students’: Textbooks, notebooks.

C. PROCEDURE

I. WARM- UP (5’)

a. Goal: Refresh pupils’ memory of the previous unit

b. Content : play the chant from page 9 to review the days of the weeks

c. Expected result: Ss can remember the content of the previous unit and answer the question correctly

d. Performance

T lets Pupils to play the chant from page 9 to review the days of the week then T use flashcards 9 -14 to introduce the vocabulary for this lesson. Hold them up one at a time and say the words for children to repeat in chorus. Repeat as often as necessary until children can remember the words

II. PRESENTATION (10’)

a. Goal: To correctly pronounce the family names and remember these new words

b. Content: Ss listen, point and repeat

c. Expected result: Ss can pronounce new words and understand the recording

d. Performance:

T AND SS’ ACTIVITIES CONTENTS

Ex 1 & 2

Step 1: Transfering the learning task

– T says Open your books and models the action for children to copy. Point to the family pictures

– T plays the first part of the recording. Hold up book and point to the pictures in time with the recording

– T plays the second part of the recording for children to repeat the words in chorus

– T holds uo the flashcards one at a time and ask individual children to say the words

Step 2: Performing the task

– Ss listen and point to the appropriate pictures

– Ss point to the pictures and repeat the words

– Ss say the words individually

Step 3: Discussion

Call on one student read these new words in front of class

Step 4: Conclusion

T correct their pronunciation if necessary, and praise them when their pronunciation is good.

· New vocabulary:

– Mom (n) : mẹ

– Dad (n): bố

– Brother (n): anh trai

– Sister (n): chị gái

– Grandpa (n): ông

– Grandma (n): bà

III. PRACTICE

3. Point and say. Stick

a. Goal: To correct identify and pronounce the family names

b. Content: SS point to each family member and say the word

c. Expected result: Pupils can correctly identify and pronounce the family names and place all the stickers in the correct caption boxes

d. Performance:

T AND SS’ ACTIVITIES CONTENTS

Step 1: Transfering the learning task

-T holds up book and point to the picture. Point to each family member one at a time and says the words

– T repeats and encourages children to point to the pictures and say the words with T in chorus

– T says Let’s stick the stickers. Take the grandpa sticker and show it to the class. Place it on the caption box in the Student Book and say Grandpa

Step 2: Performing the task

– Ss copy T to do the task

Step 3: Discussion

– Ss do the exercise individually then compare with their partner

Step 4: Conclusion

– T goes around class to check on them, corrects for Ss if necessaty

IV. PRODUCTION

a. Goal: To successfully recall the position of target words and pictures

b. Content: Ss play missing card

c. Expected result: Pupils can remember and say the missing card

d. Performance:

T places all the flashcards on the board then asks the children to close their eyes. T takes one card away. When the children open their eyes, ask a volunteer to say what card is missing

Giáo án môn Giáo dục thể chất 2 sách Chân trời sáng tạo

BÀI 3: GIẬM CHÂN TẠI CHỖ, ĐỨNG LẠI

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Biết và thực hiện được động tác giậm chân tại chỗ, đứng lại.
  • Có ý thức lỉ luật, biết giúp đỡ bạn bè trong tập luyện.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự giác trong quá trình tập luyện và tham gia trò chơi vận động rèn luyện đội hình đội ngũ.
  • Thực hiện các yêu cầu của giáo viên đưa ra trong buổi học.

Năng lực chuyên biệt:

  • Biết và thực hiện được động tác giậm chân tại chỗ, đứng lại.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, ham học đối với kiến thức mới về đội hình đội ngũ. Nhân ái, biết giúp đỡ bạn bè khi thực hiện các hoạt động tập luyện trên lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Sân bãi sạch sẽ, không ẩm ướt hay trơn trượt.
  • Đồng hồ bấm giờ, còi.
  • Cọc chỉ dẫn, phấn.

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu; đảm bảo vệ sinh và an toàn trong tập luyện.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS: Xoay các khớp. Chạy tại chỗ kết hợp vỗ tay theo nhịp.

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện:

  • Xếp thành hàng ngang để thực hiện động tác xoay các khớp (Xoay cổ, xoay khuỷu tay, xoay vai, xoay cánh tay, xoay hông, xoay gối, xoay cổ tay cổ chân) theo nhịp đếm.
  • HS chạy tại chỗ kết hợp vỗ tay theo nhịp 1-2, 1-2

HS chơi trò chơi hỗ trợ khởi động: Đi nhanh – đi chậm. GV phổ biến luật chơi: GV cho HS đi theo vòng tròn kết hợp vỗ tay theo nhịp. Nếu GV vỗ tay nhanh thì HS bước đi nhanh, vỗ tay chậm thì HS bước chậm (vừa đi vừa vỗ tay). GV thay đổi nhịp vỗ tay thường xuyên để tăng độ khó của trò chơi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giậm chân tại chỗ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết thực hiện động tác giậm chân tại chỗ

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hô khẩu lệnh:

+ Nghiêm.

+ Giậm chân…giậm.

– GV hướng dẫn HS động tác giậm chân tại chỗ.

– GV làm mẫu động tác 2-3 lần để HS có thể nắm vững toàn bộ động tác.

Lần 1: Thực hiện mẫu toàn động tác để học sinh có thể quan sát, nắm được hình ảnh khái quát ban đầu của động tác.

Lần 2: Thực hiện động tác kết hợp miêu tả, giải thích các bước tiến hành. Chú ý nhấn mạnh các lỗi sai mà học sinh có thể mắc phải khi thực hiện động tác (vị trí tay và chân tại các nhịp,…).

Lần 3: Thực hiện lại để học sinh có thể nắm vững toàn bộ động tác. Giáo viên có thể mời một học sinh bất kì lên thực hiện để cả lớp quan sát và nhận xét.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS theo dõi, thực hiện theo động tác của GV.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 HS bất kì thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét.

– GV quan sát, nhấn mạnh lỗi sai (nếu HS tập chưa đúng).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

+ HS co gối quá cao, hai tay đánh không đúng (tay co ngang trước ngực cùng phía với chân đang co gối) và đầu hơi cúi.

+ HS thực hiện sai nhịp khi giậm chân và đứng lại. HS cần thực hiện chậm, sau đó mới nhanh dần.

1. Giậm chân tại chỗ

Mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, thân người thẳng, thực hiện động tác lặp lại theo nhịp 1 – 2.

+ Nhịp 1: Nâng đùi trái lên cao, bàn chân cách mặt đất 10 – 15 cm, đồng thời tay trái đánh thẳng ra sau, tay phải gập trước ngực. Tiếp theo, cùng một lúc giậm chân trái xuống đất (đúng vào nhịp 1), nâng đùi phải lên cao, tay phải đánh thẳng ra sau, tay trái gập trước ngực.

+ Nhịp 2: Tiếp theo nhịp 1, chân phải giậm xuống đất (đúng vào nhịp 2), nâng đùi trái lên cao, tay trái đánh thẳng ra sau, tay phải gập trước ngực.

Hoạt động 2: Đứng lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết thực hiện động tác đứng lại

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Khẩu lệnh: “Đứng lại…… Đứng!”

– GV hướng dẫn HS thực hiện động tác

– GV làm mẫu động tác 2-3 lần để HS có thể nắm vững toàn bộ động tác.

Lần 1: Thực hiện mẫu toàn động tác để học sinh có thể quan sát, nắm được hình ảnh khái quát ban đầu của động tác.

Lần 2: Thực hiện động tác kết hợp miêu tả, giải thích các bước tiến hành. Chú ý nhấn mạnh các lỗi sai mà học sinh có thể mắc phải khi thực hiện động tác (vị trí tay và chân tại các nhịp,…).

Lần 3: Thực hiện lại để học sinh có thể nắm vững toàn bộ động tác. Giáo viên có thể mời một học sinh bất kì lên thực hiện để cả lớp quan sát và nhận xét

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát, thực hiện động tác theo giáo viên.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 HS bất kì thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét.

– GV quan sát, nhấn mạnh lỗi sai (nếu HS tập chưa đúng).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức:

+ Khi đứng lại, cơ thể HS thường lao về phía trước hoặc đi quá bước quy định. HS xác định nhịp bước chân khi dừng lại và cần tập nhiều lần.

2. Đứng lại

+ Dự lệnh “Đứng lại…” khi bàn chân phải chạm đất, chân trái tiếp tục nâng lên để thực hiện nhịp 1.

+ Động lệnh “Đứng!” (vào thời điểm bàn chân phải chạm đất) ở nhịp tiếp theo thì chân trái giậm thêm một nhịp rồi đưa chân phải về thành tư thế đứng nghiêm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được luyện tập đồng loạt theo nhóm và luyện tập cá nhân cặp đôi; chơi trò rèn luyện đội hình đội ngũ.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS tập hợp thành 3 – 4 hàng ngang, thực hiện động tác giậm chân tại chỗ theo nhịp đếm.

– GV đếm nhịp và thực hiện động tác để HS thực hiện theo (đếm chậm và nhắc HS chú ý các lỗi sai).

