Bộ đề thi học kì 1 lớp 10 năm 2019 – 2020, Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 tham khảo trọn bộ tài liệu Bộ đề thi học kì 1 lớp 10 năm 2019 – 2020 được
Nhằm đem đến cho các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập, Tài Liệu Học Thi giới thiệu Bộ đề thi học kì 1 lớp 10 năm 2019 – 2020.
Tài liệu bao gồm tuyển tập đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 10 của tất cả các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Hóa học, Vật lý, Địa lý, Sinh học, Lịch sử, GDCD, Công nghệ có đáp án chi tiết kèm theo. Với tài liệu này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp các thầy cô có kinh nghiệm ra đề thi. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Xem Tắt
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn
Đề bài
SỞ GD&ĐT….… TRƯỜNG THPT ……….. |
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Rồi, hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi, SGK Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục 2009, trang 118)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong câu thơ “Rồi, hóng mát thuở ngày trường”, từ “Rồi” có nghĩa như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ:“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”.(1,0 điểm)
Câu 4. Anh/Chị hãy nêu ngắn gọn vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết bài văn trình bày cảm nghĩ của mình về quê hương.
————- Hết ————-
Lưu ý: Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
(Hướng dẫn chấm này có 02 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
– Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
– Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.
– Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
PHẦN | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I. Đọc hiểu | 3.0 | |
Câu 1 | Phương thức biểu đạt chính: Phương thức biểu cảm/ biểu cảm | 0.5 |
Câu 2 | Từ “Rồi” được dùng trong câu thơ với nghĩa là: rỗi rãi/ rảnh rỗi | 0.5 |
Câu 3 |
– Biện pháp tu từ: Đảo ngữ – Tác dụng: Nhấn mạnh âm thanh lao xao, làm nổi bật nhịp sống sôi động của làng chài. |
0.5 0.5 |
Câu 4 |
Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: – Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống – Tấm lòng ưu ái với dân, với nước * Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là đúng với tinh thần của đáp án |
1.0 |
II. Làm văn | Anh/ Chị hãy viết bài văn trình bày cảm nghĩ của mình về quê hương | 7.0 |
* Yêu cầu chung – Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn biểu cảm. – Bài viết phải có bố cục đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. |
||
* Yêu cầu cụ thể | ||
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm gồm: mở bài, thân bài và kết bài. | 0.5 | |
2. Xác định đúng yêu cầu biểu cảm: Cảm nghĩ về quê hương. | 0.5 | |
3. Triển khai vấn đề: – Sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, kết hợp vận dụng linh hoạt các phương thức biểu đạt khác. – Học sinh có thể trình bày cảm nghĩ theo nhiều cách khác nhau, song bài làm cần đảm bảo được các ý sau: |
||
a. Giới thiệu về quê hương | 1.0 | |
b. Cảm nghĩ về quê hương: – Trình bày cảm xúc, ấn tượng sâu sắc của bản thân về quê hương. – Thấy được vai trò, ý nghĩa của quê hương đối với cuộc sống của bản thân. – Xác định được trách nhiệm đối với quê hương. |
4.0 |
|
4. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, thể hiện cảm nghĩ chân thành, sâu sắc…. | 0.5 | |
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc, chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.5 | |
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II | 10.0 |
Ma trận đề thi
Mức độ /Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng | |
I. Đọc –hiểu |
Tác giả, tác phẩm, xuất xứ của tác phẩm,thể loại |
Nắm được nội dung các chi tiết trong văn bản |
Nhận xét về giá trị nội dung trong văn bản |
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0,5 đ 5% |
1 0,5 đ 5 % |
1 1 đ 10 % |
3 câu 2,0 đ 20 % |
||
II. Làm văn |
NLXH |
Viết được đoạn văn NLXH |
1 câu 2,0 đ 20% |
|||
Tự sự (biểu cảm) |
Viết được bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm( hoặc bài văn biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả) |
1 câu 6,0 đ 60% |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 câu 7,0 đ 70 % |
2 câu 7,0 đ 70% |
||||
TS câu TS điểm Tỉ lệ |
5 câu 10 điểm 100 % |
…………..
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Lịch sử
SỞ GD&ĐT ………….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020 MÔN LỊCH SỬ – LỚP 10 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề |
Đề bài
Câu 1: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào triều đại nào?
A. Thời Hán
B. Thời Đường
C. Thời Tống
D. Thời Minh.
Câu 2: Công cuộc thống nhất đất nước của Tần Thuỷ Hoàng đã
A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh, loạn lạc ở Trung Quốc.
B. tạo điều kiện xác lập chế độ phong kiến
C. tập trung quyền hành vào tay nhà vua
D. Hai câu A và B đúng
Câu 3: Hệ tư tưởng, công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền ở Trung Quốc là :
A. Phật Giáo
B. Lão Giáo
C. Nho Giáo
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Chế độ “quân điền” ở Trung Quốc thời Đường có ý nghĩa là :
A. lấy ruộng đất của quan lại, địa chủ chia cho nông dân.
B. lấy ruộng đất của nhà giàu chia cho nông dân nghèo.
C. lấy ruộng tịch điền chia cho nông dân.
D. lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
Câu 5: Ai là người sáng lập nhà Minh?
A. Lưu Bá Ôn
B. Chu Nguyên Chương
C. Lý Tự Thành
D. Lý Uyên
Câu 6: Ai là người sáng lập ra Nho Giáo?
A. Mạnh Tử
B. Khổng Minh
C. Lão Tử
D. Khổng Tử
Câu 7: Nhà Thanh đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Mở rộng hợp tác
B. Bế quan toả cảng
C. Mở cửa tự do
D. Thu hút đầu tư
Câu 8: Bốn phát minh quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là:
A. Giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng.
B. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, dệt.
C. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, đại bác
Câu 9: Vào những năm (319 -467) vương triều nào đã thống nhất miền Bắc và làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ?
A. Gúp-ta
B. Mô gôn
C. Hác sa
D. Đê Li
Câu 10: Đạo Hinđu ở Ấn Độ ra đời và phát triển chủ yếu thờ 3 vị thần chính:
A. Thần Sáng tạo, Thần thiện, Thần ác
B. Thần núi, Thần thiện, Thần ác
C. Thần lửa, Thần núi, Thần Siva
D. Thần Siva, Thần Visnu, Thần Brama
Câu 11: Văn hoá Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng mạnh nhất ở đâu?
A. Đông Bắc Á
B. Đông Nam Á
C. Trung Quốc
D. Ba nước Đông Dương
Câu 12: Thực dân phương Tây nào đầu tiên xâm lược Ấn Độ?
A. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha
B. Bồ Đào Nha và Anh
C. Tây Ban Nha và Anh
D. Bồ Đào Nha và Đức
Câu 13: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển nhất vào thời gian nào?
A. Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII
B. Từ thế kỉ VIII đến X
C. Từ thế kỉ VII đến XI
D. Từ thế kỉ VI đến IX
Câu 14: Địa bàn sinh sống ban đầu của cư dân Campuchia ở đâu?
A. Trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Nam
B. Trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công
C. Trên cao nguyên Cò Rạt và mạn hạ lưu sông Mê Công
D. Trên cao nguyên Cò Rạt và mạn hạ lưu sông Mê Nam
Câu 15: Kinh đô đầu tiên của Campuchia được xây dựng ở:
A. Tây bắc Biển Hồ
B. Đông bắc Biển Hồ
C. Bắc Biển Hồ
D. Tây nam Biển Hồ
Câu 16: Cư dân chính của vương quốc Lào cổ là:
A. Người Lào
B. Người Lào Lùm
C. Người Lào gốc
D. Người Lào Thượng
Câu 17: Ý nghĩa tên nước “Lang Xang” của vương quốc Lào cổ là gì?
