Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 – 2021, Bộ đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 – 2021 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Tài Liệu Học Thi
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020 – 2021 gồm 3 đề khảo sát chất lượng giữa học kì 1 môn Văn dành cho các bạn học sinh lớp 12 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Tài liệu tổng hợp 3 đề khác nhau, nội dung xoay quanh các chủ đề được học trong SGK ngữ văn 12. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa học kì 1 sắp tới nhé!
Đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 12 – Đề 1
Trường THPT …………….. ĐỀ CHÍNH THỨC |
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM 2020 – 2021 Môn: Ngữ Văn – Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề |
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sau khi điện thoại Bphone – sản phẩm công nghệ đầu tiên của người Việt Nam được nhà sản xuất BKAV giới thiệu là “chiếc điện thoại thông minh”, “siêu phẩm hàng đầu thế giới”… thì đã gặp không ít những tư luận trái chiều, chính người Việt chê bai sản phẩm của người Việt. Thậm chí có người còn đưa ra trò đùa quái ác, cụ thể là có thành viên trên cộng đồng mạng, sau khi nói những lời lẽ mang tính chất dìm hàng Việt không thương tiếc, anh ta đã đăng tải lên Facebook hình ảnh hóa đơn xác nhận việc anh hủy đặt mua 5 chiếc Bphone (phiên bản Mạ vàng 24K-128 GB) trị giá tổng 112.045.000 VND như một chiến tích” để đời. Không những vậy, người này còn kêu gọi nhiều người khác làm theo hành động của mình. Một thanh niên khác cũng coi việc đặt mua và hủy đơn hàng điện thoại Bphone là một trào lưu giải trí và cũng bày “kinh nghiện” cho những ai muốn tham gia quấy phá sản phẩm của hãng BKAV.
Nhưng bên cạnh đó cũng không ít người cho rằng Bphone là niềm tự hào của người Việt Nam, nếu có điều kiện nên mua hàng Việt, thay vì chỉ trích hãy ủng hộ khuyến khích…
(Nguồn Internet)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích trên? (0,5đ)
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về hành động “chọc phá” của một số người trong đoạn trích đó? (0,75đ)
Câu 3: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của không ít người “Bphone là niềm tự hào của người Việt” không? Tại sao? (0,75đ)
Câu 4: Theo em thông điệp gợi ra tử ý kiến: Nếu có điều kiện nên mua hàng Việt là gì? (1,0đ)
Phần II. Làm văn: (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Tử văn bản trong phần Đọc hiểu nổi trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: ”Văn hóa chỉ trích của người Việt”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
(Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2017)
Từ đó liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Guộc trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Guộc” của Nguyễn Đình Chiểu (SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam.
Đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 12 – Đề 2
Trường THPT …………….. ĐỀ CHÍNH THỨC |
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM 2020 – 2021 Môn: Ngữ Văn – Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề |
I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Làm được một việc tốt quả là không dễ dàng, vì vậy cả đời làm việc tốt chứ không làm việc xấu, điều đó thật càng khó khăn. Một con người có thể làm được điều đó hay không còn tuỳ thuộc vào tố chất tổng hợp của cá nhân con người đó. Con người có tri thức, có kĩ năng sống cơ bản là sẽ làm được việc, nhưng không phải vì thế mà sẽ làm được việc tốt. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải xem người đó có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và thói quen hành vi tốt hay không. Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.
(Cha mẹ tốt, con cái tốt, Dương Minh Hào, NXB GD Việt Nam, 2010)
1. Tìm câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
3. Theo tác giả của đoạn trích trên, một người làm được những việc tốt sẽ được đánh giá là con người như thế nào? (1,0 điểm).
4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm: biết sống làm người là biết làm việc tốt. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN: (7 điểm)
Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:
…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008)
Đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 12 – Đề 3
Trường THPT …………….. ĐỀ CHÍNH THỨC |
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM 2020 – 2021 Môn: Ngữ Văn – Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề |
I. ĐỌC HIỆU (3,0 điểm)
Đọc Văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như há
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
1. Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bẳn?
3. Văn bản trên thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ tình cảm, thái độ của tác giả ở phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trần Lê Văn nhận xét: “Tây Tiến phảng phất những nét buồn nét đau, xong buồn đau mà không bi lụy, trái lại rất bi tráng bi hùng”. Phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rài rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12)