ADVERTISEMENT
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Liên hệ
Thứ Bảy, Tháng Năm 21, 2022
Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny
No Result
View All Result
  • Giáo Án
  • Học Tập
    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
  • Sách Tham Khảo
    • Sách Tham Khảo Lớp 1
    • Sách Tham Khảo Lớp 2
    • Sách Tham Khảo Lớp 3
    • Sách Tham Khảo Lớp 4
    • Sách Tham Khảo Lớp 5
    • Sách Tham Khảo Lớp 6
    • Sách Tham Khảo Lớp 7
    • Sách Tham Khảo Lớp 8
    • Sách Tham Khảo Lớp 9
    • Sách Tham Khảo Lớp 10
    • Sách Tham Khảo Lớp 11
    • Sách Tham Khảo Lớp 12
  • Ôn Thi
    • Thi THPT Quốc Gia
    • Địa Lý
    • Giáo Dục Công Dân
    • Hóa Học
    • Lịch Sử
    • Ngoại Ngữ
    • Ngữ Văn
    • Sinh Học
    • Vật Lý
    • Toán Học
  • Sách Kinh Tế
  • Sách Ngoại Ngữ
    • Tiếng Nhật
    • Tiếng Pháp
    • Tiếng Trung
  • Biểu mẫu
    • Giáo dục – Đào tạo
  • Sách Văn Học
  • Sách Y Học
  • Tài Liệu
    • Thủ tục hành chính
    • Việc làm – Nhân sự
    • Y học
    • Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
    • Doanh nghiệp
    • Giáo dục – Đào tạo
    • Giao thông vận tải
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Quyền Dân sự
    • Tin Tức
  • Tâm Lý & Kỹ Năng
  • Giáo Án
  • Học Tập
    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
  • Sách Tham Khảo
    • Sách Tham Khảo Lớp 1
    • Sách Tham Khảo Lớp 2
    • Sách Tham Khảo Lớp 3
    • Sách Tham Khảo Lớp 4
    • Sách Tham Khảo Lớp 5
    • Sách Tham Khảo Lớp 6
    • Sách Tham Khảo Lớp 7
    • Sách Tham Khảo Lớp 8
    • Sách Tham Khảo Lớp 9
    • Sách Tham Khảo Lớp 10
    • Sách Tham Khảo Lớp 11
    • Sách Tham Khảo Lớp 12
  • Ôn Thi
    • Thi THPT Quốc Gia
    • Địa Lý
    • Giáo Dục Công Dân
    • Hóa Học
    • Lịch Sử
    • Ngoại Ngữ
    • Ngữ Văn
    • Sinh Học
    • Vật Lý
    • Toán Học
  • Sách Kinh Tế
  • Sách Ngoại Ngữ
    • Tiếng Nhật
    • Tiếng Pháp
    • Tiếng Trung
  • Biểu mẫu
    • Giáo dục – Đào tạo
  • Sách Văn Học
  • Sách Y Học
  • Tài Liệu
    • Thủ tục hành chính
    • Việc làm – Nhân sự
    • Y học
    • Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
    • Doanh nghiệp
    • Giáo dục – Đào tạo
    • Giao thông vận tải
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Quyền Dân sự
    • Tin Tức
  • Tâm Lý & Kỹ Năng
No Result
View All Result
Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny
No Result
View All Result
ADVERTISEMENT

Từ năm 1863 đến năm 1866 ở Campuchia xảy ra cuộc khởi nghĩa gì

Tiny Edu by Tiny Edu
27 Tháng Tư, 2022
in Blog
0
ADVERTISEMENT
ADVERTISEMENT

II. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia

Có thể bạn quan tâm
  • Cách làm mỡ muối Nga
  • dead cow cult là gì – Nghĩa của từ dead cow cult
  • Câu hỏi về doanh nghiệp nhà nước
  • Cách hỏi xem crush có thích mình không
  • buckteeth là gì – Nghĩa của từ buckteeth

Nôrôđôm nhu nhược đầu hàng Pháp. Quyền lợi dân tộc bị xúc phạm và quyền lợi của giai cấp phong kiến bị tổn hại. Sivôtha và một số đại biểu của giai cấp phong kiến như Xênôngxô, Comheng Giuythêa đã đứng lên khởi nghĩa.

Phong trào đầu tiên nổ ra vào giữa năm 1861 ở tỉnh Kôngpôngsoài và vùng bắc Biển Hổ. Ở tỉnh Baphnôm, đông đảo nhân dân dưới sự lãnh đạo của Xênôngxô và Comheng Giuythêa đã nổi dậy. Bằng vũ khí thô sơ, gậy gộc, dáo mác nhưng với tinh thần bảo vệ độc lập dân tộc, họ đã chiến đấu rất dũng cảm. Nghĩa quân đánh chiếm dinh tổng đốc. Trước khí thế mạnh mẽ của nghĩa quân, tên tổng đốc cùng gia đình bỏ chạy. Các trụ sở hành chính bị chiếm. Khởi nghĩa Baphnôm thắng lợi đã lôi cuốn phong trào các vùng lân cận và lan ra khắp các tỉnh phía đông sông Mê Công, có khả năng dẫn tới một phong trào đấu tranh mang tính chất toàn quốc.

Nôrôđôm tập hợp 3000 quân, chia đi khắp nơi để đàn áp cuộc khởi nghĩa. Chủ lực quân khởi nghĩa ở phía nam Phnôm Pênh do Comheng Giuythêa chỉ huy đã đánh bại cánh quân Nam của triều đình. Nôrôđôm rút quân về Phnôm Pênh để ngăn ngừa nghĩa quân tiến về kinh đô Uđông. Bọn quý tộc Khơme được tin Nôrôđôm thua trận càng hoang mang, chuẩn bị chạy trốn.

Nhân đà thắng lợi, khí thế của nghĩa quân bừng bừng, Comheng Giuythêa cổ vũ quân sĩ tiến về Uđông. Trước sức mạnh của nghĩa quân, Nôrôđôm liền cùng hoàng tộc chạy về Bátđomboong, có ý định chạy sang Xiêm cầu cứu.

Uđông nằm trong tình trạng hỗn loạn. Bộ máy chính quyền của phong kiến hầu như không còn hoạt động nữa. Nhưng nghĩa quân đã để mất thời cơ. Hoàng thân Sivôtha không có mặt ở kinh đô Uđông, Comheng Giuythêa không biết tiếp tục truy kích để làm tan rã hoàn toàn lực lượng của phong kiến phản động. Comheng Giuythêa dừng lại ở Uđông và sau đó lui quân về Phnôm Pênh để chờ lệnh của Sivôtha. Lúc này kẻ thù có thời gian thu gom lại lực lượng, đồng thời câu kết với các thế lực bên ngoài để phản công.

Mùa xuân 1862, vua Nôrôđôm sang Băng Cốc cầu cứu vua Xiêm xin giúp đỡ quân sự để đàn áp nghĩa quân, khôi phục địa vị đang lung lay của ông ta. Phong kiến Xiêm muốn củng cố lại ảnh hưởng đã giúp đỡ Nôrôđôm về nước và đưa quân tập trung ở biên giới để làm hậu thuẫn cho quân đội của triều đình Khơme.

Mùa thu năm 1862, triều đình Campuchia nhờ sự giúp đỡ của thế lực Pháp-Xiêm đã đánh lui nghĩa quân. Baphnôm, trung tâm của phong trào bị quân triều đình chiếm lại. Nghĩa quân không giữ được Phnôm Pênh phải rút về miền Bắc Campuchia và bị tổn thất nặng nề. Tướng Xênôngxô bị trọng thương và bị bắt, Comheng Giuythêa bị tử trận vào tháng 10-1862.

Phong trào bị chìm lắng một thời gian. Cuối năm 1876 Sivôtha lại nổi dậy hoạt động ở Kôngpôngsoài. Quân triều đình nhiều lần kéo đến vây đánh, nhưng nghĩa quân áp dụng chiến thuật du kích, tránh đối đầu với quân triều đình để bảo toàn lực lượng, nên chúng không sao đàn áp nổi. Dưới sự lãnh đạo của Sivôtha, nghĩa quân lại hoạt động mạnh ở Baphnôm. Phong trào đấu tranh của nhân dân trở thành mối đe dọa đối với triều đình Khơme và bọn xâm lược nước ngoài.

Chính trong lúc cuộc khởi nghĩa của Sivôtha bước vào cao trào mới, thực dân Pháp đã hoàn thành việc thay thế Xiêm. Phong trào đấu tranh do Sivôtha lãnh đạo thành trở lực chính đối với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Chúng điều tàu chiến, quân đội, súng ống và các cố vấn huấn luyện quân đội nhằm tăng cường lực lượng quân sự để giữ cho Nôrôđôm có thể tồn tại.

Quân Pháp và quân triều đình tập trung vây quét nghĩa quân ở Baphnôm. Ngày 18-2-1877, chúng bao vây đại bản doanh của Sivôtha ở Vát Pachi nhằm vét một mẻ lưới. Nhưng cuộc đấu tranh yêu nước của Hoàng thân Sivôtha đã giành được cảm tình sâu sắc của nhân dân và của cả binh lính triều đình, nên cuộc vây quét không thành công vì binh lính đã nổ súng báo hiệu trước. Hoàng thân Sivôtha và nghĩa quân nhanh chóng rút khỏi khu vực nguy hiểm. Cuộc vây quét bị thất bại, nhưng sau đó nghĩa quân lâm vào tình trạng khó khăn.

Tháng 3 năm 1877, Hoàng thân Sivôtha di chuyển quân lên phía bắc và hoạt động mạnh ở các tỉnh phía đông bắc, đánh chiếm tỉnh Thbong-khmum, Nôrôđôm phải phái đội quân trung thành với triều đình và đơn vị lính Tagan[1] đánh lấy lại tỉnh này. Triều đình Khơme và thực dân Pháp không dập tắt được phong trào đấu tranh do Sivôtha lãnh đạo, chừng nào Sivôtha chưa bị bắt. Nhưng làm sao bất được Sivôtha? Hàng rào che chở Sivôtha quá lớn và thật bền vững. Thực dân Pháp quỷ quyệt liền dùng chính sách dụ dỗ Sivôtha đầu hàng, chúng hứa sẽ đảm bảo an toàn cho ông. Nhưng người anh hùng dân tộc Sivôtha đã kiên quyết cự tuyệt những lời dụ dỗ mua chuộc đó.

Tuy vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân Khơme do Sivôtha lãnh đạo đã bị kẻ thù đàn áp khốc liệt. Vả lại, Sivôtha đã già, ông không còn khỏe mạnh như trước. Tháng 10-1892 ông ốm nặng và từ trần ở Phum Krac thuộc tỉnh Kôngpôngthom, phong trào đấu tranh bị tàn lụi dần.

Cuộc khởi nghĩa do Sivôtha lãnh đạo bị thất bại nhưng đã để lại cho nhân dân Khơme nhiều bài học lịch sử có ý nghĩa lớn lao. Với tinh thần đấu tranh bất khuất, mặc dù kẻ thù mạnh hơn, có vũ khí tốt hơn, nhưng nghĩa quân đã nhiều phen làm quân thù khiếp đảm. Không khuất phục đầu hàng, Sivôtha người anh hùng của dân tộc Campuchia đã nêu tấm gương sáng cho nhân dân Campuchia, để lại những trang sử đấu tranh ngoan cường vì độc lập, tự do của dân tộc. Sivôtha và bạn hữu của ông dù đã hy sinh nhưng mãi mãi cổ vũ dân tộc Campuchia bước tiếp trên con đường gian khổ đấu tranh vì tương lai tươi sáng của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.

Xem Tắt

  • 1 2. Cuộc khởi nghĩa của Acha Soa (1863-1866)
  • 2 3. Phong trào đấu tranh của Pucômbô (1866-1867)
  • 3 Chú thích
  • 4 Tác phẩm, tác giả, nguồn

2. Cuộc khởi nghĩa của Acha Soa (1863-1866)

Về lai lịch của Acha Soa, hiện nay chưa có tài liệu xác định một cách rõ ràng, nhưng căn cứ theo tên gọi thì Acha là một chức vị quan trọng môi giới giữa nhân dân và những vị tu hành. Acha gần như một thủ lĩnh có uy tín về tinh thần trong nhân dân, lãnh trách nhiệm thay mặt nhân dân giao tiếp với nhà sư.

Acha Soa thoạt đầu tham gia phong trào của Sivôtha Xênôngxô ở Baphnôm và Ăngko. Nhưng từ ngày Nôrôđôm câu kết với thế lực phản động và thực dân Pháp, Acha Soa cùng nghĩa quân bị đàn áp phải phiêu bạt sang Việt Nam ở vùng Châu Đốc, Tịnh Biên. Ở đây có dãy núi Thất Sơn là vùng hiểm trở có đông dân Khơme làm ăn sinh sống. Những người dân Khơme sống hòa thuận với người Việt Nam. Đứng trước họa ngoại xâm, số phận của dân Việt Nam lúc này cũng giống như người dân Khơme, nên cuộc vận động của Acha Soa gặp nhiều thuận lợi. Nhân dân Việt Nam căm giận triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp đã sẵn sàng giúp Acha Soa chống thực dân Pháp và triều đình Khơme.

Từ vùng núi Thất Sơn, Acha Soa lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đạp đánh về Campuchia. Năm 1864, có lần nghĩa quân đã chiếm được tỉnh Campôt và áp sát Phnôm Pênh. Hoạt động của nghĩa quân vào năm 1864-1865 càng mạnh mẽ.

Thực dân Pháp thù ghét phong trào này, nhưng bấy giờ ở Nam Kỳ, ba tỉnh miền Tây vẫn còn trong tay triều đình nhà Nguyễn, chúng chỉ có thể gây áp lực với nhà Nguyễn, trục xuất nghĩa quân Acha Soa chứ không dám tấn công.

Nghĩa quân hoạt động mạnh ở Hà Tiên, Kôngpôngxpư, Kôngpôngsom và ở Vịnh Xiêm. Quân Pháp thiệt hại khá nhiều vì các cuộc tập kích của nghĩa quân vào các thuyền chuyên chở súng đạn, lúa gạo ở vịnh Xiêm. Chúng liền yêu cầu triều đình Huế đàn áp phong trào này, bắt Acha Soa nộp cho chúng. Triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ còn nuôi nhiều ảo tưởng có thể chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ nên đã nhận lời, nhưng mặt khác triều đình nhà Nguyễn cũng muốn duy trì các thế lực chống đối để mặc cả. Chính vì vậy, đầu tháng 7-1865, La Gơrăngđiê ở Sài Gòn đã gửi thư cảnh cáo viên Tổng đốc tỉnh Châu Đốc là “lề mề, thờ ơ không chịu dẹp quân phiến loạn Cao Miên đang quấy rối ở phía nam Vương quốc Campuchia. Bọn này luôn đột nhập vào lãnh thổ An Nam để lấy tiếp tế hoặc ẩn náu một khi bị truy nã”.

Vùng núi Sam, Thất Sơn và phía Đông nam Campuchia trở thành vùng hoạt động tự do của nghĩa quân Acha Soa. Chính quyền phản động Campuchia và bọn Pháp luôn luôn bị động trong việc truy quét chống đỡ phong trào đấu tranh của nhân dân.

Tình hình hoạt động của nghĩa quân ngày càng mạnh. Biên giới Việt Nam, Campuchia biến thành vùng an toàn cho Acha Soa. Thực dân Pháp thấy bất lợi liền ép buộc thế lực đầu hàng phản động triều Nguyễn bắt Acha Soa nộp cho chúng. Bị thương nặng trong trận chiến đấu ngày 19-3-1866, Acha Soa đã bị bắt giao cho Pháp.

Acha Soa bị sa vào tay giặc, phong trào chống Pháp của nhân dân Khơme trong liên minh chiến đấu tự nhiên của nhân dân Việt Nam-Campuchia yếu dần ở vùng Châu Đốc, Hà Tiên, Kôngpôngxpư, Kôngpôngsom. Nhưng một cuộc đấu tranh mạnh mẽ lại tiếp tục bùng lên ở vùng biên giới Tây Ninh, phía bắc sông Tiền, sông Hậu, lan lên vùng Đông bắc Campuchia, Svâyriêng, Niếclương, Bắc Phnôm Pênh… Đó là phong trào đấu tranh do Pucômbô lãnh đạo đã làm cho bọn thực dân Pháp phải nhiều phen khốn đốn.

3. Phong trào đấu tranh của Pucômbô (1866-1867)

Cuộc đấu tranh của Sivôtha và cuộc khởi nghĩa của Acha Soa đã thức dậy trong tâm hồn nhân dân Khơme tinh thần anh dũng bất khuất. Họ đều muốn đoàn kết với nhau trong một mục đích chống kẻ thù chung. Sống trong đất nước lấy đạo Phật làm quốc giáo, Pucômbô là nhà sư có uy tín cao trong nhân dân. Ông là một người yêu nước Campuchia, có mối quan hệ rộng lớn ở một vùng biên giới Lào-Việt-Campuchia, có nhiều dân tộc: người Xtiêng, người Khạ, người Chăm. Đông hơn cả là người Việt và người Khơme. Vùng đất rộng, địa bàn rừng núi thích hợp với sự hoạt động du kích của nghĩa quân. Nhân dân ở đây lại là những con người tin chính nghĩa, có tinh thần đấu tranh ngay thẳng, hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh của Pucômbô.

Pucômbô từ đầu đã có ý định tập hợp lực lượng quanh mình tiến hành một cuộc đọ sức sống mái với kẻ thù dân tộc. Nhưng tháng 4-1865, bọn Pháp đã đánh hơi thấy ý định chống đối của Pucômbô nên chúng bắt ông đem về giam lỏng ở Sài Gòn.

Lúc này, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam do Trương Quyền lãnh đạo đã lan rộng từ Tây Ninh đến Sài Gòn. Trong khi hoạt động ở Sài Gòn, nghĩa quân Trương Quyền đã bắt liên lạc với Pucômbô. Và tháng 5 năm 1866, những người yêu nước Việt Nam đã tổ chức cho Pucômbô vượt ngục. Về đến Tây Ninh, ông được đón tiếp nồng nhiệt, Pucômbô nhanh chóng tập hợp nhân dân Khơme, Xtiêng, Chàm, Thượng, và những người Việt cũng đến giúp đỡ ông.

Ngày 7-6-1866, nghĩa quân Pucômbô lợi dụng tư tưởng chủ quan của tướng Pháp đã tổ chức một trận đánh thắng lợi. Pucômbô cho một đám đông quần chúng tập hợp trước đồn khiêu khích, tên trưởng đồn cậy có vũ khí mạnh, hung hăng dẫn một toán lính từ trong đồn ra giải tán đám đông đó. Nhưng không ngờ đám đông bao vây chặn hết đường rút. Bí thế chúng liền nổ súng, nhưng bị quần chúng phản công tiêu diệt. Chỉ có một số ít sống sót chạy vào đồn. Đồn bị bao vây, binh lính Pháp, hoang mang tột độ, điện về Sài Gòn xin quân tiếp viện.

