Tổng hợp mở bài về tác phẩm Vợ chồng A phủ hay nhất (30 mẫu), Để giúp cho các bạn học sinh lớp 12 có thêm hành trang để bước vào kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, thì
Vợ chồng A phủ là một tác phẩm văn học vô cùng suất sắc của nhà văn Tô Hoài. Để giúp cho các bạn học sinh lớp 12 có thêm cách viết các bài văn phân tích liên quan đến tác phẩm này, thì hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn học tuyển tập mở bài về tác phẩm Vợ chồng A Phủ hay nhất.
Đây là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm mở bài của các bài văn: Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Phân tích nhân vật Mị, Phân tích nhân vật A Phủ. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho các bạn học sinh có thêm thật nhiều hành trang để bước vào kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, sau đây xin mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Xem Tắt
- 1 Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ
- 1.1 Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 1
- 1.2 Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 2
- 1.3 Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 3
- 1.4 Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 4
- 1.5 Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 5
- 1.6 Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 6
- 1.7 Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 7
- 1.8 Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 8
- 1.9 Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 9
- 1.10 Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 10
- 2 Mở bài về phân tích nhân vật Mị
- 3 Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ
- 4 Mở bài phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- 4.1 Mở bài phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Mẫu 1
- 4.2 Mở bài phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Mẫu 2
- 4.3 Mở bài phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Mẫu 3
- 4.4 Mở bài phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Mẫu 4
- 4.5 Mở bài phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Mẫu 5
- 5 Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
- 5.1 Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị – Mẫu 1
- 5.2 Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị – Mẫu 2
- 5.3 Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị – Mẫu 3
- 5.4 Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị – Mẫu 4
- 5.5 Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị – Mẫu 5
Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ
Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 1
Với trên 200 đầu sách, Tô Hoài hiện là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật (Mị hoặc A Phủ)
Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 2
Nếu ai từng một lần đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong sương, đến với những phong cảnh núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui của những đứa con nơi núi rừng hắn không nghĩ rằng, những con người nơi đây từng khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè nặng lên đôi vai những số phận bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Và Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua hình tượng nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 3
Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” – truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.
Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 4
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được.
Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 5
Tô Hoài – nhà văn của người dân miền núi. Những năm tháng lặn lội, thâm nhập vào cuộc sống của con người vùng cao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nhà văn. Những bản làng chìm trong sương với những người dân chân chất, thật thà . Những con người sống trong cảnh đời cơ cực đầy những bất công dưới xã hội cũ nhưng lòng vẫn cháy không nguôi khát vọng sống mạnh mẽ tựa như sức sống vững vàng của núi, của rừng. Phẩm chất tốt đẹp đó của con người vùng cao được Tô Hoài phản ánh qua khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật Mị – nhân vật chính trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ vào đêm tình mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc.
Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 6
Tô Hoài gắn bó và có vốn am hiểu sâu sắc về con người, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, bởi vậy Tây Bắc cũng trở thành nỗi nhớ, niềm thương trong các sáng tác của ông. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất Tô Hoài viết về vùng đất, văn hóa và con người Tây Bắc là “Vợ chồng A Phủ”, từ câu chuyện về cuộc sống và số phận của một cặp vợ chồng người H’Mông Mị và A Phủ, nhà văn đã mang đến cho người đọc những hình ảnh chân thực về cuộc sống đau khổ, nhiều bất công của người nông dân nghèo dưới sự cai trị hà khắc của cường quyền và thần quyền, đồng thời cũng cho thấy được sức sống mạnh mẽ tiềm tàng bên trong tâm hồn họ.
Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 7
“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc rút từ tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về cuộc sống, số phận của Mị, A Phủ dưới sự chuyên chế, bạo tàn của phong kiến miền núi, họ không chỉ bị đối xử bất công mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. “Vợ chồng A Phủ” đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị – một cô gái trẻ trung, yêu đời nhưng bị buộc trở thành “con dâu trừ nợ” cho gia đình thống lí. Qua hành trình đi từ đau khổ đến hạnh phúc của Mị, Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong những con người nhỏ bé.
Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 8
Với “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã đưa người đọc đến và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên vùng Hồng Ngài, được đắm say trong những tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân mà còn mang đến cho người đọc bao cung bậc cảm xúc khi theo dõi hành trình giải thoát khỏi những đau khổ, đọa đày của Mị. Dưới chế độ phong kiến miền núi, người nông dân nghèo như Mị, A Phủ không chỉ bị chà đạp, bóc lột bởi cường quyền mà còn bị ràng buộc bởi một thứ thần quyền vô hình. Thế nhưng, dù bị vây hãm trong bóng tối của đau khổ, Mị hay A Phủ đều mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, để rồi chính sức sống, niềm ham sống ấy đã giúp Mị vùng lên giải thoát của A Phủ khỏi cái chết đồng thời giải thoát cho chính bản thân mình.
Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 9
Nhà văn Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng trước Cách Mạng Tháng Tám. Ông là người có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta, trong đó Tây Bắc là một điển hình sâu sắc nhất. Trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ, Tô Hoài đã làm nên bức tranh hai màu sáng tối, mà đứng đầu hai thái cực ấy chính là cha con thống lý Pá Tra và vợ chồng A Phủ.
Mở bài về phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ – Mẫu 10
Tô Hoài được biết đến như nhà văn của phong tục và người dân miền núi phía Bắc. Có lẽ vậy mà Tô Hoài chia sẻ: “Tây Bắc đã để thương, để nhớ trong tôi”. Ông tìm kiếm sự chân thực với quan niệm viết văn là một quá trình không tầm thường, phản ánh sự thật ở đời cho dù phải đập vỡ những hình tượng trong lòng bạn đọc. Nếu cùng thời với nhà văn, Nguyễn Tuân lên Tây Bắc tìm thứ vàng mười đã qua thử lửa thì Tô Hoài Lên Tây Bắc với quan niệm Văn chương và khao khát đóng góp cho cuộc đấu tranh của nhân dân. Tám tháng gắn bó với bà con dân tộc miền núi phía Bắc (trong đợt theo bộ đội lên Tây Bắc mở trại sáng tác) là tám tháng Tô Hoài hiểu và cảm đời sống cùng tấm lòng của người dân nơi đây. Trước khi về, tạm biệt dân làng tại chân núi, hai tiếng “Cháo lù! Cháo lù!” (Trở lại! Trở lại!) để lại nỗi nhớ da diết về người thương nơi đây. Ông viết tập Truyện Tây Bắc và trong đó “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất. Truyện hoàn thành năm 1953 với người phụ nữ tên Mị trải qua cuộc đời đầy bi kịch trước những hào quang bề ngoài. Thế nhưng, sau sự cam chịu sống dật dờ, Mị đã thức tỉnh khao khát hạnh phúc và bứt phá khỏi sợi dây cường quyền, thần quyền để tìm lại tự do cùng với A Phủ.
Mở bài về phân tích nhân vật Mị
Mở bài về phân tích nhân vật Mị – Mẫu 1
Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại VN với số lượng tác phẩm đạt kỷ lục. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi. Đặc biệt truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc.
Mở bài về phân tích nhân vật Mị – Mẫu 2
Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như “Ổ chuột”, “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”… Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị – người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.
Mở bài về phân tích nhân vật Mị – Mẫu 3
Tô Hoài là nhà văn rất thành công trong những nhà văn thuộc nền văn xuôi hiện đại. Tác phẩm của ông thường viết về những vấn đề gần gũi thân quen trong cuộc sống thường ngày. Tác phẩm Vợ chồng A phủ là tác phẩm viết về đề tài Tây Bắc mang lại những giá trị sâu sắc. Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm là Mị, một phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh, nhưng có vẻ đẹp tâm hồn và có sức sống mãnh liệt, dám đứng lên đấu tranh tìm lại hạnh phúc cho mình.
Mở bài về phân tích nhân vật Mị – Mẫu 4
Tô Hoài là một nhà văn lớn, đóng góp nhiều thành tự cho văn học Việt Nam. Nếu như trước năm 1945, ông đánh dấu sự thành công với tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” thì sau năm 1945, tập “Truyện Tây Bắc” đã đưa tên tuổi của ông lên một tầm cao mới. Tình cảm thiết tha, gắn bó, sâu sắc của Tô Hoài dành cho đất và con người Tây Bắc đã giúp ông viết nên những trang văn thấm đẫm tình yêu thương như thế. Truyện “Vợ chồng A Phủ” được trích trong tập Tây Bắc là câu chuyện tiêu biểu và mang nhiều giá trị tư tưởng lớn. Trong truyện, tác giả gửi gắm trọn vẹn nhất những tình cảm của mình vào nhân vật Mị, một cô gái đại diện cho vẻ đẹp và phẩm chất con người Tây Bắc.
