Tổng hợp kiến thức Luyện từ và câu lớp 3, Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Tổng hợp kiến thức Luyện từ và câu lớp 3 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau
Với mong muốn đem đến cho quý thầy cô cùng các em học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập môn Tiếng Việt lớp 3, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Tổng hợp kiến thức Luyện từ và câu lớp 3. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Xem Tắt
Tổng hợp kiến thức Luyện từ và câu lớp 3
I. TỪ
1. TỪ CHỈ SỰ VẬT
Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của:
– Con người, bộ phận của con người: ông, bà, bác sĩ, giáo viên, lớp trưởng, giáo sư,…, chân, tay, mắt, mũi…
– Con vật, bộ phận của con vật: trâu, bò, gà, chim,….., sừng, cánh, mỏ, vuốt, ….
– Cây cối, bộ phận của cây cối: táo, mít, su hào, bắp cải, hoa hồng, thược dược, …, lá, hoa, nụ,…
– Đồ vật: quạt, bàn, ghế, bút, xe đạp,…..
– Các từ ngữ về thời gian, thời tiết: ngày, đêm, xuân, hạ, thu, đông, mưa, gió, bão, sấm , chớp, động đất, sóng thần,…….
– Các từ ngữ về thiên nhiên: đất, nước, ao , biển, hồ , núi , thác, bầu trời, mặt đất, mây,…..
2. TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
Từ chỉ đặc điểm là từ chỉ:
– Màu sắc: xanh , đỏ , tím , vàng, xanh biếc, xanh xao, đo đỏ, đỏ thắm, tim tím, ….
– Hình dáng, kích thước: to tướng, nhỏ bé, dài , rộng, bao la, bát ngát, cao vút, thấp tè , ngắn củn, quanh co, ngoằn ngoèo, nông, sâu, dày, mỏng……
– Chỉ mùi , vị : thơm phức, thơm ngát , cay, chua, ngọt lịm,……
– Các đặc điểm khác: nhấp nhô, mỏng manh, già, non, trẻ trung, xinh đẹp,….
3. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI
Là những từ chỉ:
-Hoạt động của con người, con vật: đi, đứng, học, viết , nghe, quét( nhà ) , nấu (cơm), tập luyện,…..
– Trạng thái trong một khoảng thời gian: ngủ, thức, buồn, vui, yêu , ghét, thích thú, vui sướng,……..
II. CÁC DẤU CÂU
1. DẤU CHẤM
Dùng để kết thúc câu kể
Ví dụ : Em là học sinh lớp 3A.
2. DẤU HAI CHẤM
– Dùng trước lời nói của một nhân vật ( thường đi với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang)
Ví dụ: Dế Mèn bảo :
– Em đừng sợ, đã có tôi đây.
– Dùng để lệt kê
Ví dụ : Nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa huệ, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền,…
3. DẤU PHẨY
– Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ( hoặc có thể nói: Ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động – trạng thái, cùng chỉ sự vật trong câu)
Ví dụ: Mèo, chó, gà cùng sống trong một xóm vườn.
– Ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính( Khi thành phần này đứng ở đầu câu)
( Ở lớp 3 các bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu, vì sao ? bằng gì, khi nào? Để làm gì?… tạm gọi là bộ phận phụ)
Ví dụ : trong lớp , chúng em đang nghe giảng.
4. DẤU HỎI CHẤM (dấu chấm hỏi): Đặt sau câu hỏi.
Ví dụ: Hôm nay, ở lớp con có vui không?
5. DẤU CHẤM THAN: Ở lớp 3 dùng ở cuối những câu bộc lộ cảm xúc.
Ví dụ :A, mẹ đã về!
III. CÁC KIỂU CÂU
Kiểu câu | Ai- là gì? | Ai- làm gì? | Ai thế nào? |
Chức năng giao tiếp |
Dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó. |
Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc vật được nhân hóa. |
Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật. |
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? |
– Chỉ người, vật
– Trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? |
-Chỉ người, động vật hoặc vật được nhân hóa. – Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?( trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.) |
-Chỉ người, vật.
– Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? |
Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? (làm gì?/ thế nào? )
|
– Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất. – Trả lời cho câu hỏi là gì? là ai? là con gì? |
– Là từ hoặc các từ ngữ chỉ hoạt động.
– Trả lời cho câu hỏi làm gì? |
– Là từ hoặc các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.
– Trả lời cho câu hỏi thế nào? |
Ví dụ |
Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi. Chim công là nghệ sĩ múa của rừng xanh. Ai?: Bạn Nam Là gì?: Là lớp trưởng lớp tôi. |
– Đàn trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng. Ai?: Đàn trâu Làm gì?: đang gặm cỏ. |
– Bông hoa hồng rất đẹp – Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng. Ai?: Đàn voi Thế nào?: đi đủng đỉnh trong rừng. |
IV. BIỆN PHÁP SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA
1. SO SÁNH
a) Cấu tạo: Gồm có 4 yếu tố:
Vế 1 + Từ so sánh + Vế 2
VD: Mái ngói trường em đỏ thắm như nụ hoa lấp ló trong những tá lá cây xanh mát.
– Vế 1: sự vật được so sánh (mái ngói trường em)
– Vế 2: sự vật dùng để so sánh (nụ hoa)
– Từ so sánh: như
– Phương diện so sánh: đỏ thắm.
b) Tác dụng.
Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. (Ở ví dụ trên biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật màu đỏ đầy sức sống của mái ngói trường em.)
c) Dấu hiệu.
– Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. ,
– Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.
d) Các phép so sánh
* So sánh sự vật với sự vật.
Sự vật 1( Sự vật được so sánh) | Từ so sánh | Sự vật 2( Sự vật để so sánh) |
Hai bàn tay em | như | hoa đầu cành. |
Cánh diều | như | dấu “á”. |
Hai tai mèo | như | hai cái nấm. |
* So sánh sự vật với con người.
Đối tượng 1 | Từ so sánh | Đối tượng 2 |
Trẻ em (con người) | như | búp trên cành. (sự vật) |
Ngôi nhà (sự vật) | như | trẻ nhỏ. (sự vật) |
Bà (con người) | như | quả ngọt. (sự vật) |
* So sánh âm thanh với âm thanh.
Âm thanh 1 | Từ so sánh | Âm thanh 2 |
Tiếng suối trong | như | tiếng hát xa. |
Tiếng chim | như | tiếng đàn. |
Bà (con người) | như | tiếng xóc những rổ tiền đồng |
* So sánh hoạt động với hoạt động.
Hoạt động 1 | Từ so sánh | Hoạt động 2 |
Lá cọ xòe | như | tay vẫy |
Chân đi | như | đập đất |
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết