Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (4 mẫu), Tài Liệu Học Thi sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một
Bài văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, là tài liệu mà Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến các bạn học sinh.
Tài liệu bao gồm 4 đoạn văn mẫu lớp 6, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh khi làm bài văn của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Đề bài: Hãy chọn và thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó. Trình bày bài viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.
Xem Tắt
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện – Mẫu 1
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 11 với mục đích tri ân các thầy cô giáo.
Nguồn gốc của Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.
Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam.
Ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.
Ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để các học sinh bày tỏ niềm biết ơn đối với các thầy cô giáo – những người đã có công dạy dỗ những thế hệ học sinh trưởng thành và trở thành những người có ích cho xã hội.
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện – Mẫu 2
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Cách mạng tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phá bỏ xiềng xích nô lệ hơn 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, mở ra một bước ngoặt mới cho đất nước Việt Nam.
Những mốc son của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, trong đêm Nhật – Pháp bắn nhau, Hội nghị Thường vụ mở rộng dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Đến ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban thường vụ trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng, ra Chỉ thị nêu rõ “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1.
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa. Đến chiều cùng ngày, một đơn vị Quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng Thái Nguyên, mở đầu cho Cách mạng tháng Tám.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân và làm lễ tuyên thệ trước sân đình Tân Trào. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1845, nhân dân bốn tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi tại thủ đô Hà Nội. Từ ngày 20 tháng 8, cuộc tổng khởi nghĩa lan rộng ra trên khắp các tỉnh thành phố.
Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn thoái vị. Cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám toàn thắng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám
Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên của độc lập, tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước… Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo. Đồng thời, thắng lợi trên đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cũng như cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa.
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện – Mẫu 3
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của quân và dân ta.
Toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Diễn biến được chia làm ba đợt tiến công. Từ ngày 13 đến 17 tháng 3 năm 1954, ta tiêu diệt hai cứ điểm được tổ chức phòng ngự tốt nhất là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta chiếm xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 1954, ta kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại súng của ta. Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ. Đợi 3 từ ngày 1 đến 7 tháng 5 năm 1954, quân ta tổng công kích tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. Quân và dân ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm “mạnh nhất Đông Dương” – “pháo đài bất khả xâm phạm” của thực dân Pháp.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Trước hết, thắng lợi này đã chấm dứt chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ nhưng cũng đầy anh dũng của quân và dân ta. Đồng thời, chiến thắng lịch này đã đánh dấu một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh thời đại. Với thất bại này, thực dân Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương. Đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia. Từ đó khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời đã mở ra giai đoạn cách mạng mới để tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Như vậy, chiến dịch Điện Biên Phủ là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại của của dân tộc Việt Nam.
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện – Mẫu 4
Ca dao, tục ngữ Việt Nam đã có những câu nói tôn vinh các thầy cô giáo như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có một ngày lễ lớn dành để tri ân các thầy cô giáo – Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày Nhà giáo Việt Nam hay tên gọi đầy đủ của ngày lễ này là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hằng năm. Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng.
Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Sau ba năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.
Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Nhưng phải đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.
Đây là dịp để tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo. Những thế hệ học trò cũng như các bậc phụ huynh trên khắp cả nước có thể gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo của mình. Từ đó, các thầy cô sẽ có thêm niềm tin để tiếp tục sự nghiệp trồng người lớn lao của mình.