Tổng hợp tất cả các dạng đề nghị luận văn học hay gặp trong đề thi THPT quốc gia 2018, Tổng hợp tất cả các dạng đề nghị luận văn học hay gặp trong đề thi THPT quốc
Bí quyết giải đề văn thi THPT quốc gia 2018
Tổng hợp tất cả các dạng đề nghị luận văn học hay gặp trong đề thi THPT quốc gia 2018 là bí quyết hay giúp các bạn thí sinh đạt điểm số cao với môn Văn thi THPT quốc gia 2018. Bên cạnh đó, thông qua tài liệu này còn giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện môn Văn và nắm vững những kiến thức cơ bản để chinh phục kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới.
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Các kiểu đề nghị luận văn học thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia
– Nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích (bài thơ, đoạn thơ, tác phẩm văn xuôi, đoạn trích văn xuôi)
– Nghị luận về ý kiến bàn về văn học (ý kiến bàn về văn học sử hoặc lí luận văn học; hai ý kiến bàn về văn học đồng hướng hoặc nghịch hướng)
– Kiểu bài so sánh
2. Cách làm các kiểu bài nghị luân văn học
2.1. Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm/ trích đoạn (thơ, văn xuôi)
Đây là kiểu đề khá phổ biến, yêu cầu học sinh nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích cụ thể (có thể cho sẵn hoặc không cho sẵn văn bản/đoạn trích)
Chẳng hạn:
– Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dưới đây:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2017, tr.111)
– Cảm nhận của anh/chị về cuộc đời, số phận và vẻ đẹp nhân cách của những người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám qua đoạn văn bản sau đây:
– U đã về đấy!
cho đến …. Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
Với kiểu đề này, chúng ta có thể triển khai dàn ý theo hệ thống gợi ý dưới đây:
* Giới thiệu tác giả và vấn đề cần nghị luận (tác phẩm/ đoạn trích)
– Giới thiệu vị trí của tác giả trong nền văn học dân tộc.
– Giới thiệu vị trí của bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả hoặc trong nền văn học dân tộc.
Lưu ý: Nếu tác phẩm/ đoạn trích có dung lượng vừa phải, học sinh có thể chép lại. Song nếu tác phẩm/ đoạn trích dài quá, thay vì chép lại tất cả, chúng ta có thể trích dẫn dòng thơ đầu tiên và cuối cùng.
Ví dụ:
– Tố Hữu là một trong những tác gia văn học của văn học Việt Nam hiện đại.
– Việt Bắc là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của đời thơ Tố Hữu.
– Đoạn thơ khắc họa khung cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc.
* Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm/ đoạn trích (thơ/ văn xuôi)
– Giới thiệu khái quát về tác phẩm/ đoạn trích (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ trong bài thơ, bố cục, kết cấu hình tượng, mạch trữ tình…; cốt truyện, nhân vật, kết cấu, giọng điệu…)
Những thông tin này có thể sẽ giúp người đọc cảm nhận và thể hiện cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm/ đoạn trích đó. Chẳng hạn, với trích đoạn Việt Bắc (Tố Hữu) trong SGK Ngữ văn 12, chúng ta cũng cần giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời của bài thơ cũng như bố cục và nét độc đáo trong kết cấu bài thơ này.
– Bàn về giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm/ đoạn trích
Học sinh có thể bàn về giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm/ đoạn trích theo những cách khác nhau, tùy vào yêu cầu cụ thể của mỗi câu hỏi mà học sinh sẽ triển khai bài viết theo bố cục thể loại, theo các ý, theo mạch trữ tình… Song, dù theo hướng nào, người viết cũng cần làm nổi bật được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm/ đoạn trích đó.
Ví dụ, ta có thể cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ trong tác phẩm Việt Bắc (Tố Hữu) theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật các khía cạnh sau đây:
Về nghệ thuật: Đoạn thơ có một kết cấu độc đáo của một bộ tranh tứ bình với bốn mùa xuân – hạ – thu – đông, trong đó, ở mỗi cặp lục bát cứ một câu lục diễn tả nỗi nhớ cảnh thì ứng với nó lại là một câu bát diễn tả nỗi nhớ người; kết hợp hài hòa giữa gợi và tả; lựa chọn các hình ảnh đẹp, đặc trưng cho thiên nhiên và con người Việt Bắc…
Về nội dung: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ da diết của người đi; nỗi nhớ, sự khắc ghi của người đi về đất và người Việt Bắc…
Hoặc khi phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, các bạn phải làm rõ được:
– Các đặc điểm nổi bật ở nhân vật: gia cảnh, tuổi tác, ngoại hình, phẩm chất (yêu thương con rất mực; nhân hậu, bao dung, vị tha; lạc quan…)…
– Nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật của Kim Lân: khắc họa qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, đặc biệt là qua dòng độc thoại nội tâm của nhân vật.
* Đánh giá chung về tác phẩm/ trích đoạn (thơ/ văn xuôi)
Trong bước này, các bạn cần đánh giá khái quát giá trị của tác phẩm/ đoạn trích hay có những lí giải ngắn gọn cho giá trị của tác phẩm/ đoạn trích đó hoặc từ tác phẩm/ đoạn trích, chúng ta khái quát, nâng cao vấn đề lên (khái quát lên phong cách nghệ thuật của tác giả, khái quát lên thành đề tài, chủ đề của cả một giai đoạn/ thời kì/ nền văn học…) hoặc đặt tác phẩm/ đoạn trích trong dòng chảy của sự kế thừa, tiếp nối, khai mở…
Ví dụ, với đề bài yêu cầu cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ trong tác phẩm Việt Bắc
(Tố Hữu) như đã nêu bên trên, ta có thể đánh giá theo hướng sau:
– Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất của trích đoạn Việt Bắc nói riêng và toàn bộ bài thơ nói chung.
– Đoạn thơ không chỉ thể hiện soi chiếu vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc qua nỗi nhớ của người đi mà còn khắc ghi một cách sâu đậm tình cảm thủy chung, sâu sắc của cán bộ cách mạng với đồng bào kháng chiến.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem thêm