Toán 6 Bài tập cuối chương I – Kết nối tri thức với cuộc sống, Giải bài tập SGK Toán 6 Tập 1 trang 28 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp
Giải bài tập SGK Toán 6 Tập 1 trang 28 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các bài tập của phần Bài tập cuối chương I.
Thông qua đó, các em sẽ ôn tập lại kiến thức, biết cách giải toàn bộ các bài tập cuối chương I trong sách giáo khoa Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:
Xem Tắt
Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 28 tập 1
Bài 1.54
Viết số tự nhiên a sau đây: Mười lăm tỉ hai trăm sáu mươi bảy triệu không trăm hai mươi mốt nghìn chín trăm linh tám.
a) Số a có bao nhiêu chữ số? Viết tập hợp các chữ số của a
b) Số a có bao nhiêu triệu, chữ số hàng triệu là chữ số nào?
c) Trong a có hai chữ số 1 nằm ở những hàng nào? Mỗi chữ số ấy có giá trị bằng bao nhiêu?
Gợi ý đáp án:
Số tự nhiên a là 15 267 021 908
a) Số a có 11 chữ số. Tập hợp các chữ số của a là A = {0; 1; 2; 5; 6; 7; 8; 9}
b) Số a có 267 triệu, chữ số hàng triệu là chữ số 7
c) Trong a có 2 chữ số 1 nằm ở hàng chục tỉ và hàng nghìn
Chữ số 1 ở hàng chục tỉ có giá trị 10 000 000 000
Chữ số 1 ở hàng nghìn có giá trị 1 000
Bài 1.55
a) Số 2 020 là số liền sau của số nào? Là số liền trước của số nào?
b) Cho số tự nhiên a khác 0. Số liền trước của số tự nhiên a là số nào? Số liền sau số tự nhiên a là số nào?
c) Trong các số tự nhiên, số nào không có số liền sau? Số nào không có số liền trước?
Gợi ý đáp án:
a) Số 2 020 là số liền sau của số 2 019
Số 2 020 là số liền trước của số 2 021
b) Số liền trước của số tự nhiên a là số a – 1. Số liền sau của số tự nhiên a là a + 1
c) Trong các số tự nhiên, không có số nào không có số liền sau. Số 0 không có số liền trước.
Bài 1.56
Tìm tích, thương và số dư (nếu có):
a) 21 759 . 1 862
b) 3 789 : 231
c) 9 848 : 345
Hướng dẫn giải
– Với các biểu thức không có dấu ngoặc ta tính theo thứ tự như sau:
Lũy thừa ➙ nhân và chia ➙ cộng và trừ
– Với các biểu thức có dấu ngoặc ta tính theo thứ tự như sau:
( ) ➙ [ ] ➙ { }
Gợi ý đáp án:
a) 21 759 . 1 862 = 40 515 258
b) 3 789 : 231 = 16 (dư 93)
c) 9 848 : 345 = 28 (dư 188)
Bài 1.57
Tính giá trị của biểu thức:
21.[(1 245 + 987) : 23 – 15.12] + 21
Gợi ý đáp án:
21.[(1 245 + 987) : 23 – 15.12] + 21
= 21.(2232 : 8 – 180) + 21
= 21.(279 – 180) + 21
= 21.99 + 21
= 2 100
Bài 1.58
Khối 6 có 320 học sinh đi tham quan. Nhà trường cần thuê ít nhất bao nhiêu xe ô tô 45 chỗ ngồi để đủ chỗ cho tất cả học sinh?
Gợi ý đáp án:
Cách 1
Vì 320 : 45 = 7 (dư 5) nên xếp đủ 7 xe thì còn dư 5 học sinh, do đó cần thêm 1 xe để chở hết 5 học sinh đó.
Vậy cần tất cả: 7 + 1 = 8 (xe ô tô)
Cách 2
Để tính số xe ô tô ta thực hiện phép chia như sau:
320 : 45 = 7 dư 5
Khi xếp đủ học sinh trên 7 xe ô tô thì còn dư 5 học sinh, và phải dùng thêm 1 xe ô tô nữa để 5 học sinh ngồi
Khi đó cần ít nhất là 7 + 1 = 8 (xe ô tô)
Đáp án: 8 xe ô tô
Bài 1.59
Một phòng chiếu phim có 18 hàng ghế, mỗi hàng ghế có 18 ghế. Giá một vé xem phim là 50 000 đồng.
a) Tối thứ Sáu, số tiền bán vé thu được là 10 550 000 đồng. Hỏi có bao nhiêu vé không bán được?
b) Tối thứ Bảy, tất cả các vé đều được bán hết. Số tiền bán vé thu được là bao nhiêu?
c) Chủ nhật còn 41 vé không bán được. Hỏi số tiền bán vé thu được là bao nhiêu?
Gợi ý đáp án:
Số ghế của phòng chiếu phim bằng số vé nhiều nhất có thể bán được và bằng:
18.18 = 324 (ghế)
a) Số vé bán được trong tối thứ Sáu là:
10 550 000 : 50 000 = 211 (vé)
b) Tối thứ Bảy tất cả các vé đều được bán hết, số tiền thu được là:
324 . 50 000 = 16 200 000 (đồng)
c) Chủ nhật còn 41 vé không bán được, nên số vé đã bán là:
324 – 41 = 283 (vé)
Số tiền bán vé thu được là:
283 . 50 000 = 14 150 000 (đồng)