Mở bài về phân tích nhân vật Mị – Mẫu 5
Trẻ em Việt Nam không ai là không biết đến nhà văn Tô Hoài. Bởi tập truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” đã nổi tiếng và gắn liền với tên tuổi của ông. Ông là một trong những nhà văn hiện thực sớm đi đến với cách mạng. Và một trong những tác phẩm xuất sắc của ông trong thời kỳ kháng chiến khốc liệt đó là ” Vợ chồng A Phủ”.
Ngay từ những dòng đầu của truyện, nhà văn đã để Mị xuất hiện một cách u buồn. “Ai ở xa về có qua nhà thống lí Pá Tra”, cũng thấy một người phụ nữ “ngồi bên tảng đá”, “cạnh tàu ngựa”, “mặt cúi buồn rười rượi”. Tác giả đặt Mị đối lập với mọi thứ xung quanh và tập trung miêu tả ngoại hình của cô. Cô ngồi bên tảng đá trơ trọi chai lì, số phận khổ nhục như kiếp trâu ngựa đối lập với sự giàu có, tấp nập của nhà thống lí. Chỉ bằng vài câu văn, Tô Hoài đã gợi ra một số phận khổ đau nhẫn nhục, éo le trước mắt người đọc. Và từ sự xuất hiện ấy tác giả kể về cuộc đời cơ cực, khổ đau của cô.
Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ
Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 1
Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng miền khác nhau, lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu có, sáng tạo, cách miêu tả đậm chất tạo hình lay động lòng người. Ông đã viết thành công tác phẩm Truyện Tây Bắc, trong đó có truyện Vợ chồng A Phủ. Qua truyện ngắn này, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm đi theo kháng chiến để giành lấy tình yêu, hạnh phúc. Tiêu biểu cho những con người ấy là A Phủ, một trong những nhân vật thành công nhất của Tô Hoài trong tác phẩm này
Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 2
“Vợ chồng A Phủ” là kết quả của một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài. Đây là tác phẩm phản ánh đậm nét nhất cuộc sống và những số phận bất hạnh của những người nông dân nghèo dưới ách áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến. Nhưng nổi bật hơn nữa chính là khát vọng, là nghị lực sống mãnh liệt của họ. A Phủ là nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm về sự vượt lên chính mình. Tô Hoài đã rất thành công khi khắc họa nhân vật này.
Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 3
Nằm trong tập “Truyện Tây Bắc’ có thể nói truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một trong những “đứa con tinh thần” ưu tú nhất của chuyến đi thực tế miền núi Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài.Có thể nói đây là tác phẩm phản ánh đậm nét cuộc sống và số phận bất hạnh và đầy éo le của những người nông dân nghèo dưới ách thống trị của bọn địa chủ phong kiến. Qua đó, dường như ta đã thấy được tác giả cũng làm nổi bật lên khát vọng và nghị lực sống mãnh liệt của những người nghèo khổ. Và bên cạnh nhân vật Mị thì nhân A Phủ chính là một nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về sự bản lĩnh vượt lên số phận và vượt lên chính mình.
Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 4
Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952. Đây là truyện hay nhất in trong tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài (1953) và đạt giải nhất của Hội văn hóa nghệ thuật 1954 – 1955. Nhà văn muốn làm hiển hiện lại cuộc sống của người dân tộc trung thực, chí tình quý trọng tình cảm cho dù gian nan đến đâu cũng mong đợi ngày mai tươi sáng, tiêu biểu là nhân vật A Phủ. Đây là nhân vật được nhà văn xây dựng với hình tượng thật đặc biệt.
Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ – Mẫu 5
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật A Phủ- một chàng trai dân tộc với số phận bất hạnh nhưng có những phẩm chất phi thường. A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồng tháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũng cảm. Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ ước của bao cô gái. Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi. Cho thấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu.
Mở bài phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Mở bài phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Mẫu 1
Vợ chồng A phủ nói lên nỗi bất hạnh của người dân trong xã hội lúc bấy giờ trước sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Tác giả đã khắc họa chi tiết cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm, khát vọng được tự do của người dân vùng núi miền Tây Bắc, qua đó thể tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn với người dân.
Mở bài phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Mẫu 2
Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng: Đó là biểu hiện của lòng yêu nước thương nòi, lên án tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. Đồng thời, khẳng định đề cao phẩm chất, tài năng, những khát vọng chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, công lý và chính nghĩa, đề cao đạo lý tốt đẹp giữa người với người.
Mở bài phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Mẫu 3
Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống đời thường cùng sự nhạy bén trong việc sử dụng ngôn từ. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà văn với tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Điều này đã được thể hiện thông qua số phận của nhân vật Mị và A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, in trong tập “Truyện Tây Bắc”.
Mở bài phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Mẫu 4
Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong văn học hiện đại Việt Nam, các sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật đời thường với lối viết giản dị, gần gũi, thông tục. Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ nguyên vẹn sức hút với nhiều thế hệ người đọc. Có được thành công như vậy là vì truyện ngắn không chỉ mang giá trị hiện thực sâu sắc mà còn thể hiện rõ giá trị nhân đạo cao cả.
Mở bài phân tích giá trị nhân đạo tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Mẫu 5
Mỗi người yêu văn Tô Hoài từ trong tiềm thức của mình, nhắc đến Tô Hoài trước cách mạng tháng Tám, ta không thể không nhắc đến tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí. Sau cách mạng, ông lại nổi lên với tập Truyện Tây Bắc với 3 truyện tiêu biểu đó là Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu Mường và Mường Giơn giải phóng. Trong đó, Vợ chồng A Phủ là linh hồn của cả tập truyện.
Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị – Mẫu 1
Tô Hoài được biết đến là một trong số những nhà văn thành công nhất khi viết về cuộc sống và con người nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ mà kiên cường, bất khuất của dân tộc. Với lối trần thuật sinh động, ngôn ngữ gợi cảm cùng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, những trang viết của Tô Hoài luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một trong số những tác phẩm đó. Đọc “Vợ chồng A Phủ” người đọc không thể nào quên được hình ảnh nhân vật Mị – một cô gái sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.
Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị – Mẫu 2
Cuộc đời của Mị được tính từ khi cô về làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Thường thì khi người con gái lấy chồng giàu thì sướng, nhàn hạ. Nhưng đây, Mị chỉ lùi lũi một mình, câm lặng. Xưa kia Mị cũng đã có một thời con gái hạnh phúc (trong đói nghèo). Những đêm tình mùa xuân, con trai đến thổi sáo đứng “chật cả chân vách đầu buồng Mị”. Và Mị đã có một tình yêu, có hiệu gõ vách hẹn hò. Tâm hồn cô gái xinh đẹp và loài hoa ấy luôn mở rộng để đón nhận hương hoa của cuộc đời. Nhưng rồi tất cả đều chấm dứt trong cái đêm Mị bị bắt cóc về nhà thống lí Pá Tra. “Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pá Tra. Họ nhốt Mị vào buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa”. Mị bị bắt cóc để rồi trở thành con dâu thống lí là trả cái món nợ hôn nhân từ đời cha mẹ Mị.
Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị – Mẫu 3
Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài tính đến nay đã già nửa thế kỷ. Hơn 60 năm cầm bút ông là tác giả của hàng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo, thể loại phong phú, đa dạng. Thế nhưng nhắc đến Tô Hoài ta ko thể quên được tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí”- tác phẩm tiêu biểu trước Cách mạng tháng 8. Sau Cách mạng, Tô Hoài lại nổi lên với tập truyện Tây Bắc mà linh hồn của nó là Vợ chồng A Phủ.
Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị – Mẫu 4
Tô Hoài một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Trước cách mạng, các sáng tác của ông nghiêng về mảng truyện loài vật và cuộc sống của những người dân nghèo. Sau cách mạng, các sáng tác của ông vẫn tiếp tục đi khai thác cuộc sống của người dân, song ông đi sâu vào quá trình đổi đời của họ, đi từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ chính là nhân vật tiêu biểu cho quá trình vận động ấy. Quá trình vận động từ khổ đau đến hạnh phúc đó đã cho thấy sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật này.
Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị – Mẫu 5
Vợ chồng A Phủ (1953), Miền Tây (1967), Vừ A Dính (1962)… là những tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài viết về phong tục, cảnh sắc và con người miền Tây của Tổ quốc ta. Tô Hoài đã từng nói: “Tôi coi Việt Bắc, Tây Bắc cũng như một quê hương đề tài của tôi…” (Văn nghệ số 14/10/1995). Tập truyện Tây Bắc là một nét son chói lọi đầu tiên của sự nghiệp văn chương Tô Hoài viết về đề tại miền Tây. Một chuyến đi dài, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Ông đã viết thành công tác phẩm “Truyện Tây Bắc”, trong đó có truyện “Vợ chồng A Phủ”. Qua truyện ngắn này, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm đi theo kháng chiến để giành lấy tình yêu, hạnh phúc.
Những trang viết về Mị – một trong hai nhân vật chính của truyện là vô cùng cảm động. Mị tuy bị chà đạp, bị giày xéo trong bể khổ cuộc đời, nhưng cô đã có một sức sống tiềm tàng kỳ lạ!