Pucômbô là một nhà quân sự sáng suốt có tài đánh du kích. Ông dự đoán đúng ý đồ của địch, rút lui tránh đụng độ đối mặt ngay với kẻ thù.

Ngày 14 tháng 6 trong khi Mácsedơ nóng lòng đến cực độ thì được tin nghĩa quân Pucômbô tập trung quân ở Rạch Vinh định tấn công Tây Ninh. Y liền huy động 150 quân và hai khẩu đại bác đi tìm đánh nghĩa quân. Gần trọn một ngày trời hành quân vất vả, quân Pháp cũng không gặp nghĩa quân. Đến ba giờ chiều hôm ấy khi binh lính Pháp đã mệt mỏi, kỷ luật hành quân không giữ được nữa thì bỗng nhiên nghĩa quân xuất hiện sau một làng ở Rạch Vinh. Hoàn toàn bị bất ngờ, quân Pháp hoang mang không nghĩ đến chuyện chiến đấu nữa, đua nhau chạy tán loạn.

Nghĩa quân reo hò xông lên sau loạt đạn đầu tiên. Cuộc chiến đấu giáp lá cà xảy ra gây thiệt hại lớn cho địch. Tên Trung tá Mácsedơ bị giết ngay tại trận cùng 10 tên lính hộ vệ. Đám tàn quân chạy tán loạn không thể tiếp tục chiến đấu được nữa. Cuộc rút chạy chỉ có khoảng 5km mà từ 5 giờ chiều đến 3 giờ sáng ngày hôm sau tàn quân địch mới về tới Tây Ninh. Trận phục kích bị tổn thất lớn ám ảnh quân Pháp, khiến chúng không còn dám nghênh ngang coi thường nghĩa quân như trước. Phải mấy ngày sau quân Pháp mới trở lại trận địa để nhặt xác chết đem về chôn.

Ngày 24 tháng 6, đồn Thuận Kiều của Pháp lại bị quân của Trương Quyền tấn công, tổn thất nặng nề. Cuộc chiến đấu chia lửa tự nhiên này làm cho bọn Pháp càng hoảng sợ.

Cuộc đấu tranh càng trở nên quyết liệt. Bọn thực dân tăng viện lo chống đỡ khắp mọi nơi: Tây Ninh, Trảng Bàng, và chúng điều cả tàu chiến đến sông Vàm cỏ trợ chiến. Kế hoạch của thực dân Pháp là tăng cường đóng chốt và tích cực truy quét, tìm diệt nghĩa quân, bình định vùng Tây bắc Nam kỳ. Nhiều cuộc giao tranh đẫm máu giữa nghĩa quân và quân Pháp đã xảy ra trong cuối tháng 6 và đầu tháng 7.

Pucômbô và nghĩa quân biết lực lượng của địch mạnh nên chuyển hoạt động sang vùng Đông bắc Campuchia. Ngày 18-8-1866 trận chiến đấu đã xảy ra ở tỉnh Baphnôm, quân triều đình Khơme bị đánh tan tác và tên đại thần chỉ huy đạo quân triều đình bị tử trận. Kẻ thù bị đòn choáng váng, chưa ổn định tinh thần liền bị giáng tiếp một đòn nữa vào tháng 10 năm đó. Nôrôđôm hốt hoảng cầu cứu thực dân Pháp.

Tháng 10 năm 1866, thực dân Pháp phái đạo quân 1000 tên cùng phối hợp với 2000 lính Khơme tiến hành trấn áp nghĩa quân. Là người chỉ huy du kích tài giỏi, Pucômbô biết tránh đụng độ lực lượng mạnh của kẻ thù. Địch tập trung quân càn quét tỉnh Ba Phnôm định tiêu diệt nghĩa quân thì Pucômbô đã chuyển quân đi nơi khác. Ngày 17-12, nghĩa quân tiến đánh Uđông, lần lượt chiếm nhiều địa điểm quan trọng, quân triều đình thua to, viên tướng chỉ huy quân triều đình bỏ chạy tháo thân. Giữa lúc Uđông có nguy cơ bị mất hoàn toàn, thì quân Pháp đưa quân tới cứu. Uđông giữ được nhưng quân lính, quan lại triều đình hoang mang lo sợ đến tột đỉnh. Thực dân Pháp và quân Nôrôđôm muốn dồn nghĩa quân vào vòng vây để tiêu diệt. Nhưng Pucômbô đã khôn khéo hành quân lúc ẩn, lúc hiện, khi hoạt động ở tỉnh này, lúc dời sang tỉnh khác. Thực dân Pháp và bọn phản động luôn luôn nằm trong thế bị động.

Giữa năm 1867, tình hình trở nên bất lợi cho nghĩa quân. Nhà Nguyễn đã đầu hàng, bán rẻ ba tỉnh phía Tây Nam kỳ. Việc mất ba tỉnh phía tây Nam kỳ đã gây khó khăn cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đồng thời cũng làm cho nghĩa quân mất một địa bàn an toàn và nơi cung cấp nhân lực, tài lực đáng kể. Phong trào dần dần bị xẹp xuống, hoạt động của nghĩa quân yếu hẳn đi. Pucômbô và nghĩa quân chuyển lên rừng núi phía bắc, giáp giới với nước Lào.

Vào cuối năm 1867, Pucômbô dẫn nghĩa quân đánh về Kôngpôngthom để mở rộng thế hoạt động. Quân địch trang bị mạnh, số quân đông. Nghĩa quân ở vào thế bất lợi, lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị lại kém. Nghĩa quân đã chiến đấu kiên cường giữ trọn lòng trung thành với đất nước và nhân dân. Thà chết không đầu hàng, nghĩa quân Pucômbô đã chống chọi một cách anh dũng cho đến khi sức cùng, lực kiệt. Bản thân Pucômbô bị thương nặng và rơi vào tay quân địch. Bắt được Pucômbô chúng liền chặt đầu ông đưa về Phnôm Pênh bêu đầu.

Cuộc chiến đấu anh dũng của Pucômbô đã kết thúc một cách oanh liệt. Ngày 3-12-1867, Pucômbô hy sinh. Cái chết cao cả của Pucômbô, người anh hùng dân tộc đã gây nên sự xúc động mạnh mẽ và để lại dấu ấn không phai mờ trong lòng nhân dân Campuchia.

Cuộc chiến đấu của Pucômbô là một biểu trưng đẹp đẽ về liên minh chiến đấu tự nhiên giữa các dân tộc cùng chung só phận bị xâm lược và nô dịch trên bán đảo Đông Dương. Trong hàng ngũ nghĩa quân có cả người Việt, người Xtiêng, người Khạ, người Khơme… Họ đã xóa bỏ những tị hiềm, tư tưởng hẹp hòi bản vị cũ, cùng nhau đoàn kết lại chiến đấu vì mục đích chung. Mối liên hệ trong cuộc đấu tranh chống Pháp giữa các lãnh tụ của phong trào kháng chiến Việt Nam là Trương Quyền với Pucômbô, sự nuôi dưỡng, che chở cho phong trào Pucômbô từ những ngày đầu trên đất Việt Nam, đã chứng minh sự hình thành và phát triển của tinh thần liên minh chiến đấu của hai dân tộc Việt Nam-Campuchia.