A. Triệu Ngựa
B. Triệu voi
C. Triệu Hổ
D. Cả a,b
Câu 18: Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của:
A. Thái Lan và Mianma.
B. Campuchia và Ấn Độ
C. Campuchia và Việt Nam
D. Campuchia và Mianma
Câu 19: Cuối thế kỉ V, đế quốc Roma bị ai xâm lược?
A. Người Giecman xâm lược
B. Người da đỏ xâm lược
C. Người phương tây xâm lược
D. Người Ai Cập xâm lược
Câu 20: Lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời vào thời gian nào?
A. Giữa thế kỷ X
B. Giữa thế kỷ IX
C. Giữa thế kỷ XI
D. Giữa thế kỷ VIII
II. TỰ LUẬN (3 điểm) Tại sao nói : Thời kì phát triển nhất của Campuchia là từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV? Lấy ví dụ minh họa?
Đáp án
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | D | C | D | B | D | B | C | A | A | B | B | A | B | A | A | B | D | A | B |
II. Tự luận
Thời kì phát triển nhất của Campuchia là từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV vì:
– Kinh tế phát triển vững chắc và xã hội ổn định…….
– Xây dựng kinh đô Ăng – co, xây dựng nhiều đền tháp như Ăng co Vát, Ăng co Thom ……
– Chinh phục các nước láng giềng trở thành cường quốc khu vực……….
Lấy ví dụ minh họa : Năm 1190 đánh Chăm pa, sau đó thu phục trung và hạ lưu sông Mê Nam, tiến sát biên giới Mianma….
Ma trận đề thi
Nội dung | Tổng số câu | Tổng số điểm | Mức độ | ||
Biết | Hiểu | Vận dụng | |||
Bài 5 | 8 | 2,8 | 7 | 1 | |
Bài 6 | 4 | 1,4 | 2 | 2 | |
Bài 8 | 1 | 0,35 | 1 | ||
Bài 9 | 5 | 1,75 | 5 | ||
Bài 10 | 2 | 0,7 | 2 | ||
Bài 9 | 1(tự luận) | 3,0 | 1 | ||
Tổng | 20 câu trắc nghiệm. 01 câu tự luận |
10 | 15 | 5 | 1 |
…………
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Địa lý
SỞ GD&ĐT ………….. TRƯỜNG THPT …………… |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Địa lí lớp 10 Năm học: 2019-2020 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn đáp án đúng
Câu 1: Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là
A. cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
B. cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
C. tạo việc làm cho người lao động.
D. sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ.
Câu 2: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nhân tố nào sau đây?
A. Cơ sở nguồn thức ăn.
B. Dịch vụ thú y.
C. Thị trường tiêu thụ.
D. Giống gia súc, gia cầm.
Câu 3: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020, biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người . Số dân của năm 2016 sẽ là
A. 7522,35 triệu người.
B. 7468,25 triệu người.
C. 7434,15 triệu người.
D. 7458,25 triệu người.
Câu 4: Cây lúa gạo thích hợp với điều kiện sinh thái nào sau đây?
A. Khí hậu ẩm, khô ,đất màu mỡ.
B. Khí hậu nóng, đất ẩm.
C. Khí hậu khô, đất thoát nước.
D. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.
Câu 5: Những cây hoa màu nào sau đây được trồng ở miền ôn đới?
A. Khoai tây, đại mạch, yến mạch.
B. Khoai tây, cao lương, kê.
C. Mạch đen, sắn ,kê.
D. Khoai lang, yến mạch, cao lương.
Câu 6: Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là
A. tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
B. tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
C. làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
D. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động .
Câu 7: Hình thức chăn nuôi nào sau đây là biểu hiện của nền nông nghiệp hiện đại?
A. Chăn nuôi chăn thả.
B. Chăn nuôi nửa chuồng trại.
C. Chăn nuôi chuồng trại.
D. Chăn nuôi công nghiệp.
Câu 8: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm:
A. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư.
B. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.
C. nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng dịch vụ.
D. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.
Câu 9: Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên
A. tập quán canh tác cổ truyền.
B. chuyên môn hóa và thâm canh.
C. công cụ thủ công và sức người.
D. nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.
Câu 10: Tỉ suất tử thô của nhóm nước đang phát triển năm 2015 là 7% có nghĩa là
A. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 người chết .
B. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em có nguy cơ tử vong .
C. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em chết.
D. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em sinh ra còn sống.
Câu 11: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25% , nhóm tuổi trên 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có
A. dân số trung bình.
B. dân số trẻ.
C. dân số già.
D. dân số cao.
Câu 12: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế?
A. Học sinh, sinh viên.
B. Nội trợ.
C. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
D. Những người tàn tật.
Câu 13: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là
A. sản xuất có tính mùa vụ.
B. sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
D. ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất.
Câu 14: Theo thống kê dân số Việt Nam năm 2016 là 94 triệu người; diện tích Việt Nam là 331 212km2. Vậy mật độ dân số Việt Nam là bao nhiêu?
A. 283,8 km2
B. 283,2 km2
C. 283,4 km2
D. 283,6 km2
Câu 15: Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao?
A. Kinh tế – xã hội phát triển ở trình độ cao.
B. Phong tục tập quán lạc hậu.
C. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều.
D. Mức sống cao.
Câu 16: Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực?
A. Thời gian.
B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ
C. Mức độ ảnh hưởng.
D. Vai trò.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Trình bày vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế. (Lấy ví dụ)
Câu 2: (1 điểm) Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển?
Câu 3: (1 điểm) Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế- xã hội?
Câu 4: (2 điểm) Cho bảng số liệu:
ĐÀN BÒ TRÊN THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1980- 2002 (triệu con)
Năm Vật nuôi |
1980 | 1992 | 1996 | 2002 |
Bò | 1218,1 | 1281,4 | 1320,0 | 1360,5 |
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng đàn bò trên thế giới, thời kì 1980- 2002.
b. Nhận xét.
Đáp án
Câu | Đáp án |
1 | B |
2 | A |
3 | C |
4 | D |
5 | A |
6 | D |
7 | D |
8 | D |
9 | B |
10 | A |
11 | C |
12 | C |
13 | C |
14 | A |
15 | B |
16 | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm)
Câu | Nội dung cần trình bày | Điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế. – Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi tiếp cận giữa các vùng, các nước với nhau. ( ví dụ) – Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. ( ví dụ) – Nguồn lực kinh tế- xã hội có vai trò trong việc lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. ( ví dụ) |
0,75 0,5 0,75 |
Câu 2 (1 điểm) |
Ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển vì: – Nhu cầu về thủy sản lớn, nhưng việc khai thác ngày càng gặp nhiều khó khăn (do bảo vệ nguồn lợi, do cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, do đầu tư lớn trong khai thác). – Việc nuôi trồng thủy sản không quá phức tạp, khó khăn và tốn kém; đồng thời tận dụng được mặt nước và giải quyết lao động; tạo ra được khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm. |
0,5 0,5 |
Câu 3 (1 điểm) |
– Cơ cấu dân số già + Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, có của cải vật chất,… + Khó khăn: Thiếu lao động, chi phí cho phúc lợi xã hội lớn,… – Cơ cấu dân số trẻ + Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thị rộng lớn,.. + Khó khăn: Thiếu kinh nghiệm, ít của cải vật chất,… |
0,5 0,5 |
Câu 4 (2 điểm) |
a) Vẽ biểu đồ: + Vẽ biểu đồ cột có đơn vị, khoảng cách ở các trục hợp lí,có tên biểu đồ. + Nếu thiếu hoặc sai một yếu tố thì trừ 0,25 điểm. + Nếu không có đơn vị thì trừ 0,5 điểm.. + Nếu vẽ biểu đồ cột gắn vào trục tung thì trừ 0,25 điểm. b)Nhận xét: Số lượng đàn bò thế giới thời kì 1980- 2002 tăng liên tục( dẫn chứng cụ thể) |
1,5 0,5 |
………….
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Sinh học
I. Phần thi trắc nghiệm (7,0 điểm)
Chọn đáp án đúng cho mỗi câu sau
Câu 1. Trong các cấp tổ chức sau, cấp tổ chức nhỏ nhất của thế giới sống là
A. quần thể
B. quần xã
C. tế bào
D. cơ thể
Câu 2. Các giới sinh vật được cấu tạo bởi nhân thực là
A. giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm, giới động vật
B. giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm, giới khởi sinh
C. giới khởi sinh , giới thực vật, giới nấm, giới động vật
D. giới thực vật, giới nấm, giới động vật, monera
Câu 3. Giới thực vật có đặc điểm chung là
A. sinh vật nhân thực, sống cố định, tự dưỡng và dị dưỡng, thành tế bào không có xenlulôzơ
B. sinh vật nhân thực, sống cố định, tự dưỡng, thành tế bào không có xenlulôzơ, cảm ứng chậm
C. sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định, cảm ứng chậm, thành tế bào có xenlulôzơ
D. sinh vật nhân sơ, tự dưỡng, sống cố định, cảm ứng chậm, thành tế bào có xenlulôzơ
Câu 4. Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây?
A. Giới khởi sinh
B. Giới nguyên sinh
C. Giới thực vật
D. Giới động vật
Câu 5. Phát biểu có nội dung đúng là.
a. Enzim là một chất xúc tác sinh học
b. Enzim được cấu tạo từ các đisaccrit
c. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng
d. Ở động vật , enzim do các tuyến nội tiết tiết ra
Câu 6. Sự đa dạng về hình dạng của các phân tử sinh học có được là do sự có mặt của nguyên tố
A. cacbon
B. hiđrô.
C. oxi.
D. nitơ
Câu 7. Ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ dẫn đến
A. tăng lượng axit béo trong máu.
B. tăng glixêron trong máu.
C. tăng phôtpholipit trong máu.
D. tăng colesteron trong máu.
Câu 8. Dầu, mỡ có cấu trúc gồm
A. 1 glixêrin liên kết 4 axit béo
B. 1 glixêrin liên kết 3 axit béo.
C. 1 glixêrin liên kết 1 axit béo
D. 1 glixêrin liên kết 2 axit béo.
Câu 9. Loại đường đa nào sau đây được sử dụng để dự trữ năng lượng trong cây?
A. Xenlulozơ.
B. Glucozơ.
C. Tinh bột.
D. Glicogen
Câu 10. Các loại vitamin A, D không tan trong nước vì
A. bản chất của chúng là lipit nên kỵ nước
B. bản chất của chúng là cacbon hiđrat nên ghét nước
C. bản chất của chúng là vitamin nên không thể tan trong nước
D. chúng tham gia vào cấu tạo enzim nên không thể tan trong nước
Câu 11. Chất nào sau đây tham gia cấu tạo nên hoocmon?
A. Stêrôit
B. Phôtpholipít
C. Mỡ
D. Triglixêric
Câu 12. Chức năng chính của phôtpholipit là
A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
B. tham gia cấu tạo nên các loại màng tế bào
C. tham gia cấu tạo màng sinh chất của tế bào động vật
D. tham gia cấu tạo nên một số hooc môn sinh dục
Câu 13. Phân tử prôtein có đơn phân là
A. nucleôtit
B. axit hữu cơ
C. axit amin
D. axit nucleic
Câu 14. Axit nucleic và prôtein có đặc điểm chung là
A. đều được cấu tạo từ axit amin.
B. đều kị nước.
C. đều cấu tạo từ bốn loại đơn phân.
D. đều là các đa phân tử.
Câu 15. Điểm giống nhau của prôtêin bậc 1, prôtêin bậc 2 và prôtêin bậc 3 là
A. chỉ có cấu trúc 1 chuỗi pôlipeptit
B. chuỗi pôlipeptit xoắn hay gấp nếp.
C. chuỗi pôlipeptit ở dạng mạch thẳng
D. chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn tạo dạng khối cầu
Câu 16. Các loại nuclêotit trong phân tử ARN là
A. guanin, xitôzin, timin và ađênin
B. uraxin, ađênin, xitôzin và guanin
C. ađênin, uraxin, timin và guanin
D. uraxin, timin, xitôzin và ađênin
Câu 17. Chức năng của ADN là
A. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
B. cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động
C. trực tiếp tổng hợp prôtêin
D. là thành phần cấu tạo của màng tế bào
Câu 18. Công thức nào sau đây thể hiện nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN?
A. A + T = G + X.
B. A + T/ G + X = 1.
C. A = G ; T = X.
D. A + G = T + X.
Câu 19. Thành phần chính trong tế bào chất của tế nhân sơ là gì?
A. Bào tương và các ribôxôm
B. Ribôxôm và bộ máy gôngi
C. Bào tương và ti thể
D. Bộ máy gôngi và ti thể
Câu 20. Enzim có bản chất là:
a. Pôlisaccarit
c. Prôtêin
b. Mônôsaccrit
d. Photpholipit
Câu 21. Các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân thực là gì?
A. Màng sinh chất, nhân và tế bào chất
B. Màng sinh chất, nhân và các bào quan
C. Màng sinh chất, vùng nhân và tế bào chất
D. Màng tế bào, nhân và tế bào chất chứa nhiều ribôxôm
Câu 22. Cấu trúc nào sau đây có chức năng vận chuyển chọn lọc các chất ra, vào tế bào?
A. Màng nhân.
B. Màng sinh chất.
C. Lục lạp.
D. Lizoxom.
Câu 23. Nhân tế bào có chức năng
A. Tổng hợp prôtêin để xuất bào và cấu tạo nên tế bào
B. Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại
C. Di truyền và điều hòa các hoạt động sống của tế bào
D. Nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm cho tế bào
Câu 24. Nếu thể tích tế bào tăng lên khi nó được đặt trong dung dịch thì dung dịch đó là dung dịch như thế nào?
A. Ưu trương.
B. Nhược trương.
C. Đẳng trương.
D. Trương nước.
Câu 25. Sự thẩm thấu là
A. sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng
B. sự khuếch tán của các phân tử đường qua màng
C. sự di chuyển của các ion qua màng
D. sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng
Câu 26. Các chất được đưa ra ngoài tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất thuộc kiểu vận chuyển
A. nhập bào.
B. chủ động.
C. xuất bào.
D. thụ động.
Câu 27. Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP?
A. Prôtêin
B. Đường ribozơ
C. Nhóm photphat
D. Bazơ nitơ ađênin.
Câu 28. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về chức năng của ATP?
A. Tổng hợp các chất mới cho tế bào.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Sinh công cơ học.
D. Vận chuyển chủ động
Câu 29. Ở sinh vật nhân sơ, một phân tử ADN có 450 adenin và xitôzin bằng 600. Số liên kết hiđrô của phân tử ADN là
A. 1400.
B. 1600.
C. 2550.
D. 2700.
Câu 30. Đồng hóa là quá trình…. (1)….chất hữu cơ phức tạp từ các chất ….(2)……Vậy (1) và (2) lần lượt là
A. (1): tổng hợp; (2): đơn giản.
B. (1): phân giải; (2): đơn giản.
C. (1): tổng hợp; (2): hữu cơ.
D. (1): phân giải; (2): hữu cơ.
Câu 31. Mạch gốc của phân tử ADN có trình tự là: 3′ TAX – GTG – TGA – XAG – GGT – TAG – ATX 5′. Vậy mạch bổ sung của ADN trên là
A. 5′ TAX – GTG – TGA – XAX – GGT – TTG – ATX 3′.
B. 5′ ATG – XAX – AXT – GTX – XXA – ATX – TAG 3′
C. 5′ ATG – XAX – AAT – GTX – XXA – ATX – TAG 3′
D. 3′ ATG – XAX – AXT – GTX – XXA – ATX – TAG 5′
Câu 32. Năng lượng tích lũy trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là
A. nhiệt năng.
B. điện năng.
C. hóa năng.
D. cơ năng.
Câu 33. Điểm giống nhau lục lạp và ti thể là
A. hai màng đều nhẵn.
B. có màng kép.
C. màng ngoài nhẵn, màng trong gấp nếp.
D. đều chuyển hóa quang năng.
Câu 34. Vitamin nào sau đây không thuộc dạng lipit?
A. Vitamin C.
B. Vitamin D.
C. Vitamin E.
D. Vitamin K.
Câu 35. Người ta có thể ghép gan từ người cho sang người bệnh thì cơ thể người bệnh có thể nhận biết các cơ quan “lạ” là nhờ màng sinh chất có
A. prôtêin xuyên màng.
B. phôtpholipit kép.
C. các glicôprôtêin.
D. prôtêin bám màng.
II. Phần tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 đ). Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá có liên quan tới chức năng quang hợp không?
Câu 2 (1,0 đ). Nước được vận chuyển qua màng tế bào như thế nào? Vì sao để giữ rau tươi ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau?
Câu 3 (1,0 đ). Trình bày quá trình thực hành xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính enzym catalaza, nêu hiện tượng và giải thích.
…………..
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Hóa học
SỞ GD & ĐT ………… TRƯỜNG THPT ……… |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 10 MÔN: Hóa học Năm học 2019 – 2020 |
Cho biết nguyên tử khối: H (1); He(4); Li(7); C(12); N(14); O(16); Na(23); Mg(24); Al(27), P(31); S(32); Cl(35,5); K(39); Ca(40); Cr(52); Fe(56); Cu(64); Zn(65); Ag(108); Br(80).
Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Câu 1: Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron
B. electron và nơtron
C. proton và nơtron.
D. proton và electron
Câu 2: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng
A. Số khối A và số nơtron
B. Số proton và số electron
C. Số proton và điện tích hạt nhân
D. Số khối A và điện tích hạt nhân
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được x lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết khí NO đo ở ĐKTC. Giá trị của x là
A. 2,24.
B. 6,72.
C. 4,48.
D. 13,44.
Câu 4: Cho 2 nguyên tố: X (Z = 20), Y (Z = 16). Công thức hợp chất tạo thành giữa X và Y là
A. XY
B. XY2
C. X2Y2
D. X2Y
Câu 5: Liên kết trong phân tử KCl là liên kết
A. cho – nhận.
B. cộng hóa trị không phân cực.
C. cộng hóa trị phân cực.
D. ion.
Câu 6: Trong các hidroxit sau, chất nào có tính bazơ mạnh nhất?
A. KOH
B. NaOH
C. Mg(OH)2
D. Al(OH)3
Câu 7: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của R là
A. 56
B. 30
C. 26+
D. 26
Câu 8: Biết độ âm điện của các nguyên tố: O (3,44); H (2,2); N (3,04); Cl (3,16); C (2,55). Liên kết trong phân tử nào phân cực nhất?
A. HCl
B. NH3
C. H2O
D. CH4
Câu 9: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Cu(NO3)2 → CuO + 2NO2 + ½ O2
B. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O.
C. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O.
D. CaCO3 → CaO + CO2.
Câu 10: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, FeS, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là:
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6.
Câu 11: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 loãng (khí NO sản phẩm khử duy nhất) là
A. 11.
B. 14.
C. 8.
D. 20.
Câu 12: Cấu hình e nào sau đây của nguyên tố kim loại?
A. 1s22s22p63s23p6
B. 1s22s22p63s23p5
C. 1s22s22p63s23p3
D. 1s22s22p63s23p1
Câu 13: Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là 79,91; R có 2 đồng vị. Biết chiếm 54,5%. Nguyên tử khối của đồng vị thứ 2 có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 80
B. 82
C. 81
D. 85
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3, thấy tạo ra 4,48 lít khí NO là san phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là?
A. 10,08.
B. 0,54.
C. 5,4.
D. 1,008.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,76
B. 23,64
C. 21,92
D. 39,40
Câu 16: Hòa tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2,S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 8,2 gam.
B. 16 gam.
C. 10,7 gam.
D. 9 gam.
Câu 17: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 131,4 gam X vào nước, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 123,12 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 40,32 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 141,84.
B. 94,
C. 131,52.
D. 236,40.
Câu 18 : Cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l, thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là
A. 3,0.
B. 1,5.
C. 2,0.
D. 1,0.
Câu 19. Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là.
A. 9,15
B.7,36
C. 10,23
D. 8,61
Câu 20: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,28 lít khí N2O (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
A. 13,92 gam.
B. 14,12 gam.
C. 13,32 gam.
D. 8,88 gam.
Phần II: Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tố 8O, 20Ca và xác định vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn? Giải thích? Dự đoán tính chất của chúng? Viết 5 ptpư minh họa cho mỗi chất (nếu có)?
Câu 2: Viết công thức electron, công thức cấu tạo các chất sau? F2, Cl2, CH4O, CH2O2, HNO3, H2SO4, HBr, C2H6, N2, H2S, HCl, C2H4, CO2
Câu 3:
Cân bằng các phản ứng oxy hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron.
FeS + H2SO4 → Fe2(SO4)3+ SO2 + H2O
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3+ S + H2O
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2+ N2O + H2O
Câu 4: Ôxít cao nhất của nguyên tử nguyên tố R là RO3. Trong hợp chất khí với hiđro, H chiếm 5,882% về khối lượng.
A. Xác định nguyên tố R.
B, Hợp chất X (RO3), Y (H2RO4 loãng). Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
* Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2; H2O, K2O
* Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2; Fe; Fe3O4; dung dịch chứa đồng thời hai chất tan FeSO4 và KMnO4.
Câu 5: Cho 20,55 gam một kim loại R có hóa trị 2 tác dụng với nước vừa đủ thu được 3,36 lít khí H2 ở (ĐKTC) và dung dịch A.
a. Xác định tên kim loại R.
b. Cho 40 ml dung dịch Al2(SO4)3 nồng độ 0,3M và dung dịch A thu được m gam kết tủa. Tính m?
Chú ý: Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn!
………..
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 10 môn Vật lý
Câu 1: (1,0 điểm) Phát biểu định luật I Newton.
Câu 2: (1,0 điểm) Phát biểu định luật Húc (Hooke) ? Viết công thức và cho biết ý nghĩa, đơn vị từng đại lượng?
Câu 3: (2,0 điểm) Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn ? Viết công thức và cho biết ý nghĩa, đơn vị từng đại lượng ?
Câu 4: (1,0 điểm) Hai chiếc tàu thuỷ mỗi chiếc có khối lượng 8000 tấn ở cách nhau 0,5km. Tính lực hấp dẫn giữa chúng.
Câu 5: (2,0 điểm) Một lò xo giãn ra đoạn 1cm khi treo vật có m = 100g, g = 10m/s2
a) Tính độ cứng của lò xo.
b) Muốn lò xo giãn ra 5cm thì phải treo vật khối lượng m’ là bao nhiêu?
Câu 6: (2,0 điểm) Một ô tô khối lượng 1 tấn bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường ngang, sau khi đi được 100m thì đạt vận tốc 36km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường luôn luôn là 0,05. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính gia tốc của xe.
b) Tính lực ma sát của bánh xe với mặt đường
c) Tình lực kéo của động cơ xe.
Câu 7: (1,0 điểm) Một vật được ném theo phương nằm ngang với ban đầu v0 =10m/s ở độ cao h= 80m. Lấy g=10m/s2, bỏ qua lực cản của không khí.
Hãy xác định : ( Học sinh không cần vẽ hình )
a) Thời gian vật bay trong không khí
b) Tầm bay xa của vật
……………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết