Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ An, Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ
Ngày thi THPT Quốc Gia đang tới gần. Hãy chăm chỉ nâng cao kiến thức, thử làm quen với: Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ An – Lần 1 (Có đáp án) được Tài Liệu Học Thi tổng hợp đăng tải ngay sau đây. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 tại Tài Liệu Học Thi để có thể tải về những tài liệu hay nhất nhé.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN (Đề thi gồm 02 trang) |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 – LẦN 1 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
ngày chúng tôi đi
các toa tàu mở toang cửa không có gì phải che giấu nữa
những thằng lính trẻ măng
tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ những thằng lính trẻ măng
quân phục xùng xình
chen bám ở bậc toa như chồi như nụ
con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ
và dài muốn đứt hơi
hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ
thế hệ chúng tôi
hiệu còi ấy là một lời tuyên bố
một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận
mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82
vẫn thường vác trên vai
một thế hệ thức nhiều hơn ngủ
xoay trần đào công sự
xoay trần trong ý nghĩ
đi con đường người trước đã đi
bằng rất nhiều lối mới
(Một người lính nói về thế hệ mình – Thanh Thảo, 123, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 63 – 64)
Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng thể thơ gì? Anh/ chị dựa vào đâu để xác định như vậy?
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và nêu tên các biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản.
Câu 3. Đại từ “chúng tôi” trong đoạn thơ chỉ đối tượng nào? Ngoài đại từ này, đối tượng đó còn được gọi tên bằng một số cụm từ khác. Hãy chép ra các cụm từ ấy.
Câu 4. “Thế hệ chúng tôi” được khắc họa trong văn bản có những đặc điểm gì nổi bật? Tác giả đã
dựng chân dung của thế hệ mình với thái độ như thế nào?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Theo những điều được gợi lên từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức của anh/ chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu – Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2017), hai nhân vật Phùng và Đẩu từng có lúc thốt lên: “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!”.
Qua phân tích tình huống dẫn đến cảm giác ngạc nhiên, bối rối chứa đựng trong lời nói ấy của các nhân vật, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.
————–HẾT————–
ĐÁP ÁN
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
3,0 |
|
VB 1 |
1 |
Thể thơ được dùng trong văn bản: thể thơ tự do. |
0,25 |
Căn cứ để xác định: số chữ trong các câu không đều nhau; cách ngắt |
|||
dòng phóng túng; vần gieo không theo mô hình cố định, thậm chí có |
0,25 |
||
chỗ bỏ qua vần… |
|||
2 |
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm (hoặc trữ tình) và tự sự. Các biện pháp tu từ nổi bật: ẩn dụ, so sánh. |
0,25 0,25 |
|
3 |
Đối tượng được chỉ định bằng đại từ “chúng tôi”: những người lính trẻ thời chống Mỹ cứu nước. Một số cụm từ khác cùng chỉ về đối tượng: “những thằng lính trẻ măng”, “thế hệ chúng tôi”, “một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận”, “một thế hệ thức nhiều hơn ngủ”. |
0,25 0,50 |
|
Lưu ý: Vế thứ nhất của câu hỏi giúp xác định mức độ hiểu biết của thí sinh về tác giả và bối cảnh được miêu tả trong văn bản. Vế thứ hai của câu hỏi kiểm tra một kỹ năng đọc thơ mang tính đặc thù: nhận ra sự lặp lại với một số biến hóa của những từ/ hình ảnh then chốt, từ đó, xác định được hình tượng trung tâm và thông điệp chính của văn bản. |
|||
4 |
“Thế hệ chúng tôi” được khắc họa với những đặc điểm nổi bật: cởi mở, tinh nghịch, trẻ trung (không có gì phải che giấu nữa, tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ, chen bám ở bậc toa như chồi như nụ); dám gánh vác trách nhiệm trước đất nước (hiệu còi ấy là một lời tuyên bố); dày dạn, kiên trì trước những thử thách khốc liệt (mỗi ngày đều đụng trận, vác cối nặng, thức nhiều hơn ngủ, xoay trần đào công sự…); đầy tinh thần sáng tạo trong hành trình cuộc sống (xoay trần trong ý nghĩ, đi… bằng rất nhiều lối mới…). Thái độ của tác giả khi dựng chân dung thế hệ mình: tự tin, yêu quý, tự hào, không hề có một chút mặc cảm. |
1,00 0,25 |
|
Lưu ý: Thí sinh không nhất thiết phải dùng đúng các từ định danh đặc điểm đối tượng miêu tả/ khắc họa và các từ khái quát về thái độ của nhà thơ giống như trong đáp án. Điều quan trọng là nhận ra được nội dung biểu đạt và sắc thái ý nghĩa riêng của những cụm từ/ hình ảnh nổi bật có trong văn bản được chọn in nghiêng ở trên. Thí sinh nêu “đúng” một đặc điểm sẽ được 0,25 điểm. Vế sau câu hỏi tuy quan trọng nhưng khó trả lời nên đáp án chỉ quy định điểm là 0,25. |
|||
II |
LÀM VĂN |
||
1 |
Viết về trách nhiệm xã hội của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc |
2,0 |
|
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc. |
0,25 |
||
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: – Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi sáng, tích cực của bức tranh cuộc sống. – Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy niềm hưng phấn, với |
0,25 0,25 |
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.