Tổng hợp những mở bài về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập hay nhất (22 mẫu), Hôm nay, Tài Liệu Học Thi xin mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo dàn ý chi tiết và một
Để giúp cho các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu lớp 12: Tổng hợp những mở bài về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.
Đây là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm 22 mẫu mở bài về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, hy vọng rằng với tài liệu này thì các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức Ngữ văn lớp 12 của mình. Sau đây, chúng tôi xin mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Xem Tắt
- 1 Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
- 1.1 Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 1
- 1.2 Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 2
- 1.3 Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 3
- 1.4 Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 4
- 1.5 Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 5
- 1.6 Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 6
- 1.7 Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 7
- 1.8 Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 8
- 1.9 Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 9
- 1.10 Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 10
- 2 Mở bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập
- 2.1 Mở bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 1
- 2.2 Mở bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 2
- 2.3 Mở bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 3
- 2.4 Mở bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 4
- 2.5 Mở bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 5
- 3 Mở bài phân tích đoạn đầu trong bản Tuyên ngôn độc lập
- 4 Mở bài phân tích đoạn kết trong bản Tuyên ngôn độc lập
Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 1
Theo chiều dài bốn ngàn năm của lịch sử dân tộc có nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ gắn với sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm. Một trong những mốc lịch sử trọng đại ấy là sự kiện Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Để tuyên bố với nhân dân cả nước và thế giới biết nước Việt Nam từ nay độc lập, Hồ Chí Minh đã viết tuyên ngôn độc lập. Một văn kiện đặc biệt vừa tính văn học, vừa mang tính lịch sử.( dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. Hoặc trích đoạn văn cần phân tích )
Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 2
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với đủ loại ngoại xâm: Từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, từ Đông vào cho nên cùng với những chiến công hiển hách: phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh, đuổi Thanh; nền văn học chúng ta cũng đã có những áng văn kiệt tác khẳng định đanh thép chủ quyền độc lập của dân tộc. Bên cạnh bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt sang sảng ngâm trên sông Như Nguyệt, Bình Ngô đại cáo một thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, ngày nay chúng ta có Tuyên ngôn Độc lập y một áng văn chính luận mẫu mực, nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông… ( dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. Hoặc trích đoạn văn cần phân tích).
Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 3
Ngày 2/9/1945 là một sự kiện lớn, một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử dân tộc, trong tâm trí của người dân Việt Nam. Hơn sáu mươi năm đã trôi qua nhưng mỗi khi xem lại những thước phim tư liệu chúng ta lại bồi hồi như đang đứng giữa quảng trường Ba Đình năm ấy và lại rưng rưng cảm giác xúc động, vui sướng, tự hào khi nghe giọng Bác trầm ấm “Tôi nói đồng bào nghe rõ không” khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập – một văn kiện lịch sử đặc biệt, một áng văn chính luận bất hủ.
Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 4
Trong văn học Việt Nam, ít có tác phẩm nào chứa nhiều giá trị như Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong rất nhiều giá trị đó, người ta nhắc nhiều đến giá trị sử học và văn học. Nhìn từ những góc độ khác nhau, hai giá trị này hòa quyện, xuyên thấm. Trên cơ sở thực tiễn và lập luận chặt chẽ đã tạo nên sức hấp dẫn, sức thuyết phục cho văn bản.
Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 5
Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận. Văn chính luận thuyết phục người đọc, người nghe bằng những lí lẽ, cũng như nếu đánh địch thì cũng đánh bằng những lí lẽ. Lợi khí của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không chối cãi được. Văn chính luận nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ sẽ phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lý lẽ mà thôi.
Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 6
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập nhiều gian khổ, phải đối mặt với những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, nhưng dân tộc ta vẫn kiên cường chiến đấu làm nên những thắng lợi lịch sử. Cách mạng tháng tám tháng công, với hoàn cảnh rộng và hẹp rất thuận lợi, chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo và đọc bản tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình lịch sử, mở ra một thời kỳ mới cho dân tộc Việt Nam. Có ý kiến cho rằng: một văn kiện có trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”. Có thể nói bản Tuyên ngôn là kết tinh trí tuệ của thời đại, là kết quả của “bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng” của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.
Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 7
Tuyên ngôn Độc lập là một trong những áng văn bất hủ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).
Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 8
Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, người anh hùng đã giải phóng dân tộc, đất nước Việt Nam thoát khỏi xiềng xích của nô lệ mà Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm đặc sắc trên nhiều thế loại khác nhau. Đặc biệt, trong số những sáng tác của Hồ Chí Minh, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời vào năm 1945 là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách văn chính luận của Người.
Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 9
Mùa thu năm 1945, cả nước ta tưng bừng trong niềm sung sướng hân hoan. Cách mạng tháng Tám thành công đã rũ bỏ khỏi vai người dân Việt Nam những xiềng xích nô lệ và áp bức, đưa họ qua ngưỡng cửa tối tăm bước tới vùng sáng độc lập tự do. Sáng ngày 2/9, một buổi sáng trời trong với nắng vàng ấm áp, trước hàng triệu nhân dân trên quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ. Bản tuyên ngôn được Người viết ra trong một tâm trạng vui sướng nhất. Bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ, bằng những xúc cảm mãnh liệt, người đã truyền đến triệu trái tim nhân dân những rung động sâu xa và thấm thía, đồng thời tuyên bố một cách vững chắc và hào hùng với thế giới về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta.
