Tổng hợp đề thi thử Học sinh giỏi Lớp 12 môn Lịch sử năm 2013, Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 ôn luyện tốt trước kỳ thi học sinh giỏi năm học 2013 – 2014. Chúng
ĐỀ SỐ 1
(Thời gian: 150 phút)
A. SỬ VIỆT NAM: (13 điểm).
Câu 1: (6 điểm)
Điểm khác nhau ở tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đối với tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh? Những điều kiện nào để Nguyễn Ái Quốc khắc phục hạn chế trong tư tưởng cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối đó?
Câu 2: (7 điểm)
Những tiền đề dẫn đến phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất? Sự vươn lên và triển vọng của các khuynh hướng cách mạng lúc đó?
B. SỬ THẾ GIỚI: (7 điểm).
Câu 1: (4 điểm)
Từ tháng 2 – 1945 đến tháng 2 – 19947, phe Đồng minh đã giải quyết những vấn đề gì để thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh?
Câu 2: (3 điểm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu của tổ chức ASEAN? Nêu dẫn chứng mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực Chính trị – Ngoại giao giữa Việt Nam và tổ chức ASEAN.
Hãy vẽ và giải thích ý nghĩa của biểu tượng tổ chức đó.
ĐỀ SỐ 2
(Thời gian: 150 phút)
A. PHẦN SỬ THẾ GIỚI. (8 điểm)
Câu 1. (4 điểm)
Bước vào giai đọan cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội Đức, Nhật bị đánh bại như thế nào? Nêu vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
Câu 2. (4 điểm)
Trình bày quá trình phát triển của cách mạng Lào từ 1945 đến 1975. Hãy phân tích sự giống nhau giữa cách mạng Lào với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó? Tại sao có sự giống nhau đó?
B. PHẦN SỬ VIỆT NAM. (12 điểm)
Câu 3. (4 điểm)
Hãy trình bày phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1919 – 1925? Những mặt tích cực và hạn chế của phong trào?
Câu 4. (4 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, chứng minh câu nói bất hủ của Nguyễn Trung Trực trước khi bị giặc Pháp giết? “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
Câu 5. (4 điểm)
Lập bảng so sánh Cương lĩnh chính trị tháng 2 -1930 của Nguyễn Ai Quốc với Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đồng chí Trần Phú? Nhận xét tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh và hạn chế của Luận cương?
Download tài liệu để xem chi tiết.