Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt truyện Cây khế (3 mẫu), Tài Liệu Học Thi mời bạn đọc tham khảo Bài văn mẫu lớp 6: Tóm tắt truyện Cây khế, vô cùng hữu ích dành cho học sinh.
Tài Liệu Học Thi muốn cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Tóm tắt truyện Cây khế, vô cùng hữu ích.
Mong rằng với 3 đoạn văn mẫu sau đây, sẽ giúp cho các bạn học sinh lớp 6 có thêm ý tưởng hoàn thiện bài viết của mình.
Tóm tắt truyện Cây khế – Mẫu 1
Ngày xửa ngày xưa, ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh đâm ra lười biếng. Hai vợ chồng người em cố gắng làm lụng. Thấy thế, người anh sợ em tranh công, bàn với vợ cho vợ chồng người em ra ở riêng. Người anh chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa có một cây khế ngọt. Quanh năm vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế tươi tốt. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế chín. Ròng rã một tháng trời, ngày nào chim cũng đến ăn. Người vợ đợi chim ăn xong liền xin nó đừng ăn nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hai vợ chồng người em làm theo lời chim. Hôm sau, chim đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Hai vợ chồng người anh vội đến hỏi chuyện. Nghe em kể hết đầu đuôi, người anh liền gạ đổi hết gia sản để lấy túp lều và cây khế. Đến mùa khế chín, chim lại đến ăn và trả lời như người em kể. Hai vợ chồng người anh tham lam may cái túi to gấp ba lần. Đến nơi, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng.
Tóm tắt truyện Cây khế – Mẫu 2
Ngày xưa, nhà kia có hai anh em. Cha mẹ mất từ sớm. Hai anh em chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Nhưng người anh từ lúc có vợ trở nên lười biếng. Còn vợ chồng người em vẫn làm lụng. Người anh sợ em tranh công, bàn với vợ cho người em ra ở riêng. Người anh chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa có một cây khế ngọt. Vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế tươi tốt. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Một hôm, một con chim lạ đến ăn khế chín. Suốt một tháng trời, ngày nào chim cũng đến ăn. Người vợ đợi chim thần đến thì cầu xin nó đừng ăn nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Vợ chồng người em làm theo lời chim thần. Sáng sớm hôm sau, chim thần đến đưa người em ra đảo lấy vàng và trở về. Người em trở nên giàu có. Vợ chồng người anh biết chuyện vội đến hỏi thăm. Nghe em kể hết đầu đuôi, người anh liền gạ đổi hết gia sản để lấy túp lều và cây khế. Mùa khế chín, chim lại đến ăn và trả lời như người em kể. Người anh may cái túi to gấp ba lần. Chim thần đưa người anh đến đảo. Người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Còn người anh bị cuốn đi rất xa, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng.
Tóm tắt truyện Cây khế – Mẫu 3
Ở làng nọ, có hai anh em. Sau khi bố mẹ qua đời, họ chăm chỉ làm lụng thì cũng đủ ăn. Đến khi người anh lấy vợ thì ngày càng lười biếng. Người anh tìm cách cho vợ chồng người em ra ở riêng, chỉ cho một căn nhà lụp xụp trước cửa có một cây khế. Vợ chồng người em chịu khó chăm sóc, nên cây khế ngày càng sai quả. Một hôm, một con chim lạ bay tới ăn khế suốt một tháng trời. Người em nói với chim thần thì chim lạ mới nói lại rằng: “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”. Hôm sau như lời hứa chim đến đón người em tới một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em xuống lấy vàng và chỉ lấy vừa đầy túi ba gang rồi lên lưng chim trở về. Người em về nhà dùng số vàng bạc lấy được mang đi đổi lấy lúa thóc để giúp đỡ cho người dân ở trong làng. Thấy người em bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh sang hỏi, biết được chuyện liền âm mưu sang đòi đổi nhà lấy cây khế. Đến mùa, cây khế lại sai quả, chim lạ lại đến ăn, người anh cũng cố ý than thở với chim. Mấy hôm sau chim đến đón người anh đi đến hòn đảo vàng bạc, vốn bản tính tham lam nên người anh lấy rất nhiều vàng bạc. Trên đường về vì vàng bạc quá nhiều, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Người anh bị sóng cuốn trôi, mất hết vàng bạc.