Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 theo từng bài, Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 theo từng bài từng chương, từng chuyên mục, có đáp án và lời
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 bao gồm 39 bài, có đáp án kèm theo. Mỗi bài lại có rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm giúp các em học sinh lớp 10 hệ thống lại kiến thức, ôn luyện thật tốt môn Lịch sử để chuẩn bị cho các bài kiểm tra 1 tiết, thi học kỳ đạt kết quả cao.
Ngoài ra, các em học sinh lớp 10 có thể tham khảo thêm những câu hỏi trắc nghiệm Sinh học, Hóa Học để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 có đáp án
BÀI 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
Câu 1: Dấu tích Người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?
A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Cao Bằng.
D. Lạng Sơn.
Câu 2: Người tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào?
A. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.
B. Đã biết chế tác công cụ lao động.
C. Biết chế tạo lao và cung tên.
D. Biết săn bắn, hái lượm.
Câu 3: Công cụ lao động của Người tối cổ ứng với thời kì nào?
A. Sơ kì đá cũ
B. Sơ kì đá mới
C. Sơ kì đá giữa
D. Hậu kì đá mới
Câu 4: Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?
A. Biết giữ lửa trong tự nhiên
B. Biết tạo ra lửa
C. Biết chế tạo nhạc cụ
D. Biết chế tạo trang sức
Câu 5: Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ
A. Phát minh ra lửa.
B. Chế tạo đồ đá.
C. Lao động.
D. Sự thay đổi của thiên nhiên.
Câu 7: Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng 3 vạn năm cách ngày nay.
B. Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay.
C. Khoảng 3 triệu năm cách ngày nay.
D. Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay.
Câu 8: So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã
A. Loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.
B. Tiến hóa thành người nhưng vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.
C. Biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.
D. Biết chế tạo công cụ lao động.
Câu 9: Để tăng nguồn thức ăn, Người tinh khôn đã không sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Ghè đẽo đá thật sắc bén để giết thú vật.
B. Chế tạo cung tên để săn bắn thú vật.
C. Tập hợp đông người đi vào rừng săn bắt.
D. Tiến hành trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 10: Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?
A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.
B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
Câu 11: Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về
A. Trình độ văn minh.
B. Đẳng cấp xã hội.
C. Trình độ kinh tế.
D. Đặc điểm sinh học.
Câu 12: Trong sự thay đổi của Người tinh khôn so với Người tối cổ về mặt sinh học, sự thay đổi quan trọng nhất là về
A. Não bộ.
B. Dáng đứng.
C. Da.
D. Bàn tay.
Câu 13: Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là
A. Lưới đánh cá.
B. Làm đồ gốm.
C. Cung tên.
D. Đá mài sắc, gọn.
Câu 14: Tiến bộ quan trọng nhất trong đời sống của Người nguyên thủy là
A. Định cư.
B. Làm nhà ở.
C. Biết nghệ thuật.
D. Mặc quần áo.
Câu 15: Kĩ thuật chế tác công cụ nào được sử dụng trong thời đá mới?
A. Ghè đẽo thô sơ.
B. Ghè sắc cạnh.
C. Ghè sắc, mài nhẵn, khoan lỗ, tra cán.
D. Mài nhẵn hai mặt.
Câu 16: Tiến bộ lao động trong thời đá mới là?
A. Trồng trọt, chăn nuôi.
B. Đánh cá.
C. Làm đồ gốm.
D. Chăn nuôi theo đàn.
Câu 17: Biến đổi sinh học nào trên cơ thể người nguyên thủy làm xuất hiện các chủng tộc?
A. Thể tích hộp sọ tăng lên.
B. Lớp lông mao rụng đi.
C. Bàn tay trở nên khéo léo hơn.
D. Hình thành những ngôn ngữ khác nhau.
Câu 18: Phương thức sinh sống của Người tối cổ là?
A. Săn bắn, hái lượm.
B. Săn bắt, hái lượm.
C. Trồng trọt, chăn nuôi.
D. Đánh bắt cá, làm gốm.
Câu 19: Người tối cổ tổ chức xã hội theo
A. Thị tộc.
B. Bộ lạc.
C. Bầy đàn.
D. Chiềng, chạ.
BÀI 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu 1: Thị tộc là
A. Tập hợp những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu.
B. Tập hợp những người sống chung trong hang động, mái đá.
C. Tập hợp những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm.
D. Tập hợp những người đàn bf giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
Câu 2: Bộ lạc là
A. Tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.
B. Tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.
C. Tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.
D. Tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.
Câu 3: Cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đồng thau sớm nhất?
A. Trung Quốc, Việt Nam
B. Tây Á, Ai Cập
C. In-đô-nê-xi-a
D. Đông Phi, Bắc Á.
Câu 4: Cư dân ở đâu trên thế giới là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?
A. Tây Á và nam Châu Âu.
B. Trung Quốc, Việt Nam.
C. Đông Phi và Bắc Á.
D. Đông Nam Á.
Câu 5: Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là
A. Khai khẩn được đất hoang.
B. Đưa năng suất lao động tăng lên.
C. Sản xuất đủ nuôi sống xã hội.
D. Tạo ra sản phẩm thừa làm biến đổi xã hội.
Câu 6: Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
A. Sắt.
B. Đồng thau.
C. Đồng đỏ.
D. Thiếc.
Câu 7: Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?
A. Xuất hiện tư hữu.
B. Xuất hiện giai cấp.
C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.
D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.
Câu 8: Trong xã hội nguyên thủy, sản phẩm dư thừa của xã hội xuất hiện được giải quyết như thế nào?
A. Chia đều cho mọi người trong xã hội.
B. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.
C. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.
D. Những người có chức vị trong xã hội chiếm làm của riêng.
Câu 9: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu-nghèo… là những hệ quả của việc sử dụng
A. Công cụ đá mới.
B. Công cụ bằng kim loại.
C. Công cụ bằng đồng.
D. công cụ bằng sắt.
Câu 10: Sự xuất hiện tư hữu làm biến đổi xã hội như thế nào?
A. Phân chia giàu nghèo.
B. Xuất hiện tính cạnh tranh trong kinh tế.
C. Người giàu có phung phí tài sản.
D. Chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc.
………………………………………………..
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp