Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những kết bài bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (17 mẫu), Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những kết bài bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh gồm
Văn mẫu lớp 7: Tổng hợp những kết bài bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh gồm 17 mẫu, giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, viết đoạn kết bài thật cô đọng, súc tích để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi.
Với 17 mẫu mở bài, các em sẽ dễ dàng viết đoạn kết bài cho bài phân tích bài thơ, phân tích hình ảnh người bà, tình cảm bà cháu…. hay hơn. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Xem Tắt
- 1 Kết bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
- 2 Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
- 3 Kết bài phân tích hình ảnh người bà trong Tiếng gà trưa
- 4 Kết bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa
- 4.1 Kết bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 1
- 4.2 Kết bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 2
- 4.3 Kết bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 3
- 4.4 Kết bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 4
- 4.5 Kết bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 5
Kết bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Kết bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 1
Sau một câu kể là một câu tả, câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp lại từ “Này” là từ dùng để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng. Các tính từ “hồng”, “trắng”, “óng” đều là gam màu tươi sáng gợi lên bức tranh đàn gà lộng lẫy tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh “Lông óng như màu nắng” gợi lên vẻ đẹp rực rỡ. Tác giả tạo ra điều bất ngờ trong bài thơ không miêu tả tiếng gà trưa mà nói đến sự xuất hiện bất ngờ “ổ rơm hồng những trứng” đó là phép lạ mà tiếng gà trưa đem lại.
Kết bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 2
Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
Kết bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 3
Tiếng gà trưa trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ, giục giã người cầm súng. Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng của bài thơ đã được mở rộng, hướng tới tình yêu đất nước, nhắc nhở những người chiến sĩ cầm chắc tay súng tiến lên chống kẻ thù xâm lược bảo vệ sự bình yên cho gia đình, cho quê hương đất nước, cho những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của tuổi thơ.
Kết bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 4
Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một nốt trầm sâu lắng, da diết của người lính trên bước đường hành quân gian khổ, nhưng tiếng gà ấy còn là tên gọi khác của kỉ niệm, của hồi ức, của tình bà cháu thiêng liêng bất diệt. với cách sử dụng linh hoạt điệp từ, các hình ảnh giản dị mà xúc động, Xuân Quỳnh đã truyền tải được thật chính xác lòng mình tới độc giả.
Kết bài phân tích bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 5
Bài thơ chỉ với ngôn từ và hình ảnh giản dị nhưng thật dễ đi sâu vào lòng người, ta cảm nhận rõ nét tình cảm của hai bà cháu thắm thiết hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 1
“Tiếng gà trưa” không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 2
Bài thơ “Tiếng gà trưa” là bài thơ hay tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 3
Như vậy, khi đọc bài thơ “Tiếng gà trưa”, người đọc đã cảm nhận được tình cảm bà cháu sâu sắc. Tiếng gà trưa đã khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm cho tình cảm yêu nước trở nên sâu sắc.
Kết bài cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa – Mẫu 4
Âm thanh “tiếng gà trưa” bao trùm khắp cả bài thơ – không chỉ gợi về những kỷ ức đẹp đẽ của tuổi thơ mà còn chứa đựng những tình cảm sâu sắc của người cháu dành cho bà của mình.
Kết bài phân tích hình ảnh người bà trong Tiếng gà trưa
Kết bài phân tích hình ảnh người bà trong Tiếng gà trưa – Mẫu 1
Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chứa một tình cảm hết sức thiêng liêng “tình bà cháu”. Chính những kỉ niệm thuở bé được sống bên bà, được bà thương yêu đã là một động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc, quê hương. Qua đó, nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nước trong bài thơ với những hình ảnh tưởng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp.
Kết bài phân tích hình ảnh người bà trong Tiếng gà trưa – Mẫu 2
Qua lớp ngôn từ giản dị mà giàu sức biểu cảm, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm trong sáng, đằm thắm của tuổi thơ. Đồng thời còn cho thấy hình ảnh của người bà tảo tần qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng xúc động, chân thành. Những tình cảm về bà và quê hương chính là động lực để cháu vững tay súng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của tổ quốc.
Kết bài phân tích hình ảnh người bà trong Tiếng gà trưa – Mẫu 3
Như vậy âm thanh tiếng gà trưa cứ được đẩy mãi vào miền ẩn kín, thẳm sâu của con người. Nó chuyển từ cảm nhận bằng cảm tính đến lý tính để con người nhìn nhận, đánh giá, hành động. Âm thanh tiếng gà bình dị, đơn sơ rất đời thường được lọc qua tâm hồn Xuân Quỳnh bỗng trở thành chất thơ ngọt ngào tạo hình, tạo nhạc cho bài thơ vượt thoát qua sự khắc nghiệt của thời gian, đứng vững trong lòng người đọc.
Kết bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa
Kết bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 1
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa” thực là một bài thơ hay!
Kết bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 2
Nhà văn I-li-a-Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên thành ngữ: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vonga. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Với người chiến sĩ trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, tình yêu bà, nỗi nhớ tuổi thơ đã khơi nguồn cho tình yêu đất nước thiêng liêng, sâu lắng.
Kết bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 3
Tình bà cháu giản dị, gần gũi mà ấm áp, thiêng liêng chính là nguồn cảm hứng xuyên suốt toàn bài thơ, điều làm nên giá trị của tác phẩm. Thành công của bài thơ còn nằm ở chỗ nó đã đánh thức những tình cảm cao đẹp với người thân yêu luôn thường trực trong mỗi chúng ta.
Kết bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 4
Bài thơ là tình cảm bà cháu hết sức chân thành, giản dị mà không kém phần lớn lao. Chính những tình cảm giản dị ấy đã kết tinh lên thành tình yêu tổ quốc của biết bao nhiêu thế hệ, là động lực cho mỗi bước chân nhà thơ trên con đường hành quân dài còn nhiều gian lao thử thách.
Kết bài phân tích tình cảm bà cháu trong Tiếng gà trưa – Mẫu 5
Nhờ có những câu thơ nhẹ nhàng mà mang nặng những tình cảm bà cháu mà bài thơ đã trở thành một trong nhưng bài thơ hay nhất về tình bà cháu trong thời kì kháng chiến cứu nước. Những hình ảnh của người bà như còn đọng lại mãi trong lòng của những người đọc không chỉ hôm nay mà còn mai sau.