Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi sẽ hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân khi đi đăng ký khai sinh cho trẻ bị
Sáng sớm ra công viên tập thể dục, bà A phát hiện một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên ghế đá. Sau khi báo công an và chính quyền phường lập biên bản và các thủ tục cần thiết, bà A đề nghị và được UBND phường cho bà tạm nhận đứa trẻ về nuôi. Một tuần sau, Bà A ra UBND phường đăng ký khai sinh cho cháu nhưng UBND phường chưa đồng ý mà nói là bà cần chờ một thời gian nữa.
Bà thắc mắc không hiểu vì sao? Để khai sinh cho cháu bé bỏ rơi này bà cần làm những gì?
Trả lời:
Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về thủ tục khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi như sau:
1. Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, một bảo giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.
3. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi“. Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.
4. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”.
Cần lưu ý thêm: Nếu trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được, thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”.
Xem Tắt
Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH
Kính gửi:(1)……………………………………………………………………..
Họ và tên người khai: ……………………………………………………………………………..
Nơi thường trú/tạm trú:(2)…………………………………………………………………………
Số CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế:(3)…………………………………………………………..
Quan hệ với người được khai sinh:…………………………………………………………….
Đề nghị(1)………………………………………………………………………………… đăng ký khai sinh cho người có tên dưới đây:
Họ và tên: ……………………………………………………… Giới tính: …………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………….. (Bằng chữ: ……………………..
…………………………………………………………………………………………………………)
Nơi sinh:(4)……………………………………………………………………………………………
Dân tộc: ………………………………………………………… Quốc tịch: ……………………….
Họ và tên cha: ……………………………………………………………………………………….
Dân tộc: ………………………… Quốc tịch: ……………………… Năm sinh: …………………
Nơi thường trú/tạm trú:(2)……………………………………………………………………….
Họ và tên mẹ: ……………………………………………………………………………………….
Dân tộc: ………………………… Quốc tịch: ……………………… Năm sinh: …………………
Nơi thường trú/tạm trú:(2)……………………………………………………………………….
Tôi cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: ……………………., ngày ……….. tháng ……… năm …………..
Người đi khai sinh(5) …………………………………… |
|
Người cha ……………………………. |
Người mẹ ………………………….. |
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký khai sinh.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ, số của giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.
(4) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Trường hợp trẻ em sinh ra ngoài bệnh viện và cơ sở y tế, thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
(5) Chỉ cần thiết trong trường hợp người đi khai sinh không phải là cha, mẹ.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi:
1- Trình tự thực hiện:
a) Đối với người dân:
– Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
– Bước 2. Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Bước 3. Nhận Giấy khai sinh tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Đối với cơ quan hành chính Nhà nước:
– Bước 1. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu không đúng thẩm quyền thì hướng dẫn đương sự liên hệ cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì ra biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn đương sự bổ sung hồ sơ.
– Bước 2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký bản chính Giấy khai sinh.
– Bước 3. Cấp bản chính Giấy khai sinh và bản sao theo yêu cầu.
2- Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
3- Thành phần hồ sơ:
3.1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp: Biên bản phát hiện trẻ bị bỏ rơi.
3.2. Người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình:
+ Hộ khẩu, Chứng minh nhân người đi đăng ký khai sinh hoặc địa chỉ của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
+ Các giấy tờ có liên quan.
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4- Thời hạn giải quyết:
– Trong ngày làm việc.
5- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Cá nhân
6- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy khai sinh bản chính.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
9- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (bạn kích vào nút Tải về để tại Nghị định).