– GV đếm để cả lớp tự thực hiện hoặc chỉ định một học sinh (lớp trưởng, cán sự bộ môn) đếm để các bạn thực hiện theo (GV quan sát và sửa sai cho từng HS).

– GV chia lớp thành các nhóm từ 8 – 10 HS, lần lượt HS thay phiên điều khiển nhóm thực hiện động tác được học.

– GV quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh động tác cho từng nhóm khi cần thiết.

– GV cho HS tự tập theo hình thức cặp đôi.

– GV cho HS chơi trò Đi trên vạch.

– GV phổ biến luật chơi: GV cho HS xếp thành các nhóm hai người đứng thẳng hàng sau vạch xuất phát, HS đằng sau đặt hai tay trên vai bạn phía trước. Khi có hiệu lệnh, từng cặp thực hiện động tác đi trên hai vạch kẻ sẵn (khoảng cách giữa hai vạch từ 10 – 20 cm) tới đích cách vạch xuất phát 5 – 7 m. Nhóm nào tới vạch đích sớm nhất là nhóm chiến thắng.

– GV căn cứ khả năng của HS mà tăng hoặc giảm khoảng cách đoạn đường thực hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu của GV.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thực hiện luyện tập và chơi trò chơi theo yêu cầu của GV.

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Luyện tập

a. Luyện tập đồng loạt – theo nhóm; cá nhân – cặp đôi

Luyện tập đồng loạt

– HS tập hợp thành 3-4 hàng ngang.

– HS chú ý quan sát GV thực hiện động tác.

– HS thực hiện theo khẩu lệnh của người đếm.

Luyện tập theo nhóm

Các nhóm thực hiện động tác theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

Luyện tập cá nhân – cặp đôi

HS quan sát bạn bè cùng tập, tự điều chỉnh động tác của bản thân, nhận xét động tác của bạn tập cùng.

b. Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ

HS xếp thành các nhóm và thực hiện trò chơi.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Gv yêu cầu HS quan sát hình 1,2 sgk trang 19 và trả lời câu hỏi: Hình nào thể hiện đúng động tác giậm chân tại chỗ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu của GV. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi đại diện HS trả lời.

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới:

3. Vận dụng

Hình thể hiện đúng động tác giậm chân tại chỗ: hình 1.

Giáo án môn Âm nhạc 2 sách Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: RỘN RÀNG NGÀY MỚI (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Khám phá sự khác nhau của các âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc.
  • Hát bài Ngày mùa vui với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui.
  • Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin, ý tưởng.
  • Tích cực chủ động sáng tạo thông qua hoạt động đọc nhạc và chơi nhạc cụ.

Năng lực riêng:

  • Bước đầu cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc qua hoạt động khám phá.
  • Hát bài Ngày mùa vui, hát rõ lời và thuộc lời, duy trì được tốc độ ổn định; nêu được tên bài hát và tên tác giả.
  • Bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu.
  • Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.

3. Phẩm chất

  • Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
  • Kính trọng, biết ơn người lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Nhạc cụ.
  • Tranh ảnh

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV dẫn dắt vấn đề: Các em chắc đã từng được nghe những âm thanh từ cuộc sống như: tiếng của sơn ca, họa mi, ếch xanh, ve sầu,…Đó chính là những giai điệu sinh động, là bản hòa tấu khúc nhạc của ngày mới. Để biết được rõ hơn những âm thanh kì diệu này của cuộc sống, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Rộn ràng ngày mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khởi hành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng; bước đầu cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV giới thiệu bức tranh chủ đề, câu chuyện Sơn ca đi nghe hòa nhạc sgk trang 6,7.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy nêu tên và những sự vật có trong tranh?

Câu 2: Sự vật nào có thể phát ra âm thanh? Hình dung và tạo ra âm thanh của từng sự vật theo cách riêng của em.

– GV kể chuyện theo tranh, yêu cầu HS chú ý lắng nghe những thông tin chính:

+ Sáng nay, sơn ca dậy sớm nhưng dường như tâm trạng háo hức hơn mọi khi, vì sơn ca sẽ đi xem buổi hoà nhạc sắp diễn ra cạnh đâm nước trong khu rừng xinh đẹp. Trên đường đi, sơn ca cất tiếng hót líu lo hoà cùng tiếng gió xảo xạc, tiếng nước róc rách; đan xen còn có âm thanh gọi nhau của các bạn khác trong khu rừng. Đó là tiếng bác gấu gọi đàn con; tiếng cười đùa vui mừng, háo hức của các bạn sóc; tiếng các bạn muông thú cùng rủ nhau mau đến xem hoà nhạc. Khi đến nơi, sơn ca nhìn thấy những nghệ sĩ đã đến từ lúc nào, họ đang chuẩn bị các nhạc cụ của mình để biểu diễn trước sự háo hức chờ đợi của tất cả khán giả.

+ Giây phút mong chờ nhất cũng đã đến. Buổi hoà nhạc bắt đầu bằng những màn biểu diễn ấn tượng, cuốn hút của các nghệ sĩ. Mở đầu chương trình là âm thanh du dương được tạo ra bởi tiếng đàn cò của bác dế, rồi tiếng tùng tùng của anh cào cào đang gõ trống. Tiếp theo là tiếng sáo vi vu của bạn ong và tiếng đàn kìm tích tịch tình tang do bạn bọ cánh cam thực hiện. Bản hoà tấu mỗi lúc một sinh động hơn với phần cốc cách của anh chuồn chuồn gõ thanh phách. Tiếng các nhạc cụ hoà tấu với nhau nghe mới thật hay và hấp dẫn làm sao, nhưng có lẽ phần được chờ đợi nhất là tiếng hát của ca sĩ ếch. Và rồi giọng hát của nhân vật chính cũng cất lên, lúc đó mọi tiếng nói dường như đều ngưng lại, cả một góc rừng chỉ còn là âm thanh tuyệt vời của ca sĩ và dàn nhạc.

+ Buổi hoà nhạc cuối cùng cũng kết thúc trước sự tiếc nuối của khán giả, cùng lời hẹn cho buổi biểu diễn sau. Sơn ca trở về nhà và kể cho bạn bè mình về buổi hoà nhạc đây thú vị.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong câu chuyện, có những âm thanh nào?

– GV yêu cầu HS bắt chước lại các âm thanh trong câu chuyện.

– GV chia HS thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện một mẫu vận động như: kèn – trumpet – tu tù tu, triangle – keng keng keng, trống nhỏ – tùng cắc tùng theo tiết tấu như trong sgk

– GV yêu cầu HS thực hiện hoà tấu với nhau, có thể hát theo dạng nối tiếp, móc xích….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.

+ GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Các nhóm hs báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

– Nhóm khác nhận xét, bổ xung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung mới.

1. Khởi hành

a. Câu chuyện Sơn Ca đi nghe hòa nhạc

Câu 1: Tên những sự vật có trong tranh:

– Sơn ca.

– Ếch con.

– Bọ cánh cứng.

– Ong.

– Châu chấu.

– Chuồn chuồn.

– Dễ trũi.

Câu 2: Những sự vật có thể phát ra âm thanh và hình dung âm thanh của từng sự vật theo cách riêng của em:

– Sơn ca: líu lo.

– Ếch con: ộp ộp.

– Chuồn chuồn: gõ cốc cách.

– Trong câu chuyện, có những âm thanh: líu lo, xào xạc, róc rách, tùng tùng, tích tích tình tang, cốc cách.

b. Trò chơi vận động: Bản hòa tấu vui nhộn

– Các nhóm HS thực hiện một mẫu vận động theo yêu cầu của GV.

– HS thực hiện hoà tấu với nhau.

Hoạt động 2: Hành trình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được và bày tỏ tình cảm của bản thân sau khi nghe bài hát Ngày mùa vui; hát bài Ngày mùi vui; biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu; bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV giới thiệu cho HS hình ảnh về việc thu hoạch mùa màng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả cảnh sinh hoạt ngày mùa?

– GV giới thiệu bài hát Ngày mùa vui. Dân ca Thái, lời mới Hoàng Lân.

– GV dạy hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.

– GV cho HS chơi trò chơi: GV cho HS nghe trước 5 nốt Đô, Rê, Mi, Son, La. GV đánh nốt trên đàn và yêu cầu HS trả lời tên nốt.

– GV hướng dẫn HS luyện tập theo mẫu 5 âm theo kí hiệu bàn tay.

– GV cho HS thực hành bài đọc nhạc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát, lắng nghe và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thực hành đọc nhạc theo hướng dẫn của GV.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét

2. Hành trình

a. Hát bài Ngày mùa vui

– Mô tả cảnh sinh hoạt ngày mùa: người dân bước chân nhịp nhàng gánh lúa, phơi thóc. Qua đó, chúng ta cần trân trọng công sức lao động của những người nông dân.

– HS hát theo và có sự vận động cơ thể.

b. Đọc nhạc

– HS đoán tên nốt nhạc.

– HS luyện tập theo mẫu 5 âm.

– HS vừa đọc nhạc vừa kết hợp vận động theo nhịp điệu như: vỗ tay, gõ bàn, lắc lư, bước,…

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

Giáo án môn Mĩ thuật 2 sách Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG

BÀI 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Kể tên được một số màu đậm, màu nhạt, nêu được cách phối hợp các màu đậm, nhạt trong các sản phẩm mĩ thuật.
  • Cảm nhận được sự hài hòa, chuyển động của chấm, nét, hình, màu,…trong các sản phẩm mĩ thuật.
  • Tạo được sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo hình thức vẽ, xé và cắt, dán.
  • Nhận ra vẻ đẹp của đại dương, yêu thiên nhiên và có ý thức giữ gìn môi trường sạch, đẹp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

Năng lực chuyên biệt:

  • Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật
  • Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình yêu biển, yêu đại dương,…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV.
  • Ảnh, tranh vẽ bầu trời và biển, video về các con vật dưới đại dương.

2. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Nhận biết màu sắc

a. Mục tiêu: Khuyến khích HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Gv yêu cầu HS quan sát hình sgk trang 6 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Theo em, màu đậm là những màu nào?

Câu 2: Theo em, màu nhạt là những màu nào?

– GV yêu cầu HS pha các cặp màu cơ bản, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

Câu 3: Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta được những màu gì?

Câu 4: Nhóm màu pha với màu vàng cho ta cảm giác đậm hay nhạt?

Câu 5: Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác gì?

Câu 6: Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: Các màu cơ bản có thể pha trộn với nhau để tạo ra các màu sắc mới có độ đậm, nhạt khác nhau.

1. Nhận biết màu sắc

Câu 1: Màu đậm là những màu: đen, nâu, da cam, xanh da trời, tím,..

Câu 2: Màu nhạt là những màu: trắng, vàng, hồng,…

Câu 3: Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta sẽ có màu:

Vàng + đỏ = cam

Xanh dương + vàng = lục

Xanh dương + đỏ = nâu

Câu 4: Nhóm màu pha vưới màu vàng cho ta cảm giác đậm.

Câu 5: Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác nhạt.

Câu 6: Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác đậm.

– GV dẫn dắt vấn đề: Bầu trời, biển cả cũng như đại dương xanh bao la ẩn chứa biết bao điều diệu kì và mới lạ. Đã bao giờ các em vẽ cho mình những bức tranh về đại dương xanh mênh mông? Các em có biết phối màu cho bức tranh về bầu trời và biển thêm lung linh và rực rỡ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học đầu tiên – Bài 1: Bầu trời và biển để vẽ được một bức tranh về bầu trời và biển sinh động hơn.

B. KIẾN THẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

Hoạt động 2: Cách vẽ tranh về bầu trời và biển

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các bước vẽ một bức tranh về bầu trời và biển.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa sgk trang 7, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Theo em, có mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và biển?

Câu 2: Bước nào được vẽ bằng nhiều nét?

Câu 3: Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

– Nhóm khác nhận xét, bổ xung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: Màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt trong tranh.

2. Cách vẽ tranh về bầu trời và biển

Câu 1: Theo em, có 3 bước chính để vẽ một bức tranh về bầu trời và biển:

– Bước 1: Vẽ nét tạo ranh giới trời và biển.

– Bước 2: Vẽ hình mặt trời và sóng nước bằng nét màu.

– Bước 3: Vẽ màu cho phù hợp với bầu trời và mặt biển.

Câu 2: Bước được vẽ bằng nhiều nét là bước 2.

Câu 3: Bước có vẽ màu đậm, màu nhạt là bước 3.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO

Hoạt động 3: Vẽ, cắt, dán tranh về bầu trời và biển

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được lựa chọn, pha màu theo cảm nhận và thực hiện bài tập.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Trước khi vào bài thực hành, GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi để nắm chắc kiến thức lí thuyết cho bài vẽ của mình hơn:

+ Em chọn những màu nào để vẽ phần bầu trời? Màu nào để vẽ mặt biển? Vì sao?

+ Tại sao mặt biển cần màu đậm?

+ Em vẽ chiếc thuyền to hay nhỏ để cắt dán vào sản phẩm mĩ thuật? Hình dáng thuyền như thế nào? Có buồm không?

+ Em có muốn trang trí thêm gì cho bức tranh không?

– GV yêu cầu HS thực hiện bài vẽ, cần phối hợp các màu hài hòa, linh hoạt khi vẽ.

– GV khuyến khích, hỗ trợ HS cắt hình thuyền để dán vào mặt biển để dán vào bài vẽ sau khi xong màu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: Hình vẽ thêm cần có kích thước phù hợp với bức tranh, không quá to.

3. Vẽ, cắt, dán tranh về bầu trời và biển

– HS trả lời tùy theo sở thích vẽ, cắt, dán tranh.

– HS thực hiện bài vẽ theo những gợi ý đã được GV hướng dẫn.

Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về độ đậm, nhạt của màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. Yêu cầu HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của cá nhân về màu sắc, độ đậm, nhạt trong các sản phẩm của mình và của các bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV thu một số sản phẩm của HS để trưng bày

– Các HS quan sát và nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, cho điểm bài thực hành vẽ của HS.

4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

– HS trưng bày và chia sẻ cảm nhận về tranh của mình và của các bạn trong nhóm theo gợi ý:

+ Em ấn tượng với sản phẩm mĩ thuật nào? Vì sao?

+ Sản phẩm mĩ thuật của bạn/của em có những màu nào là màu đậm, màu nhạt?

+ Sản phẩm mĩ thuật mang đến cho em cảm giác gì?

+ Em thích nhất chi tiết nào ở sản phẩm của mình/của bạn?

+ Em còn muốn điều chỉnh gì ở sản phẩm của mình để rõ màu đậm, nhạt hơn không?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – PHÁT TRIỂN

Hoạt động 5: Tìm hiểu màu đậm, màu nhạt trong tự nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được quan sát ảnh chụp thiên nhiên ở các thời điểm khác nhau, chia sẻ cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên; chỉ ra được màu đậm, màu nhạt trong mỗi bức ảnh.

b. Nội dung: HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, hoạt động của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 sgk trang 9 và trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Em hãy chỉ ra màu đậm, màu nhạt trong mỗi bức ảnh.

Câu 2: Nêu cảm nhận của em về thời gian trong mỗi bức ảnh.

– GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Những khi trời sắp mưa, khung cảnh thường có màu như thế nào?

Câu 2: Màu sắc đậm, nhạt trong thiên nhiên cho ta biết cảm giác thế nào về thời gian trong ngày?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Đậm, nhạt của màu sắc có thể diễn tả được thời gian trong tranh, ảnh.

5. Tìm hiểu màu đậm, màu nhạt trong tự nhiên

Câu 1:

– Màu nhạt: tranh 1,2.

– Màu đậm: tranh 3,4.

Câu 2: Cảm nhận của em về thời gian trong mỗi bức ảnh:

– Ban ngày: tranh 1,2.

– Ban tối: tranh 3,4.

Câu 1: Những khi trời sắp mưa, khung cảnh thiên nhiên có màu xám xịt, tối, sầm sì.

Câu 2: Màu đậm cho ta biết thời gian trong ngày là buổi tối, màu nhạt cho ta biết thời gian trong ngày là ban ngày.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

]]>
https://quatangtiny.com/giao-an-lop-2-bo-sach-chan-troi-sang-tao-50576/feed 0
Giáo án trọn bộ các môn học Lớp 2 https://quatangtiny.com/giao-an-tat-ca-cac-mon-hoc-lop-2-33777 https://quatangtiny.com/giao-an-tat-ca-cac-mon-hoc-lop-2-33777#respond Fri, 23 Oct 2020 18:02:24 +0000 https://quatangtiny.com/giao-an-tat-ca-cac-mon-hoc-lop-2-33777

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Giáo án Âm nhạc 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
  3. Giáo án lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (đầy đủ các môn)
]]>
Giáo án trọn bộ các môn học Lớp 2

Giáo án trọn bộ các môn học Lớp 2, Giáo án tất cả các môn học lớp 2 được biên soạn chuẩn kiến thức kĩ năng theo chương trình mới của bộ giáo dục, gồm giáo án của

Giáo án tất cả các môn học lớp 2

Giáo án lớp 2 tât cả các môn học là tài liệu tham khảo giảng dạy rất hay và hữu ích dành cho các thầy cô giáo. Trọn bộ giáo án tất cả các môn học lớp 2 từ tuần thứ 1 đến tuần 35 sẽ góp phần hỗ trợ công tác giảng dạy của các thầy cô giáo. Ngoài ra, với bộ giáo án lớp 2 cả năm sẽ giúp thầy cô giáo dễ dàng chủ động trong việc chuẩn bị trước khi lên lớp. Sau đây, mời quý thầy cô cùng tham khảo giáo án của từng môn bằng cách tải về trọn bộ tài liệu.

Trọn bộ giáo án lớp 2 gồm các môn:

  • Môn Chính tả
  • Môn Toán
  • Môn Đạo đức
  • Môn Kể chuyện
  • Môn Luyện từ và câu
  • Môn Tập đọc
  • Môn Sinh hoạt lớp
  • Môn Tập làm văn
  • Môn Tập viết
  • Môn Thể dục
  • Môn Thủ công
  • Môn Tự nhiên xã hội

Mời quý thầy cô giáo nhấn vào tải về để xem được trọn bộ giáo án file word của tất cả các môn.

Môn Chính tả
Tiết: 1

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.

A- Mục đích yêu cầu:

– Rèn kỹ năng viết chính tả: Chép lại chính xác đoạn trích trong bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Củng cố quy tắc viết ……….

– Học bảng chữ cái: Điền đúng và học thuộc tên 9 chữ cái trong bảng chữ cái.

B- Đồ dùng dạy học:

Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần tập chép. BT

C- Các hoạt động dạy học:

I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở chép chính tả và vở BTTV.

II- Hoạt động 2: Bài mới

1- Giới thiệu bài: tập chép đoạn “Mỗi ngày mài ….thành tài”.

2- Hướng dẫn tập chép:

– GV đọc đoạn chép

HS đọc lại

– Đoạn này chép từ bài nào?

Có công mài …

– Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?

Bà cụ nói với cậu bé.

– Đoạn chép có mấy câu?

2 câu

– Cuối mỗi câu có dấu gì?

Dấu chấm.

– Những chữ nào trong bài được viết hoa?

Chữ đầu câu …

– Hướng dẫn HS viết những tiếng khó vào bảng con.

HS viết

– Hướng dẫn HS nhìn bảng lớp chép bài vào vở.

HS chép

– GV theo dõi, uốn nắn.

– Hướng dẫn HS sửa bài.

Dùng bút chì gạch chân những tiếng viết sai và sửa vào chỗ sửa.

– Chấm bài: Thu 5-7 bài.

3- Hướng dẫn HS làm BT:

– BT 1/2: Nêu yêu cầu bài.

Lên bảng làm.

– Hướng dẫn cả lớp làm bảng con.

Nhận xét – Sửa bài.

– BT 2/2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.

Tự làm – Nhận xét – Sửa

– Hướng dẫn HS học thuộc lòng 9 chữ cái.

III– Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò:

– Gọi HS viết lại: mài, kim

HS viết

– Về nhà xem lại bài – Chuẩn bị bài sau – Nhận xét.


Môn Chính tả Tiết: 2

NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?

A- Mục đích yêu cầu:

– Rèn kỹ năng viết chính tả.

– Nghe, viết một khổ thơ trong bài “Ngày hôm qua đâu rồi?”.

– Hiểu cách trình bày một khổ thơ, chữ đầu các dòng viết hoa.

– Viết đúng những tiếng có âm, vần khó: qua, chăm, vẫn.

– Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.

– Học thuộc lòng 10 chữ cái tiếp theo.

B- Đồ dùng dạy học:

Chép sẵn BT – vở BT.

C- Các hoạt động dạy học:

I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

– Cho HS viết: nên kim, lên núi.

Kiểm tra vở BT – Nhận xét.

II- Hoạt động 2: Bài mới

1- Giới thiệu bài: Ghi

2- Hướng dẫn nghe – viết:

– GV đọc toàn bộ khổ thơ cuối

– Khổ thơ là lời của ai với ai?

– Bố nói điều gì với con?

– Khổ thơ có mấy dòng?

– Chữ đầu mỗi dòng thơ viết ntn?

– Nên viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở?

– Hướng dẫn HS viết những tiếng khó vào bảng: qua, vở, chăm, vẫn.

– Đọc cho HS viết: Đọc thong thả.

-GV đọc toàn bài.

-Chấm, chữa bài.

GV chấm 5-7 bài. Nhận xét.

Viết bảng con

2 HS đọc lại

Bố nói với con

Con học hành chăm chỉ

Là ngày qua vẫn còn.

4 dòng

Viết hoa

Ô thứ 3 tính từ lề vở vào.

HS viết bảng con.

HS viết vở.

HS soát lại.

HS tự ghi lỗi ra chỗ sửa.

3- Hướng dẫn làm bài chính tả:

– BT 1b/4: Gọi HS đọc yêu cầu bài

Cá nhân.

– Hướng dẫn HS làm vào vở BT

Tự làm-Lên bảng

– Nhận xét.

Đổi vở chấm

– BT 2/4: GV nêu yêu cầu BT

HS làm vở-Lên bảng làm.

Nhận xét-Sửa

III– Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò

Thi học thuộc lòng 10 chữ cái của BT 2

Về nhà xem lại bài – Chuẩn bị bài sau – Nhận xét.

2 nhóm

Tài liệu vẫn còn, mời bạn tải về để xem tiếp

]]>
https://quatangtiny.com/giao-an-tat-ca-cac-mon-hoc-lop-2-33777/feed 0
Bộ giáo án lớp 2 theo chuẩn kiến thức kĩ năng https://quatangtiny.com/bo-giao-an-lop-2-theo-chuan-kien-thuc-ki-nang-33274 https://quatangtiny.com/bo-giao-an-lop-2-theo-chuan-kien-thuc-ki-nang-33274#respond Fri, 23 Oct 2020 11:07:49 +0000 https://quatangtiny.com/bo-giao-an-lop-2-theo-chuan-kien-thuc-ki-nang-33274

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy (Tất cả các môn)
  3. Giáo án lớp 2 bộ sách Chân trời sáng tạo – Tất cả các môn
]]>
Bộ giáo án lớp 2 theo chuẩn kiến thức kĩ năng

Bộ giáo án lớp 2 theo chuẩn kiến thức kĩ năng, Bộ giáo án lớp 2 theo chuẩn kiến thức kĩ năng được biên soạn theo chương trình mới của bộ giáo dục, gồm giáo án của

Bộ giáo án lớp 2 biên soạn chuẩn kiến thức kĩ năng được Tài Liệu Học Thi sưu tầm và chọn lọc nhằm gửi đến quý thầy cô giáo. Bộ giáo án lớp 2 từ tuần 1 đến tuần 35 sẽ góp phần hỗ trợ công tác giảng dạy của các thầy cô giáo. Ngoài ra, bộ giáo án lớp 2 cả năm giúp thầy cô giáo dễ dàng chủ động trong việc chuẩn bị trước khi lên lớp. Sau đây, mời quý thầy cô cùng tham khảo. Chúc thầy cô và các em có những tiết học hay và bổ ích.

Giáo án lớp 2

Giáo án lớp 2

TUẦN 1:

Thứ hai, ngày … tháng… năm …..

TẬP ĐỌC. Tiết 1, 2.

Có công mài sắt, có ngày nên kim.

A- Mục đích yêu cầu:

I- Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:

– Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài. Các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoạc, quay. Các từ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: nắn nót, tảng đá, sắt…

– Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

– Bắt đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

II- Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu

– Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

– Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

– Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

B- Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.

C- Các hoạt động dạy học:

Tiết 1:

I- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

II- Hoạt động 2: Bài mới.

1- Giới thiệu bài: Ghi bảng.

2- Luyện đọc đoạn 1, 2:

– Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, 2.

Theo dõi

– GV hướng dẫn HS luyện đọc từng cầu đến hết bài

Đọc nối tiếp

– Giải nghĩa: ngáp ngăn, ngáp dài, nắn nót, nghuệch ngoặc, mải miết, ôn tồn, thành tài.

– Gọi HS đọc cá nhân từng câu

Đọc nối tiếp trong một đoạn

– Từ, giải nghĩa

Luyện đọc TN

– Gọi HS đọc từng đoạn nối tiếp

Đọc

– Gọi HS đọc từng đoạn trong nhóm

Đọc nối tiếp đoạn theo nhóm

– Thi đọc đoạn giữa các nhóm. Giáo viên nhận xét

Cá nhân

– Giáo viên hướng dẫn HS đọc cả đoạn 1, 2.

Đồng thanh

3- Tìm hiểu bài:

– Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn 1

+Lúc đầu cậu bé học hành ntn?

Mỗi khi cầm sách..

– Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn 2:

+ Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?

Cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá

+ Bà cụ mài thỏi sắt để làm gì?

Kim

Tiết 2.

3- Luyện đọc các đoạn 3, 4:

a- Đọc từng câu:

– HS nối tiếp đọc từng câu trong đoạn 1.

Cá nhân

– Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ khó

Đọc

b- Đọc từng đoạn trước lớp:

– HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài

Cá nhân

– Hướng dẫn HS nghỉ hơi ở những câu dài.

c- Đọc từng đoạn trong nhóm:

Lần lượt gọi HS trong nhóm đọc.

Nhận xét

d- Thi đọc giữa các nhóm:

Tổ chức cho HS trò chơi luyện đọc tiếp sức.

Nhận xét

e- Hướng dẫn HS đọc đoạn 3, 4; Tìmhiểu đoạn 3, 4:

Đọc đồng thanh

+ Bà cụ giảng giải ntn?

Mỗi ngày…thành tài

+ Chọn đáp án đúng:

Câu chuyện này khuyên em điều gì?

a) Chăm chỉ học tập.

Chọn đáp án a)

b) Chịu khó mài sắt thành kim.

– Hướng dẫn HS đọc truyện theo lối phân vai.

Người dẫn truyện, bà cụ, cậu bé.

III- Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò:

– Em thích ai trong câu chuyện này? Vì sao?

– Nhận xét, dặn dò chuẩn bị bài sau.

]]>
https://quatangtiny.com/bo-giao-an-lop-2-theo-chuan-kien-thuc-ki-nang-33274/feed 0