Chú thích

  1. ↑ Tagan: đơn vị của lính triều đình Khơme gồm lính thuê nguời nước ngoài, phần đông là người Philippin

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lịch sử thế giới cận đại
  • Tác giả: Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng
  • Nhà xuất bản Giáo dục
  • Ebook:TVE-4U.org

Nguồn: https://quatangtiny.com
Danh mục: Blog

Liên Quan:

Cách qua môn triết học mác – lênin Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng viên So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu) Nhà nước Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết tồn tại bao nhiêu năm
ADVERTISEMENT
Previous Post

30 x 3/13 bằng bao nhiêu

Next Post

cranking là gì – Nghĩa của từ cranking

Next Post

cranking là gì - Nghĩa của từ cranking

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới

Blog

So sánh q7 với qx60

by Tiny Edu
21 Tháng Năm, 2022
0

So sánh q7 với qx60

Read more

clarisse là gì – Nghĩa của từ clarisse

21 Tháng Năm, 2022

Cách sử dụng tea tree sos serum

21 Tháng Năm, 2022

Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N

21 Tháng Năm, 2022

10 tấn 15 kg bằng bao nhiêu tấn

21 Tháng Năm, 2022

puking on a pile of shit là gì – Nghĩa của từ puking on a pile of shit

21 Tháng Năm, 2022

Thực đơn an dặm BLW cho be 11 tháng

21 Tháng Năm, 2022

Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm độ dài f phẩy giữa hai tiêu điểm của thấu kính là

21 Tháng Năm, 2022

pupi monster là gì – Nghĩa của từ pupi monster

21 Tháng Năm, 2022

Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 10

21 Tháng Năm, 2022

Phản hồi gần đây

  • Tả cây cam mà em yêu thích (Dàn ý + 7 mẫu) - Tài Liệu Miễn Phí trong Tả một loại cây ăn quả mà em thích (Dàn ý + 70 Mẫu)
  • Mẫu vở luyện viết chữ đẹp - Tài Liệu Miễn Phí trong Mẫu giấy 4 ô ly
  • Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn tiếng Anh năm 2018 - 2019 - Tài Liệu Miễn Phí trong Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm 2018 – 2019
  • Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1) - Tài Liệu Miễn Phí trong Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 1)
  • Đoạn văn tiếng Anh về môn thể thao yêu thích (8 mẫu) - Tài Liệu Miễn Phí trong Đoạn văn tiếng Anh về ngày Tết
ADVERTISEMENT
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Liên hệ
HOME - TRANG CHU

© 2021 Copyright - Quà Tặng Tiny

No Result
View All Result
  • Giáo Án
  • Học Tập
    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
  • Sách Tham Khảo
    • Sách Tham Khảo Lớp 1
    • Sách Tham Khảo Lớp 2
    • Sách Tham Khảo Lớp 3
    • Sách Tham Khảo Lớp 4
    • Sách Tham Khảo Lớp 5
    • Sách Tham Khảo Lớp 6
    • Sách Tham Khảo Lớp 7
    • Sách Tham Khảo Lớp 8
    • Sách Tham Khảo Lớp 9
    • Sách Tham Khảo Lớp 10
    • Sách Tham Khảo Lớp 11
    • Sách Tham Khảo Lớp 12
  • Ôn Thi
    • Thi THPT Quốc Gia
    • Địa Lý
    • Giáo Dục Công Dân
    • Hóa Học
    • Lịch Sử
    • Ngoại Ngữ
    • Ngữ Văn
    • Sinh Học
    • Vật Lý
    • Toán Học
  • Sách Kinh Tế
  • Sách Ngoại Ngữ
    • Tiếng Nhật
    • Tiếng Pháp
    • Tiếng Trung
  • Biểu mẫu
    • Giáo dục – Đào tạo
  • Sách Văn Học
  • Sách Y Học
  • Tài Liệu
    • Thủ tục hành chính
    • Việc làm – Nhân sự
    • Y học
    • Bộ đội – Quốc phòng – Thương binh
    • Doanh nghiệp
    • Giáo dục – Đào tạo
    • Giao thông vận tải
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Quyền Dân sự
    • Tin Tức
  • Tâm Lý & Kỹ Năng

© 2021 Copyright - Quà Tặng Tiny