Bài thơ Đi đường, Tài Liệu Học Thi sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu giới thiệu chi tiết về bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) của Hồ Chí Minh nằm trong tập Nhật ký trong tù.
Bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) là một bài thơ thuộc tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ không chỉ thể hiện những khó khăn, gian khổ trên đường chuyển lao, mà qua đó còn khắc họa được tinh thần lạc quan của Bác Hồ.
Dưới đây là tài liệu giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Đi đường. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Xem Tắt
I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh
– Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
– Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.
– Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc… Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.
– Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.
– Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.
– Một số tác phẩm nổi bật:
- Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)
- Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận)
- Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng)
- Con rồng tre (1922, kịch )
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
- Các truyện ngắn: Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)…
- Nhật kí trong tù (thơ, 1942 – 1943)…
II. Giới thiệu về bài thơ Đi đường
1. Xuất xứ
– Tác phẩm được rút ra từ tập Nhật kí trong tù (1942 – 1943).
– “Nhật kí trong tù” được sáng tác từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943.
– Đây là một tập thơ chữ Hán với 133 bài, sáng tác trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc.
– Tác phẩm không chỉ ghi lại cuộc sống ở trong tù của Người mà còn nhằm tố cáo chế độ hà khắc của chính quyền Tưởng Giới Thạch.
2. Hoàn cảnh sáng tác
– Những ngày bị giam ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ đã bị áp giải qua nhiều nhà lao.
– Trong “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” có ghi chép rằng Người bị giam giữ ở gần ba mươi nhà lao. Việc di chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác thường xuyên diễn ra.
– Và cuộc hành trình chuyển lao đầy gian nan, vất vả được Hồ Chí Minh khắc họa chân thực qua bài thơ Đi đường (Tẩu lộ).
3. Thể thơ
– Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
– Giọng điệu lạc quan, yêu đời.
4. Bố cục
Gồm 4 phần theo kết cấu: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp
– Câu 1. (Khai – mở ý): Sự khó khăn của con đường chuyển lao.
– Câu 2. (Thừa – mở rộng ý thớ) Hình ảnh núi non điệp trùng – Cụ thể hóa sự khó khăn.
– Câu 3. (Chuyển – chuyển ý) Diễn tả hoàn cảnh để lên tới “núi non tận cùng”
– Câu 4. (Hợp – Kết lại ý) Thể hiện chân lý: Vượt qua gian lao sẽ đi tới thành công.
III. Bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
Phiên âm:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Dịch nghĩa:
Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.
Dịch thơ:
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.