Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2019 – 2020, Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2019 – 2020 là tài liệu cực kì hữu ích mà Tài Liệu Học Thi
Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 tài liệu Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 năm 2019 – 2020.
Đây là tài liệu cực kì hữu ích, tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết và bài tập môn Công nghệ lớp 10 học kì 1. Nội dung trong đề cương bám sát chương trình học lớp 10 sẽ giúp các bạn ôn tập một cách dễ dàng và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 10 sắp tới. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10
A. LÝ THUYẾT
Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
I/ Mục đích và ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
1. Mục đích, ý nghĩa
– Đánh giá sự thích nghi của giống với các vùng sinh thái khác nhau và hệ thống luân canh trong sản xuất
– Nắm được các yêu cầu kĩ thuật sản xuất giống
2. Khái niệm
Khảo nghiệm giống cây trồng là kiểm tra, đánh giá để biết được các đặc điểm của giống để đưa ra sản xuất đại trà
II/ Các loại thí nghiệm trong khảo nghiệm giống cây trồng
1. Thí nghiệm so sánh giống
– So sánh với giống đại trà để chọn ra giống vượt trội gửi đi khảo nghiệm ở cấp quốc gia
– So sánh toàn diện về sinh trưởng, phát triển, chất lượng, năng suất, chất lượng, tính chống chịu,…
– Do cơ quan chọn tạo giống tiến hành
2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
– Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng
– Xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống. Từ đó xây dựng quy trình kĩ thuật gieo trồng để mở rộng sản xuất ra đại trà
– Do trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia tiến hành
3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
– Nhằm tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất
– Triển khai trên diện rộng, kết hợp hội nghị đầu bờ để khảo sát, đánh giá kết quả, phổ biến sản xuất giống mới, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng
– Do các trung tâm, công ty giống hoặc viện nông nghiệp quốc gia tiến hành
Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống nhân giống cây trồng nông, lâm, nghiệp
I/ Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào
– Là phương pháp tách mô, tế bào từ cơ thể mẹ đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp, đầy đủ dinh dưỡng từ đó tế bào cơ thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh
II/ Cơ sở khoa học
– Tính toàn năng của tế bào: mỗi tế bào đều có hệ gen quy định kiểu gen của loài đó, nhờ đó tế bào có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh nếu được nuôi cấy trong môi trường thích hợp
– Khả năng phân hóa: là sự chuyển hóa các tế bào phôi sinh thành các tế bào chuyên hóa đảm nhận những chức năng khác nhau
Sơ đồ: …
– Khả năng phản phân hóa: khi các tế bào chuyên hóa đảm nhận những chức năng khác nhau. Ở điều kiện thuận lợi chúng lại có thể trở về dạng phôi sinh và phân chia mạnh mẽ
Kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào là kĩ thuật điều khiển sự phát sinh , phát triển hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân hóa, phản phân hóa dựa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật
III/ Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
1. Ý nghĩa
Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào:
– Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp kể cả trên các đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường
– Có hệ số nhân giống cao
– Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền
– Nếu nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh thì sản phẩm nhân giống sẽ hoàn toàn sạch bệnh
2. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào (6 bước)
a. Chọn vật liệu nuôi cấy
– Tế bào mô phân sinh trong đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá không bị nhiễm bệnh
b. Khử trùng
– Phân cắt đỉnh sinh trưởng thành các phân tử nhỏ rồi đem rửa sạch và khử trùng
c. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo
d. Tạo rễ
– Môi trường tạo rễ có bổ sung các kích thích sinh trưởng (αNAA, IBA)
e. Cấy cây vào môi trường thích ứng
Để cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên
f. Trồng cây trong vườn ươm
Các giống cây trồng được nhân giống bằng nuôi cấy tế bào: cây lương thực, thực phẩm (các giống lúa chịu mặn, kháng đạo ôn; khoai tây, súp lơ, măng tây,…), giống cây công nghiệp (mía, cà phê), giống cây hoa (hoa lan, cẩm chướng, đồng tiền..), cây ăn quả (chuối, dứa
Bài 7: Một số tính chất của đất trồng
I/ Keo đất và khả năng hấp phụ của đất
1. Keo đất
a. Khái niệm
Là những phân tử có kích thước nhỏ dưới 1 µm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù (trạng thái lơ lửng trong nước)
b. Cấu tạo
· Nhân
· Các lớp ion:
– Lớp ion quyết định điện
– Lớp ion bù:
+ Lớp ion khuếch tán
+ Lớp ion bất động
– Có 2 loại: keo âm và keo dương
– Keo đất có khả năng trao đổi ion của mình ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất nhờ đó cây trồng và đất có khả năng trao đổi dinh dưỡng
2. Khả năng hấp phụ của đất
Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt bụi, hạt sét,… hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động của nước mưa, nước tưới
…………….
B. BÀI TẬP
Câu 1: Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay? Hãy đưa ra các biện pháp giúp cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta phát triển.
Câu 2: Vì sao cần phải tiến hành nghiên cứu các quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Lấy ví dụ minh họa cho nội dung của 3 quy luật.
Câu 3: Em hãy so sánh phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể. Hãy đề ra các tiêu chí để lựa chọn vật nuôi cho gia đình em.
Câu 4: Lai giống là gì? Có mấy phương pháp? Kể tên các công thức lai giống ở địa phương mà em biết.
Câu 5: Viết sơ đồ lai kinh tế đơn giản, sơ đồ lai kinh tế phức tạp.
Câu 6: Các công đoạn của quy trình sản xuất gia súc giống và cá giống có gì giống và khác nhau.
Câu 7: Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi bò? Cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi bò.
Câu 8: Muốn vật nuôi tạo được nhiều sản phẩm cần đáp ứng những nhu cầu gì về dinh dưỡng cho chúng? Cho ví dụ cụ thể.
Câu 9: Hãy kể tên và nêu những đặc điểm chính của một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi. Làm thế nào để có nhiều thức ăn tinh, thức ăn xanh, thức ăn thô cho vật nuôi.
Câu 10: Thế nào là thức ăn hỗn hợp? Thức ăn hỗn hợp có vai trò gì trong việc phát triển chăn nuôi?
Câu 11: Kể tên và nêu các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá. Trình bày quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp.
Câu 12: Chuồng trại của vật nuôi cần phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật gì? Ở địa phương em khi xây dựng chuồng trại đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu đó chưa?
Câu 13: Vì sao cần phải xử lí chất thải trong chăn nuôi? Liên hệ với chăn nuôi tại gia đình và địa phương em thấy việc xử lí chất thải còn những hạn chế gì?
…………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết