Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2019 – 2020, Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2019 – 2020 là tài liệu cực kì hữu ích mà Tài Liệu Học Thi muốn giới
Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2019 – 2020 là tài liệu cực kì hữu ích mà Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.
Tài liệu bao gồm 4 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 có đáp án chi tiết kèm theo. Hi vọng với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong bài thi sắp tới. Ngoài ra các bạn lớp 10 tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, môn GDCD, môn Sinh học. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 – Đề 1
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Một trong những nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là.
A. Do lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ.
B. Do đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn.
C. Do trồng lúa lâu đời và tập quán canh tác lạc hậu.
D. Do nước mưa rơi vào đất phá vỡ kết cấu đất.
Câu 2: Rễ cây trồng có thể hút được chất dinh dưỡng ở đất là nhờ:
A. keo đất có nhân keo
B. keo đất có lớp ion bất động
C. keo đất có lớp ion khuếch tán
D. keo đất có lớp ion quyết định điện
Câu 3: Quy trình sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính gồm mấy bước:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Câu 4: Một trong những nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là.
A. Do đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn.
B. Do nước mưa rơi vào đất phá vỡ kết cấu đất.
C. Do trồng lúa lâu đời và tập quán canh tác lạc hậu.
D. Do lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ.
Câu 5: Đất xám bạc màu phân bố chủ yếu ở
A. Tây Bắc, trung du và Tây Nguyên
B. Tây Bắc, Nam Bộ và Tây Nguyên
C. Trung du Bắc Bộ và Nam Bộ
D. Trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Câu 6: Độ chua tiềm tàng là do yếu tố nào gây nên?
A. H+trong dung dịch đất gây nên
B. H+, Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên
C. H+trên bề mặt keo đất gây nên
D. Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên
Câu 7: Quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào gồm các bước:
1. khử trùng
2. chọn vật liệu nuôi cấy
3. tạo rễ
4. tạo chồi
5. trồng cây trong vườn ươm
6. cấy cây vào môi trường thích ứng
Thứ tự đúng là:
A. 1 → 2→ 4 → 3 → 5→ 6.
B. 2→ 1→ 3 → 4→ 6 → 5.
C. 1→ 2→ 3 → 4 → 5 → 6.
D. 2→ 1→ 4→ 3 → 6 → 5.
Câu 8: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là:
A. Tính toàn năng của tế bào
B. Khả năng sinh sản vô tính của tế bào thực vật.
C. Sự phản phân hóa tế bào
D. Sự phân hóa tế bào
Câu 9: Keo đất là những phần tử có kích thước:
A. nhỏ hơn 1 µm, không tan trong nước
B. nhỏ hơn 1 mm, không tan trong nước
C. lớn hơn 1 mm, tan trong nước
D. lớn hơn 1 µm, không tan trong nước
Câu 10: Đất có phản ứng kiềm khi trong dung dịch đất có nồng độ
A. H+= OH–
B. H+ > OH–
C. H+ < OH–
D. không có OH–
Câu 11: Tác dụng của biện pháp luân canh cây trồng để cải tạo đất xám bạc màu là:
A. Tăng độ phì nhiêu cho đất nhờ hoạt động của vi sinh vật cố định đạm.
B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây lương thực mà không cần phải bón phân.
C. Tạo phân hữu cơ có chứa vi sinh vật cố định đạm.
D. Thu hoạch cây trồng đúng mùa vụ, cho năng suất cao.
Câu 12: Điểm khác biệt cơ bản trong thành phần phân vi sinh vật (VSV) cố định đạm và phân vi sinh vật chuyển hóa lân là:
A. Phân VSV cố định đạm có chứa than bùn, còn phân VSV chuyển hóa lân thì không.
B. Phân VSV cố định đạm có chứa VSV, còn phân VSV chuyển hóa lân thì không.
C. Phân VSV cố định đạm có chứa chất khoáng, còn phân VSV chuyển hóa lân thì không.
D. Phân VSV cố định đạm có chứa VSV nốt sần cây họ đậu, còn phân VSV chuyển hóa lân thì không.
Câu 13: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là:
A. Sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới
B. Đánh giá khách quan, chính xác giống mới phù hợp với từng vùng canh tác
C. Đánh giá giống mới có triển vọng
D. Cung cấp thông tin về kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng giống mới
Câu 14: Tác dụng của biện pháp công trình để cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là:
A. Giảm độ dốc của địa hình và vận tốc dòng chảy của nước mưa lớn.
B. Tăng độ che phủ lớp đất mặt, chống rửa trôi.
C. Tạo được hệ thống tưới tiêu hợp lí.
D. Tận dụng được lớp đất mặt giầu dinh dưỡng rửa trôi từ đỉnh dốc xuống.
Câu 15: Ở cây tự thụ phấn, hạt giống như thế nào phải được sản xuất theo sơ đồ phục tráng?
A. Hạt giống xác nhận
B. Hạt giống siêu nguyên chủng
C. Hạt giống bị thoái hóa
D. Hạt giống nguyên chủng
II. Tự luận:
Câu 1. Nêu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất, biện pháp hạn chế các chất gây độc hại cho cây và ô nhiễm đất.
Câu 2. Em hãy kể tên một số loại phân hữu cơ thường dùng ở địa phương em. Dựa vào cách sử dụng phân hữu cơ, em hãy đưa ra biện pháp tạo phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt.
Câu 3: Vì sao phân đạm và phân kali khi bón lót phải bón với lượng nhỏ?
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 – Đề 2
I. TRẮC NGHIỆM (6 đ)
Câu 1: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng
A. đẩy Na+ ra khỏi keo đất.
B. đẩy Al3+ ra khỏi keo đất.
C. đẩy H+, Na+, Al3+ ra khỏi keo đất.
D. đẩy Na+ và H+ ra khỏi keo đất.
Câu 2: Quy trình công nghệ bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào?
A. Chọn vật liệu => tạo chồi => khử trùng => tạo rễ => cấy vào MT thích ứng => trồng cây trong vườn ươm.
B. Chọn vật liệu nuôi cấy => khử trùng => tạo chồi => tạo rễ => cấy vào MT thích ứng => trồng cây trong vườn ươm.
C. Chọn vật liệu nuôi cấy => tạo rễ => tạo chồi => khử trùng => cấy vào MT thích ứng => trồng cây trong vườn ươm.
D. Chọn vật liệu => tạo chồi => tạo rễ => khử trùng => Cấy vào môi trường thích ứng => trồng cây trong vườn ươm.
Câu 3: Sau khi sử dụng phân hóa học cần chú ý điểm gì?
A. Phân đạm, kali chủ yếu dùng bón thúc là chính.
B. Ít nguyên tố khoáng.
C. Phải ủ trước khi bón.
D. Phải bón vôi
Câu 4: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . .của cây trồng.
A. đặc điểm hình thái.
B. phương thức sinh sản.
C. phương thức dinh dưỡng.
D. đặc điểm sinh lí.
Câu 5: Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu:
A. Azogin.
B. Phân lân hữu cơ vi sinh.
C. Nitragin.
D. Photphobacterin.
Câu 6: Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?
A. Đất thiếu dinh dưỡng.
B. Đất chua.
C. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.
D. Đất thừa dinh dưỡng.
Câu 7: Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là hoạt động của thí nghiệm?
A. So sánh giống.
B. Kiểm tra kỹ thuật.
C. Nuôi cấy mô.
D. Sản xuất quảng cáo.
Câu 8: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?
A. Thụ phấn chéo.
B. Tự thụ phấn
C. Phục tráng
D. Duy trì.
Câu 9: Ý nghĩa của nuôi cấy mô, TB là:
A. có trị số nhân giống thấp.
B. cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.
C. các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.
D. phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu.
Câu 10: Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành do:
A. con người chăm sóc.
B. con người cày sâu.
C. kết quả hoạt động sản xuất của con người.
D. con người bón phân.
Câu 11: Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, phân cắt đỉnh sinh trưởng của vật liệu nuôi cấy thành các phần tử nhỏ thuộc khâu nào?
A. Chọn vật liệu nuôi cấy.
B. Tạo rễ.
C. Khử trùng.
D. Tạo chồi.
…………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết