Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2019 – 2020, Với mong muốn cung cấp thật nhiều tài liệu ôn tập hữu ích đến các bạn học sinh, Tài Liệu Học Thi xin gửi đến
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2019 – 2020 là tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.
Đây là tài liệu rất hữu ích, tổng hợp toàn bộ lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận môn Vật lý lớp 10 học kì I. Với những câu hỏi ôn tập bám sát chương trình Vật lý lớp 10 sẽ giúp các bạn củng cố và hệ thống lại kiến thức để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi học kì 1 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Xem Tắt
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10
Phần I. Lý thuyết.
1/ Chuyển động thẳng đều là gì? Viết phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng đều?
2/ Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều? Chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều? Gia tốc là gì? Các công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều? chậm dần đều?
3/ Chuyển động tròn đều là gì? Nêu những đặc điểm của vectơ vận tốc, gia tốc của chuyển động tròn đều? Biểu thức của tốc độ dài? tốc độ góc, chu kỳ, tần số?
4/ Thế nào là sự rơi tự do? Các đặc điểm của rơi tự do.
5/ Các kn về vận tốc tương đối, tuyệt đối , kéo theo. Công thức cộng vận tốc.
6/ Sai số của phép đo các đại lượng Vật Lý: Cách xác định sai số của phép đo? Cách viết kết quả đo?
7/ Phương pháp tổng hợp lực? Phát biểu quy tắc hình bình hành? Điều kiện cân bằng của chất điểm
8/ Nội dung các định luật Niu-Tơn.
9/ Phát biểu và viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn.
10/ Lực đàn hồi, nội dung và biểu thức định luật Húc.
11/ Những đặc điểm của lực ma sát trượt? Lực hướng tâm là gì?
12/ Cách xác định quỹ đạo, thời gian chuyển động, tầm ném xa của vật ném ngang.
13/ Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực, ba lực có giá đồng quy.
14/ Mô men lực là gì ? Phát biểu quy tắc momen lực.
Phần II. Bài tập tự luận
Chương I. Động học chất điểm.
Câu 1. Một xe máy xuất phát từ A lúc 6 giờ và chạy với tốc độ 40 km/ h để đi đến B. Một ô tô xuất phát từ B lúc 8 giờ và chạy với tốc độ 80 km/ h theo chiều cùng chiều với xe máy. Coi chuyển động của ô tô và xe máy là thẳng đều. Khoảng cách giữa A và B là 20 km.
a) Viết phương trình chuyển động của xe máy và ô tô.
b) Vẽ đồ thị tọa độ thời gian của xe máy và ô tô. Dựa vào đồ thị hãy xác định vị trí và thời điểm ô tô đuổi kịp xe máy.
Câu 2. Một tàu thuỷ tăng tốc đều đặn từ 15 m/ s đến 27 m/ s trên một quãng đường thẳng dài 80 m. Hãy xác định gia tốc của đoàn tàu và thời gian tàu chạy.
Câu 3. Một ô tô đang chuyển động trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì tắt máy, sau 1 phút 40 giây thì ô tô dừng lại, trong thời gian đó ô tô đi được quãng đường 1 km. Tính vận tốc của ô tô trước khi tắt máy.
Câu 4. Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m. Tính thời gian rơi, vận tốc của vật trước khi chạm đất 2 s và quãng đường rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm đất. Lấy g = 10 m/ s2.
Câu 5. Một chất điểm chuyển động đều trên một quỹ đạo tròn, bán kính 40 cm. Biết trong một phút nó đi được 300 vòng. Hãy xác định tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của chất điểm.
Câu 6. Một dòng sông nước chảy với vận tốc 1m/s so với bờ. Một người lái đò chèo một chiếc thuyền đi trên sông với vận tốc 3m/s . Xác định:
a. Vận tốc của thuyền đối với bờ khi xuôi dòng.
b. Vận tốc của thuyền đối với bờ khi ngược dòng.
Chương 2. Động lực học chất điểm.
Câu 7. Một vật có khối lượng m = 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là m= 0,2. Lấy g = 10 m/ s2. Tác dụng lên vật một lực F = 4,5 N song song với mặt bàn.
a) Tính gia tốc, vận tốc chuyển động của vật sau 2 giây kể từ khi tác dụng lực.
b) Lực F chỉ tác dụng lên vật trong trong 2 giây. Tính quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng lại.
Câu 8. Một mặt phẳng AB nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng ngang BC. Biết AB = 1 m, BC = 10,35 m, hệ số ma sát trên mặt phẳng nghiêng m1= 0,1. Lấy g = 10 m/ s2. Một vật khối lượng m = 1 kg trượt không có vận tốc ban đầu từ đỉnh A tới C thì dừng lại. Tính vận tốc của vật tại B và hệ số ma sát m2 trên mặt phẳng ngang.
Câu 9. Một vật có khối lượng m = 5 kg chuyển động trên sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực hợp với hướng chuyển động một góc a= 30o(như hình vẽ). Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là = 0,2.
a. Tính độ lớn của lực đó để :
b. Vật chuyển động với gia tốc bằng 1 m/s2.
c. Vật chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2.
d. Thay đổi góc a, tìm a để lực kéo là nhỏ nhất mà vật chuyển động được.
Chương 3. Cân bằng và chuyển động của vật rắn.
Câu 10. Một vật có khối lượng m = 2 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết góc nghiêng a= 300, g = 9,8 m/ s2 và ma sát không đáng kể. Xác định lực căng của sợi dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật.
Câu 11. Một người nâng một tấm gổ dài 1,5 m, nặng 30 kg và giữ cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc a= 300. Biết trọng tâm của tấm gổ cách đầu mà người đó nâng 1,2 m, lực nâng vuông góc với tấm gổ. Lấy g=10 m/ s2. Tính lực nâng của người đó và phản lực của mặt đất lên tấm gỗ.
Câu 12. Một thanh dài AO, đều đồng chất, có khối lượng 1,0 kg. Một đầu O của thanh liên kết với tường bằng một bản lề, còn đầu A được treo vào tường bằng một sợi dây AB. Thanh được giữ nằm ngang và dây làm với thanh một góc a= 30o (như hình vẽ). Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của dây.
Phần III. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Một vật chuyển động thẳng đều với phương trình: x = x0 + v(t – t0). Kết luận nào dưới đây là sai?
A. Từ thời điểm t0 tới thời điểm t vật có độ dời là Dx = v(t – t0).
B. Thời điểm t0 là thời điểm vật bắt đầu chuyển động.
C. Giá trị đại số của v tuỳ thuộc vào qui ước chọn chiều dương.
D. Giá trị của x0 phụ thuộc cách chọn gốc toạ độ và chiều dương.
Câu 2: Một người đi xe đạp trên nữa đoạn đường đầu tiên với tốc độ 30 km/ h, trên nửa đoạn đường thứ hai với tốc độ 20 km/ h. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là
A. 28 km/ h.
B.24 km/ h.
C. 22 km/ h.
D. 25 km/ h.
Câu 3: Chọn câu đúng.
A. Chuyển động nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.
B. Gia tốc của chuyển động nhanh dần đều lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
C. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều tăng, giảm đều.
D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.
Câu 4: Phương trình liên hệ giữa đường đi, vận tốc và gia tốc của chuyển động chậm dần đều (a ngược dấu với v0 và v) là
A. v2+ v = 2as.
B. v2 – v = – 2as.
C. v2 – v = 2as.
D. v2 + v = – 2as.
…………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết