Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2019 – 2020, Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2019 – 2020 bao gồm 21 trang, tuyển chọn toàn bộ kiến thức
Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2019 – 2020 là tài liệu cực kì hữu ích mà hôm nay Tài Liệu Học Thi muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo.
Tài liệu bao gồm 21 trang, tuyển chọn toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng câu hỏi trắc nghiệm chương trình GDCD lớp 12 học kì I. Hi vọng với tài liệu này các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong bài thi học kì 1 lớp 12 và thi THPT Quốc gia 2020. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 12
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Phần A: Phần nhận biết
1. Nhận biết được đặc điểm của pháp luật?
2. Nhận biết được các giai đoạn thực hiện pháp luật?
3. Nhận biết được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của xã hội?
4. Nhận biết được sự bình đẳng trong xã hội?
5. Nhận biết được dấu hiệu cho sự bình đẳng về quyền, về nghĩa vụ?
6. Nhận biết được năng lực hành vi của công dân?
7. Nhận biết được các quyền dân chủ cơ bản của con người?
8. Nhận biết được quyền học tập, sáng tạo của công dân?
Phần B: Phần Hiểu
1. Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của xã hội?
2. Hiểu được bản chất của pháp luật?
3. Hiểu được tính cưỡng chế của pháp luật?
4. Hiểu được quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mọi công dân?
5. Hiểu được bản chất của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
6. Hiểu được quy định bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo của pháp luật?
Phần C: Vận dụng và vận dụng cao?
1. Vận dụng đặc trưng của pháp luật để giải thích tình huống pháp luật?
2. Vận dụng các giai đoạn thực hiện pháp luật để xây dựng các bước tiến hành(thực hiện) giải quyết tình huống pháp luật?
3. Vận dụng những quy định về bình đẳng giữa các tôn giá để phân tích tình huống pháp luật?
4. Vận dụng quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể để phân tích việc 2 nữ sinh Nhí nhố đánh bạn?
5. Vận dụng các hình thức thực hiện pháp luật để phân biệt được nội dung của điều luật thuộc hình thức thực hiện nào?
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Pháp luật nước ta có mấy đặc trưng cơ bản?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm
Câu 2: Hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm quản lý và điều chỉnh các quan hệ xã hội có nguồn gốc từ
A. thực tiễn đời sống xã hội
B. sự chỉ đạo của giai cấp lãnh đạo
C. ý trí của ban soạn thảo pháp luật
D. sự tác động của khu vực và quốc tế
Câu 3. Từ ngày 15-12-2007, theo nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện
A. hình thức của pháp luật.
B. tính cưỡng chế của pháp luật.
C. nguồn gốc của pháp luật.
D. tính phổ biến của pháp luật.
Câu 4: Theo quy định: “Tất cả các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và không trái với Hiến pháp”, đây là quy định thể hiện đặc tính nào của pháp luật?
A. Tính phổ biến về văn bản
B. Tính thống nhất về quyền lực
C. Tính đa dạng về nội dung
D. Tính chặt chẽ về mặt hình thức
Câu 5: Công ty TNHH một thành viên ABC đóng trên địa bàn Huyện Sóc Sơn, đăng ký nộp thuế theo quý với cơ quan thuế Sóc Sơn. Tuy nhiên hết quý 3 năm 2018(hết ngày 30/9/2018), công ty ABC không hoàn thành nộp thuế quý 2 năm 2018. Căn cứ vào khoản 6 điều 19 Nghị định 129/2013/NĐ-CP, cơ quan thuế Sóc Sơn ra quyết định: “6. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.”Quyết định trên của cơ quan thuế Sóc Sơn thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Quản lý chặt chẽ
B. Cưỡng chế
C. Thống nhất
D. Phù hợp
Câu 6: Các hộ sản xuất – kinh doanh chủ động đăng kí khai thuế và nộp thuế tại cơ quan thuế là hành vi
A. tuân thủ pháp luật
B. thi hành pháp luật
C. sử dụng pháp luật
D. D. áp dụng pháp luật
Câu 7: Các tổ chức cá nhân không làm những việc pháp luật cấm là hành hành vi
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 8: Ngày 28/6/2017, công an huyện Đông Anh ra quyết định bắt giữ Đ.V.V (SN1975, trú tại thôn Đào Thục, Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) để làm rõ hành vi hiếp dâm con gái ruột là cháu Đ.T.D (SN 2000, đang học THPT tại địa phương). Sau quá trình thụ lý, điều tra, tòa án huyện Đông Anh đã mở phiên tòa xét xử và căn cứ vào quy định của pháp luật Tại mục b, mục e Khoản 2 Điều 141 quy định:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;e) Có tính chất loạn luân; Tòa án huyện Đông Anh đã tuyên án Đ.V.V 14 năm tù giam.
Việc làm trên của Tòa án huyện Đông Anh là hành vi thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật
Câu 9: Hành vi của học sinh A đang học lớp 11(16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi(Có đội mũ bảo hiểm), được xem là hành vi vi phạm pháp luật
A. Hành chính.
B. Dân sự.
C. Hình sự.
D. Kỷ luật
Câu 10: Đâu không phải là dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
A. hành vi có lỗi
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
C. hành vi trái pháp luật
D. do người có năng lực sống thực hiện
Câu 11: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các
A. quy tắc quản lý nhà nước.
B. quan hệ tài sản.
C. quan hệ lao động xã hội.
D. quan hệ nhân thân
Câu 12: Theo điều 12, bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 có quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là bao nhiêu?( trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác)
A. từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ 17 tuổi trở lên.
D. từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 13: Người nào sử dụng lời nói xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác sẽ bị xử lý theo quy định Tại mục 1 Điều 155. Tội làm nhục người khác: “1.Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.” Đó là hành vi vi phạm pháp luật nào?
A. Dân sự
B. Hành chính
C. Hình sự
D. Kỷ luật
Câu 14: Điều 27, Hiến pháp năm 2013: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.” Quy định trên là ghi nhận quyền bình đẳng cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. Chính trị
B. Kinh tế
C. Văn hóa
D. Tư tưởng
Câu 15: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là bình đẳng về
A. quyền cơ bản.
B. trách nhiệm pháp lý.
C. nghĩa vụ cơ bản.
D. trách nhiệm trước xã hội
Câu 16. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, A lựa chọn đi học Đại học, còn B thì lựa chọn làm công nhân nhà máy, C lại lựa chọn học nghề quảng cáo, cả 3 vẫn thường xuyên liên lạc và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Với việc tôn trọng người khác, không kiêu nghạo, khinh rẻ người khác, 3 bạn đã góp phần thực hiện tốt nội dung pháp luật nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ công dân.
C. Bình đẳng về trách nhiệm đối với đất nước.
D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.
Câu 17: Chiều 29/3, sau thời gian nghị án, TAND Hà Nội sẽ tuyên án với bị cáo Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN cùng 6 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank).
Với những hoạt động trên, Đảng và Nhà nước đã và đang đảm bảo thực hiện QBĐ của công dân về
A. quyền cơ bản
B. nghĩa vụ cơ bản
C. đời sống xã hội
D. trách nhiệm pháp lý
Câu 18: Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế… không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bá Hồ thể hiện
A. quyền bình đẳng về quyền của công dân.
B. quyền bình đẳng về địa vị xã hội.
C. quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. quyền bình đẳng về trách nhiệm.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về quyền bình đẳng về nghĩa vụ của công dân?
A. Bảo vệ Tổ quốc.
B. Đóng góp vào quỹ từ thiện.
C. Đóng thuế.
D. Quyền bầu cử.
Câu 20: Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong QH nào dưới đây ?
A. Quan hệ thân nhân.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ hợp tác.
D. Quan hệ tinh thần.
Câu 21: Bình đẳng trong lao động không bao gồm những nội dung nào dưới đây ?
A. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 22: Ngày 19/11, một nam sinh lớp 6 trường THCS Duy Ninh nói tục trong giờ ra chơi nên bị đội cờ đỏ ghi lại. Cô Nguyễn Thị Phương Thủy đã yêu cầu 23 bạn cùng lớp tát nam sinh vi phạm tổng cộng 230 cái trước khi tát thêm một cái cuối cùng. Ngày 26/11, Công an huyện Quảng Ninh-Quảng Bình đã khởi tố vụ án hình sự Hành hạ người khác để điều tra làm rõ. Quyết định của công an Huyện Quảng Ninh thể hiện quyền
A. bình đẳng về quyền của giáo viên và học sinh
B. bình đẳng về nghĩa vụ của giáo viên và học sinh
C. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý giữa giáo viên và học sinh
D. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của giáo viên trong luật giáo dục
Câu 23: Hôn nhân được bắt đầu bằng một sự kiện
A. Đăng ký kết hôn
B. ly hôn
C. rước dâu
D. đám cưới
Câu 24: Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ
A. 18 tuổi
B. 15 tuổi
C. 14 tuổi
D. 16 tuổi
Câu 25. Sau một thời gian hoạt động, công ty Xây dựng và thương mại Hà Thu đã thu về nguồn vốn và lợi nhuận cao từ đó quyết định mở rộng quy mô ngành nghề của mình. Công ty Xây dựng và thương mại Hà Thu đã thực hiện quyền
A. bình đẳng trong lao động
B. bình đẳng trong kinh doanh
C. bình đẳng trong sản xuất
D. bình đẳng trong quan hệ kinh tế – xã hội
Câu 26. Nội dung nào dưới đây là quy định không đúng về tài sản giữa vợ và chồng ?
A. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải được chia đôi sau khi ly hôn.
B. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng.
C. Vợ chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung.
D. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật
Câu 27: Chủ thể của hợp đồng lao động là
A. người lao động và đại diện của người sử dụng lao động.
B. người lao động và người sử dụng lao động.
C. đại diện của người lao động và người sử dụng lao động.
D. đại diện hợp pháp của người sử dụng lao động và người làm thuê.
Câu 28. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Giao kết bằng văn bản giữa người sử dụng lao động và người lao động.
B. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
C. Giao kết giữa người sử dụng lao động và đại diện của người lao động.
D. Giao kết giữa người đại diện của người sử dụng lao động và người lao động
Câu 29. Để trực tiếp giao kết HĐLĐ, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây ?
A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.
………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết