Toán 6 Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên Chân trời sáng tạo, Giải bài tập SGK Toán 6 Tập 1 trang 63, 64 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp
Giải bài tập SGK Toán 6 Tập 1 trang 63, 64 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên.
Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 3 Chương 2 trong sách giáo khoa Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Tài Liệu Học Thi:
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 63, 64 tập 1
Bài 1 (trang 63 SGK Toán 6 Tập 1)
Không thực hiện phép tính, tìm dấu thích hợp cho dấu ? ở bảng sau:
a | b | Dấu của (a+b) |
25 | 46 | ? |
-51 | -37 | ? |
-234 | 112 | ? |
2 027 | -2 021 | ? |
Gợi ý đáp án:
a | b | Dấu của (a+b) |
25 | 46 | + |
-51 | -37 | – |
-234 | 112 | – |
2 027 | -2 021 | + |
Bài 2 (trang 63 SGK Toán 6 Tập 1)
Thực hiện các phép tính sau:
a) 23 + 45;
d) 15 + (-14);
b) (-42) + (-54);
e) 33 + (-135).
c) 2 025 + (-2 025);
Gợi ý đáp án:
a) 23 + 45 = 68
c) 2 025 + (-2 025) = 0
e) 33 + (-135) = – (135 – 33) = 102
b) (-42) + (-54) = – (42 + 54) = – 96
d) 15 + (-14) = (15 – 14) = 1
Bài 3 (trang 63 SGK Toán 6 Tập 1)
Em hãy dùng số nguyên âm để giải bài toán sau:
Một chiếc tàu ngầm đang ở độ sâu 20 m, tàu tiếp tục lặn thêm 15 m. Hỏi khi đó tàu ngầm ở độ sâu là bao nhiêu mét?
Gợi ý đáp án:
- Tàu ngầm đang ở độ sâu 20 m được biểu diễn: – 20 (m)
- Tàu tiếp tục lặn thêm 15 m được biểu diễn: – 15 (m)
=> Độ sâu là: (-20) + (-15) = – 35 (m)
Vậy khi đó tàu ngầm ở độ sâu 35 m.
Bài 4 (trang 64 SGK Toán 6 Tập 1)
Một toà nhà có 12 tầng và 3 tầng hầm (tầng G được đánh số là tầng 0), hãy dùng phép cộng các số nguyên để diễn tả tình huống sau đây: Một thang máy đang ở tầng 3, nó đi lên 7 tầng và sau đó đi xuống 12 tầng. Hỏi cuối cùng thang máy dừng lại tại tầng mấy?
Gợi ý đáp án:
Ta có: 3 + 7 + (-12) = – 2
Vậy cuối cùng thang máy dừng lại tại tầng (-2).
Bài 5 (trang 64 SGK Toán 6 Tập 1)
Thực hiện các phép tính sau:
a) 6 – 8;
d) 0 – 7;
b) 3 – (-9);
e) 4 – 0;
c) (-5) – 10;
g) (-2) – (-10).
Gợi ý đáp án:
a) 6 – 8 = -2
c) (-5) – 10 = – (10 + 5) = -15
e) 4 – 0 = 4
b) 3 – (-9) = 3 + 9 = 12
d) 0 – 7 = -7
g) (-2) – (-10) = (-2) + 10 = 10 – 2 = 8
Bài 6 (trang 64 SGK Toán 6 Tập 1)
Tính nhanh các tổng sau:
a) S = (45 – 3 756) + 3 756;
b) S = (-2 021) – (199 – 2 021).
Gợi ý đáp án:
a) S = (45 – 3 756) + 3 756 = 45 – 3 756 + 3 756 = 45 + [(– 3 756) + 3 756] = 45
b) S = (-2 021) – (199 – 2 021) = (-2 021) + (-199) + 2 021 = – 199
Bài 7 (trang 64 SGK Toán 6 Tập 1)
Bỏ dầu ngoặc rồi tính:
a) (4 + 32 + 6) + (10 – 36 – 6);
b) (77 + 22 – 65) – (67 + 12 – 75);
c) – (-21 + 43 + 7) – (11 – 53 – 17).
Gợi ý đáp án:
a) (4 + 32 + 6) + (10 – 36 – 6) = 4 + 32 + 6 + 10 – 36 – 6 = 10
b) (77 + 22 – 65) – (67 + 12 – 75) = 77 + 22 – 65 – 67 – 12 + 75 = 30
c) – (-21 + 43 + 7) – (11 – 53 – 17) = 21 – 43 – 7 – 11 + 53 + 17 = 30
Bài 8 (trang 64 SGK Toán 6 Tập 1)
Archimedes (Ác-si-mét) là nhà bác học người Hi Lạp, ông sinh năm 287 TCN và mất năm 212 TCN.
a) Em hãy dùng số nguyên âm để ghi năm sinh năm mất của Archimedes.
b) Em hãy cho biết Archimedes mất năm bao nhiêu tuổi?
Gợi ý đáp án:
a) Năm sinh của Archimedes: – 287
Năm mất của Archimedes: – 212
b) Ta tính tuổi của Archimedes bằng: (-212) – (-287) = (-212) + 287 = 75 (tuổi)
* Vậy Archimedes mất năm 75 tuổi.