Mở bài phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 10
Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe- Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. “Bản tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).
Mở bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập
Mở bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 1
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo thiên tài mà còn là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất. Những áng văn chính luận của Người không chỉ đanh thép, sắc sảo mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm thức của người đọc, tất cả đều nhờ vào nghệ thuật lập luận tài tình, sắc bén. Có thể coi Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận không chỉ của riêng Bác mà là của cả văn học dân tộc.
Mở bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 2
Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập,nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nêu lên ý kiến rằng: “Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận. Văn chính luận thuyết phục người đọc, người nghe bằng lý lẽ, cũng như nếu đánh địch thì cũng đánh bằng những lí lẽ. Lợi khí của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được”. Những lời nhận xét ngắn gọn, súc tích này càng khẳng định hơn nữa nghệ thuật lập luận bậc thầy trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Mở bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 3
Trong những trang sử thi hào hùng của dân tộc ta có những mốc son chói lọi được đánh dấu bằng những bản tuyên ngôn lịch sử. Thời nhà Trần với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, nhà Lê với “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và một lần nữa, lịch sử được gọi tên trong “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh. Ba bản tuyên ngôn này được coi là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Và vượt lên trên điều đó, chúng ta thấy được sức mạnh và tính thuyết phục mãnh liệt hơn cả của nghệ thuật lập luận làm cho Tuyên ngôn độc lập trở thành một bài văn chính luận mẫu mực.
Mở bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng yêu nước, là một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Người cũng để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc; phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn Độc lập” – tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
Mở bài phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 5
Nếu như người dân Mỹ tự hào vì có bản tuyên ngôn độc lập được lưu truyền suốt bao nhiêu thế kỷ thì người Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về những bài tuyên ngôn độc lập đanh thép qua các thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc. Thời Trần có “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, áng văn hùng hồn trong “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn trãi dưới thời Lê. Thì một lần nữa lịch sử gọi tên bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đây là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Bên cạnh giá trị lịch sử thì nó còn vượt lên trên hết mang giá trị văn học nghệ thuật lớn lao, trở thành những bản văn chính luận mẫu mực.
Mở bài phân tích đoạn đầu trong bản Tuyên ngôn độc lập
Mở bài phân tích đoạn đầu bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 1
“Tuyên ngôn Độc lập” là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son chói lọi đánh dấu sự kiện nước ta bước vào một kỉ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do. Đoạn mở đầu tác phẩm đã thể hiện rõ giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
Mở bài phân tích đoạn đầu bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 2
Trong suốt sự nghiệp văn chương của mình, Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ đời sau những kiệt tác văn học. Phần lớn thơ ca của Người là để ca ngợi thiên nhiên hoặc kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên kháng chiến. Nổi bật hơn cả là áng văn nghị luận “Tuyên ngôn Độc lập”, một văn kiện mang tính lịch sử, chính thức khai sinh ra nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Được đánh giá là sự chuẩn mực của thể loại nghị luận, ngay từ đầu tác phẩm, Hồ Chí Minh đã viết rất cao tay, vừa khéo léo, vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Mở bài phân tích đoạn đầu bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 3
“Tuyên ngôn Độc lập” mở đầu bằng những câu văn hết sức giản dị, mộc mạc như vậy mà vẫn chứa chan tình cảm yêu thương, vẫn gợi không khí thật thiêng liêng. Hai tiếng “đồng bào” thật gần gũi, thân mật, vừa chứa chan tình yêu thương ruột thịt, vừa khơi dậy niềm tự hào, khơi dậy cội nguồn linh thiêng của dân tộc: Con Rồng, cháu Tiên. Trên thế giới này, có lẽ chỉ riêng dân tộc ta là cùng sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
Mở bài phân tích đoạn đầu bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 4
Bản “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 2-9-1945 là một văn kiện có giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn: tuyên bố thủ tiêu chế độ thực dân và phong kiến trên đất nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc.
Bản “Tuyên ngôn Độc lập”, do Hồ Chí Minh soạn thảo, trong đoạn văn mở đầu có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật lập luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận của Người.
Mở bài phân tích đoạn kết trong bản Tuyên ngôn độc lập
Mở bài phân tích đoạn kết trong bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 1
Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận xuất sắc, là bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên không chỉ khẳng định độc lập của dân tộc Việt Nam mà còn mạnh mẽ tuyên bố với toàn thế giới về nền độc lập, chủ quyền đáng được tôn trọng ấy. Trong phần cuối tác phẩm, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Mở bài phân tích đoạn kết trong bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 2
Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, trước hơn nửa triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Áng văn này mang ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại: tuyên bố thủ tiêu vĩnh viễn chế độ thực dân-phong kiến trên đất nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.
Mở bài phân tích đoạn kết trong bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 3
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam mới. Đây là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn trong việc khẳng định quyền tự chủ, bình đẳng của dân tộc Việt Nam trên toàn thế giới và đánh dấu mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta.