Chương trình giáo dục phổ thông mới – GDPT 2018, Bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông mới của 27 môn học. Sau đây là nội dung chi tiết Chương trình giáo
Từ năm học 2020 – 2021 sẽ bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT 2018) cho lớp 1. Chương trình mới này chia thành 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp lớp 10 đến 12.
Hiện tại, các thầy cô đang tham gia tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới, mời thầy cô tham khảo thêm 1 số tài liệu hỗ trợ tập huấn được tốt hơn:
Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều thay đổi so với hiện tại. Sau đây là nội dung chi tiết 27 môn học phổ thông theo chương trình mới (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT), mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Khung chương trình chi tiết 27 môn học phổ thông mới
Tổng thể | Ngữ văn |
Toán | Công Nghệ |
Lịch sử | Địa lý |
Khoa học | Mỹ thuật |
Vật lý | Hóa học |
Sinh học | Tin Học |
Tiếng Anh (1-2) | Tiếng Anh (3-12) |
Tiếng Đức | Tiếng Hàn |
Tiếng Nga | Tiếng Nhật |
Tiếng Pháp | Tiếng Trung |
Lịch sử và Địa lý Tiểu học | Lịch sử và Địa lý THCS |
Giáo dục thể chất | Hoạt động trải nghiệm |
Tự nhiên và xã hội | Giáo dục công dân |
Lịch sử và Địa lý Tiểu học | Lịch sử và Địa lý THCS |
Tự nhiên và xã hội | Giáo dục công dân |
Khoa học tự nhiên |
Với chương trình mới, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học.
Hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt các cấp học là trải nghiệm. Các môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn.
Cấp tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật.
Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2). Bậc học này xuất hiện môn học mới là Tin học và Công nghệ.
Bậc THCS, các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục Công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật.
Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Ở cấp học này, môn Tin học trở thành bắt buộc (khác với trước đây là tự chọn). Ngoài ra, sự xuất hiện của các môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên sẽ khiến cách tổ chức dạy học khác so với trước.
Với THPT, các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học được lựa chọn theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Ngoài 5 môn bắt buộc, học sinh THPT phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn được lựa chọn.
háp “giảm tải”. Đó là giảm số môn học và hoạt động giáo dục; giảm số tiết học; giảm kiến thức kinh viện; tăng cường dạy học phân hóa – tự chọn; thực hiện phương pháp dạy học mới; đổi mới đánh giá kết quả giáo dục.
Theo Bộ GD&ĐT, áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020 – 2021 đối với lớp 1; năm học 2021 – 2022 với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 – 2023 với lớp 3, 7 và 10; năm học 2023 – 2024 với lớp 4, 8, 11; năm học 2024 – 2025 với lớp 9, và 12.